Kinh Nghiệm Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Ở Một Số Địa Phương Tại Việt Nam


hợp phù hợp, phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị trên địa bàn sẽ gây cản trở cho quá trình quản lý.

1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở một số địa phương tại Việt Nam


1.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại một số địa phương


* Thành phố Nha Trang

Thành phố Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học…

Trong Thành phố đã hình Thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu HĐDL và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, Thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp (UBND thành phố Hạ Long, 2016). Chính những điều kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng 2 doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

* Thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở Thành Thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở Thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố có nhiều lợi thế để phát triển thành trung tâm du lịch. Sau hơn 20 năm phát triển trung tâm du lịch


Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố (Phạm Thị Hoa, 2018), góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH của Thành phố, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.

Những kết quả đạt được của trung tâm du lịch Thành phố Đà Nẵng đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thayđổi bộ mặt Thành phố, vị thế của Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng nângcao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH của TP nhiệm kỳ vừa qua cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

* Thành phố Phú Quốc

Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên toàn bộ huyện đảo lên tới 593km2 trong đó đảo lớn nhất Phú Quốc rộng tới khoảng 589km2. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, cách Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Về mặt hành chính, thành phố đảo Phú Quốc gồm 2 thị trấn (Dương Đông và An Thới) và 8 xã (UBND thành phố Hạ Long, 2018)

Thành phố Phú Quốc, đảo Ngọc, được xác định là một trong những điểm đến giàu tiềm năng nhất của du lịch Việt Nam, một tài sản quý báu của cả nước và trên thực tế Phú Quốc đã nổi lên Thành một điểm đến thu hút khách mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Liên tục đổi mới và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra sản phẩm mới và chiến dịch quảng cáo mới để duy trì sự quan tâm, nâng tầm thị trường và xây dựng thương hiệu. Có thế học tập mô hình du lịch ở các đảo như Hải Nam, Bali, đảo Bintan, Langkawi, Macau,…

Các khu nghỉ dưỡng đang kết hợp hiện tại cần xây dựng các chương trình với quy mô ngày càng tăng liên kết với các hoạt động phụ trợ khác, các chương trình khuyến mại và các dịch vụ có thể hỗ trợ phát triển du lịch.

Tăng cường giáo dục liên tục và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương mang lại xu thế chủ đạo cho Phú Quốc và phát triển nam Việt Nam, đồng thời hỗ


trợ địa phương nắm bắt các chuỗi giá trị du lịch đầy đủ, xác định công nghệ mới và cơ hội thương mại cho các ngành kinh doanh sáng tạo và các ngành kinh doanh giá trị cao sản sinh hàm lượng carbon thấp có khả năng thực hiện liên quan đến phát triển du lịch.

Cơ sở hạ tầng cần được khẩn trương nâng cấp hơn nữa, đặc biệt là các khách sạn, các khu nghĩ dưỡng, các công trình giao thông hiện đại trên đảo.

Chú trọng đến vệ sinh môi trường, xử lý tốt rác thải, đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên tạo cảm giác thoái mái cho du khách tham quan khi đến với Phú Quốc. Có thể thấy các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã mang lại một lợi thế vô cùng to lớn, Phú Quốc chắc chắn phát triển, tuy nhiên vấn đề sẽ là Phú Quốc sẽ phát triển như thế nào, môi trường của Phú Quốc có phải trả giá cho các phát triển trước mắt không, đất nước và cộng đồng địa phương được hưởng lợi thế nào từ sự phát triển của Phú Quốc.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý hoạt động du lịch tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Thông qua nghiên cứu thực trạng về quản lý HĐDL của một số thành phố du lịch có điều kiện tương đồng với thành phố Hạ Long, tác giả rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, đầu tư hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu, hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng của từng thành phố: xây dựng và phát triển trung tâm ẩm thực biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, đảo, vịnh gắn với việc quảng bá xúc tiến và mở rộng thị trường du lịch, thu hút các sự kiện đặc biệt gắn với Thành phố Hạ Long.

Thứ hai, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch biển, đảo. Đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu tại các khu di tích, điểm du lịch. Quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch biển, đảo trong tỉnh, trục giao thông chính, hệ thống cấp điện, cấp nước vào các khu du lịch, điểm du lịch biển, đảo, cần có những dự án du lịch ven biển để kích cầu, kêu gọi đầu tư cho du lịch phát triển; chủ động hơn


nữa, nhất là trong xây dựng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển sản phẩm.

Thứ ba, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác: tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch phát triển du lịch biển, đảo của địa phương.

Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ nguồn nhân lực du lịch trong hiện tại và tương lai. Đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động du lịch.

Thứ năm, Thành phố cũng xác định cần chủ động hơn nữa trong việc hình Thành các khu, tuyến, điểm du lịch địa phương và kết nối với toàn tỉnh, khu vực để xây dựng tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; liên kết với các đơn vị lữ hành ở hai trung tâm có nguồn khách du lịch lớn trong nước là Hà Nội, Hải Phòng để đưa khách về Hạ Long, cần mở rộng hợp tác với các tỉnh thuộc Trung Quốc… tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.


Tiểu kết chương 1


Nội dung chương 1 của Luận văn đã chỉ ra được khái niệm, phân loại và vai trò của HĐDL cũng như những nội dung cơ bản của quản lý HĐDL của chính quyền Thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý HĐDL ở một số Thành phố có điều kiện tương đồng về phát triển du lịch biển đảo. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. Những kết quả trên đây là cơ sở lý luận quan trọng của luận văn. Đồng thời, là luận cứ khoa học cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long trong thời gian tới một cách có hiệu quả.


Chương 2


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG‌

2.1. Giới thiệu về tiềm lực du lịch của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Thành phố Hạ Long có tọa độ địa lý từ 20°55' đến 21°05' độ vĩ Bắc và 106° 50' đến 107°30' độ kinh Đông (UBND thành phố Hạ Long, 2015).

Thành phố có lợi thế phát triển đặc trưng từ vị trí chiến lược này. Thành phố nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần hai đô thị lớn nhất miền Bắc là thủ đô Hà Nội (165km), Hải Phòng (70 km) và tương đối gần đường biên giới với Trung Quốc.

Thành phố có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong quan hệ thương mại quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý này, Thành phố Hạ Long có những điều kiện thuận lợi để phát triển trở Thành một trung tâm du lịch, một đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN – Việt Nam – Trung Quốc.

Thành phố Hạ Long là là một trong 04 Thành phố của tỉnh Quảng Ninh và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long có kết nối với giao thông đường hàng không: thông qua sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 3 giờ di chuyển bằng đường bộ, cách sân bay Cát Bi khoảng 1,5 giờ (hiện đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đang được xây có khả năng rút ngắn thời gian di chuyển đến sân bay Cát Bi còn 0,5 giờ) và sân bay Vân - 17 - Đồn (sẽ được xây dựng trong tương lai) khoảng 1 giờ. Nằm dọc tuyến quốc lộ 18, Thành phố Hạ Long cũng có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi. Phát triển hạ tầng đường bộ đóng vai trò then chốt đối với việc củng cố vị trí chiến lược của Thành phố Hạ Long.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội


* Về cơ cấu kinh tế:


Trong thời gian qua, Thành phố Hạ Long đã đạt được rất nhiều thành tựu, nổi bật nhất là: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định, bình quân đạt 14,6%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh. Chất lượng tăng trưởng tiến bộ rõ rệt, tổng thu ngân sách trên địa bàn đứng đầu trong các địa phương, đóng góp gần 50% tổng thu ngân sách của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long được xác định là: Công nghiệp – xây dựng; Thương mại - dịch vụ và du lịch; Nông – lâm nghiệp và hải sản.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016 - 2020


Đơn vị tính: %


Ngành

2016

2017

2018

2019

2020

Công nghiệp – Xây dựng

39.2

40.9

40.1

41.8

44.2

Thương mại- dịch vụ- du lịch

54.2

55.2

55.9

57.6

54.6

Nông – lâm nghiệp và hải sản

6.6

3.9

4.0

0.6

1.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long và phương

hướng và nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020

Nhìn vào cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy cơ cấu kinh tế này đang có sự chuyển dịch tích cực, bền vững từ “nâu” sang “xanh”, trong đó du lịch, dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các ngành Thương mại, dịch vụ và du lịch có xu hướng giảm và gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng và Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng ổn định, qua đó đã bù đắp cho các ngành có tốc độ tăng trưởng giảm như du lịch.

* Về tăng trưởng kinh tế, năm 2019, Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt

34.225 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2018; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 24.817 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 377,24 tỷ đồng tăng 0,6% so với năm 2018. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt

37.051 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước (Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2019, phương hướng và nhiệm vụ năm 2020)

Năm 2020, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19,


song với các chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt với các giải pháp đồng bộ, toàn diện để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nền kinh tế vẫn duy trì, đảm bảo tăng trưởng; giá trị sản xuất các ngành tuy tốc độ tăng không bằng các năm trước nhưng là mức tăng cao trong bối cảnh đại dịch. Giá trị sản xuất năm 2020 ước tăng 5,6% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế duy trì với tỷ trọng ngành dịch vụ là mũi nhọn 54,6%- Công nghiệp, xây dựng 44,2% - Nông, lâm, thủy sản 1,2% (Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2020, phương hướng và nhiệm vụ năm 2021).

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, dựa vào những lợi thế so sánh vốn có của mình, Thành phố Hạ Long đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế "xanh” với việc xác định ngành du lịch sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thập kỷ tới.

* Về văn hóa, xã hội, các lĩnh vực văn hóa – xã hội được phát triển toàn diện; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gắn với đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững.

Với nhiều cố gắng, công tác an sinh, phúc lợi xã hội đã được tăng cường, đảm bảo. Tổng chi an sinh xã hội năm 2020 đạt 122,528 tỷ đồng. Trong năm đã có 833 hộ gia đình người có công đã được hỗ trợ cải thiện nhà với tổng số kinh phí trên 34 tỷ đồng. 103 hộ gia đình đã được hỗ trợ thoát nghèo, tăng 50 hộ so với chỉ tiêu phấn đấu. 18.934 người bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã được hỗ trợ với tổng số tiền trên 22 tỷ đồng (Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long (2020).

Công tác giáo dục đào tào được phát triển toàn diện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn được duy trì và nâng cao đặc biệt là học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế. Tỷ lệ đạt trường chuẩn quốc gia chiếm 50%. Chất lượng hệ thống giáo dục của Thành phố Hạ Long tương đối cao so với các địa phương khác. Chất lượng giáo dục cơ bản của Thành phố đạt chuẩn quốc gia, với gần như 100% trẻ em ở độ tuổi đi học đều được đến trường và đa số các em tiếp tục với các chương trình giáo dục đại học và cao đẳng. Ngoài ra, phần lớn lực lượng lao động của Thành phố Hạ Long còn tương đối trẻ. Xấp xỉ 55% dân số đang ở độ tuổi lao động và gần 30% trong số đó còn dưới 35 tuổi. Hạ Long có hệ thống y tế vững mạnh, với các bệnh viện cấp quốc gia. Đây

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí