Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong Luận án là trung thực. Những tư liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


NGUYỄN THẾ VINH


MỤC LỤC

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

LỜI CAM ĐOAN I

MỤC LỤC II

Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ - 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT III

DANH MỤC CÁC BẢNG IV

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ V

LỜI MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA

CHÍNH QUYỀN QUẬN 10

1.1. Một số lý luận quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận 10

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận 35

1.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận 48

1.4. Kinh nghiệm QLNN về đất đai và bài học cho CQQ Tây Hồ 54

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN TÂY HỒ 61

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của quận Tây Hồ 61

2.2. Điều tra thu thập số liệu QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ 69

2.3. Thực trạng QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ 77

2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ 112

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN TÂY HỒ 132

3.1. Một số dự báo trong QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ 132

3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ 139

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ 168

KẾT LUẬN 181

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 183

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184

PHỤ LỤC 193


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Nội dung

1. BĐS Bất động sản

2. CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

3. CQQ Chính quyền quận

4. ĐĐT Đất đô thị

5. ĐKĐĐ Đăng ký đất đai

6. DN Doanh nghiệp

7. GPMB Giải phóng mặt băng

8. HĐND Hội đồng Nhân dân

9. HGĐ & CN Hộ gia đình và cá nhân

10. KT- XH Kinh tế- Xã hội

11. LĐĐ 2003 Luật đất đai năm 2003

12. QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất

13. QLNN Quản lý Nhà nước

14. QSDĐ Quyền sử dụng đất

15. QLĐĐ Quản lý đất đai

16. SDĐ Sử dụng đất

17. TN & MT Tài Nguyên và Môi Trường

18. UBND Ủy Ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang


Bảng 2.1. Diện tích các loại đất của quận 63

Bảng 2.2. Diện tích đất chưa sử dụng chia theo đơn vị hành chính 64

Bảng 2.3. Biến động cơ cấu đất đai tại quận 65

Bảng 2.4. Hệ thống giao thông tại quận 68

Bảng 2.5. Mô tả điều tra nghiên cứu bằng phiếu hỏi 70

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra đối với hộ gia đình và cá nhân 73

Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả điều tra đối với doanh nghiệp 74

Bảng 2.8. Mô tả mối quan hệ giữa các biến và QLNN về đất đai của CCQ dưới góc độ doanh nghiệp 75

Bảng 2.9. Mô tả mối quan hệ giữa các biến và QLNN về đất đai của CQQ dưới góc độ hộ gia đình và cá nhân 76

Bảng 2.10. Trình độ công chức thực hiện QLNN về đất đai của quận 84

Bảng 2.11. Công tác giải phóng mặt bằng quận của chính quyền quận 97

Bảng 2.12. Thu ngân sách nhà nước về đất đai của chính quyền quận 104

Bảng 2.13. Xử lý vi phạm QLNN về đất đai của chính quyền quận 108

Bảng 2.14. Đánh giá mức độ tự nguyện tham gia QLNN về đất đai 111

Bảng 2.15. Đánh giá QLNN về đất đai của CQQ theo hệ thống tiêu chí 116


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang


Hình 1.1. Tổ chức bộ máy QLNN về đất đai của chính quyền quận 24

Hình 1.2. Sự luẩn quẩn trong quản lý hành chính nhà nước 27

Hình 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận 35

Hình 1.4. Các giai đoạn đánh giá kết quả trong quản lý nhà nước 50

Hình 1.5. Mô hình OUTCOME, áp dụng đánh giá QLNN về đất đai 51

Hình 2.1. Tỷ lệ tăng dân số cơ học của quận 67

Hình 2.2. Quy trình điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn tại quận 72

Hình 2.3. Mô tả kết quả điều tra đối hộ gia đình và cá nhân 73

Hình 2.4. Mô tả kết quả điều tra đối với doanh nghiệp 74

Hình 2.5. Ý kiến về tầm quan trọng của QHSDĐ chi tiết phường 95

Hình 2.6. Mức độ quan tâm của người dân về giải quyết việc làm 98

Hình 2.7. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai 125

Hình 3.1. Mối liên hệ trong quản lý nhà nước về đất đai 133

Hình 3.2. Phương pháp tiếp cận quy hoạch sử dụng đất hai chiều 151

Hình 3.3. Mối quan hệ trong tổ chức QLNN về đất đai của CQQ 167

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lời mở đầu của Luật đất đai năm 1993 đã xác định vai trò của đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất như ngày nay [39, tr.104].

Thực vậy, đất đai tồn tại từ xa xưa, từ trước khi xuất hiện loài người, qua nhiều thiên niên kỷ, con người sống và tồn tại vĩnh hằng cùng đất. Đất đai gắn bó với con người một cách chặt chẽ cả về mặt vật chất và tinh thần. Đất đai thì có hạn, không tăng mà còn có nguy cơ bị giảm đi do xu hướng khí hậu nóng lên làm mực nước biển dâng cao. Bên cạnh đó là việc sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả, huỷ hoại đất đai cũng như tốc gia tăng về dân số, đặc biệt là khu vực đô thị nơi tập trung dân cư đông đúc khiến cho đất đai đã khan hiếm lại càng trở nên khan hiếm hơn. Trong khi đó, quản lý nhà nước về đất đai, nhất là của chính quyền quận, phường đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, làm đau đầu nhiều nhà chính trị và quản lý, là mối quan tâm hàng đầu của các tầng lớp nhân dân. Vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bằng những luận cứ khoa học để có những biện pháp, chính sách điều chỉnh thích hợp.

Mặc dù trong thời gian qua, thành phố Hà Nội nói chung cũng như quận Tây Hồ nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế- xã hội. Quận Tây Hồ sau hơn 10 năm thành lập hiện đang từng bước thay đổi theo dáng dấp của một đô thị mới hiện đại. Đạt được những kết quả trên,


phải kể đến sự đóng góp không nhỏ trong quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai của chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ.

Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hoá phát triển nhanh, QLNN về đất đai của chính quyền quận (CQQ) Tây Hồ gập phải một số bất cập như: (i) tỷ lệ hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký đất đai chưa cao; (ii) tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực và vi phạm pháp luật trong QLNN về đất đai còn phổ biến, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp như: vi phạm Pháp lệnh đê điều tại phường Yên Phụ, Tứ Liên, Quảng An cũng như các vụ án sai phạm trong sử dụng đất đai tại “Thuỷ cung Thăng Long”, “Vườn sinh vật cảnh Võng Thị” gây bức xúc lớn cho dư luận trên cả nước;

(iii) công tác giải phóng mặt bằng dự kiến còn gập nhiều khó khăn do quận

được quy hoạch thành trung tâm của thủ đô Hà Nội nên tốc độ đô thị hoá cao;

(iv) tình trạng lấn chiếm, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện còn phổ biến; (v) việc sử dụng đất của một số tổ chức và doanh nghiệp (DN), của hộ gia đình và cá nhân (HGĐ & CN) còn lãng phí, chưa thực sự hiệu quả...

Hơn nữa, quận Tây Hồ là một trong những quận có diện tích đất đai lớn nhất của Hà Nội. Quận được thành lập trên cơ sơ sát nhập 3 phường của quận Ba Đình và 5 xã của huyện Từ Liêm, nên QLNN về đất đai vừa có những nét của quận nội thành, lại có những nét của huyện ngoại thị trong quá trình phát triển đô thị. Đây cũng là quận được xem là có nhiều khó khăn nhất của Hà Nội trong QLNN về đất đai và cũng được thành phố lựa chọn thực hiện nhiều mô hình thí điểm QLNN như: dịch vụ hành chính công; cải cách hành chính “một của”; khoán thu- chi hành chính… QLNN về đất đai của CCQ Tây Hồ phức tạp vì: (i) đất đai thì rộng, có nguồn gốc đa dạng và lại có giá trị cao, nhưng sự hiểu biết pháp luật của người dân và cán bộ quản lý không đồng đều giữa các phường và xã cũ; (ii) QLNN về đất đai phải gắn với quản lý và bảo vệ tuyến đê sông Hồng một công trình cấp quốc gia chạy dài theo quận (iii)


Hồ Tây một thắng cảnh đẹp nhưng dễ bị lấn chiếm, xâm hại; (iv) trên địa bàn quận tập trung nhiều công trình di tích lịch sử, đình chùa đã được xếp hạng và cần được bảo vệ …

Qua đó có thể nói, những vấn đề mà QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ đang đối mặt là phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng mà nhiều quận (huyện) khác trên cả nước thường gập phải. Do vậy, nếu QLNN về đất đai tại quận Tây Hồ được nghiên cứu, giải quyết tốt sẽ mang lại những bài học cả về lý thuyết và thực tiễn cho các quận khác tham khảo và học tập. Đây là một nội dung cần được nghiên cứu và giải quyết, nhưng QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ nói riêng cũng như của chính quyền cấp quận nói chung hiện chưa được quan tâm đúng mực. Nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc nói trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ”, với mong muốn làm giảm bớt những khó khăn trong QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ cũng như CQQ hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu của Luận án với mục đích tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công và những hạn chế trong kết quả QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế để hoàn thiện QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ. Ngoài ra, Luận án cũng hệ thống hoá lý luận cơ bản đối với QLNN về đất đai của CQQ; làm rõ vai trò chủ sở hữu đất đai mà đại diện cho Nhà nước là CQQ với người sử dụng đất (SDĐ) trong nền kinh tế thị trường; đề xuất, kiến nghị với Nhà nước, thành phố một số biện pháp hoàn thiện QLNN về đất đai của CQQ nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nhiệm vụ QLNN về đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2023