Trình Độ Học Vấn Của Nhân Viên Các Khách Sạn Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long


của đất nước và của địa phương, gắn các hoạt động tuyên truyền với các hoạt động quảng bá tiềm năng, thu hút phát triển du lịch của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Công tác tuyên truyền được thực hiện trên nhiều kênh, nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sóng phát thanh, truyền hình thành phố, Bản tin nội bộ, cổng thông tin điện tử, tuyên truyền trực quan, thông tin lưu động… Thành phố Hạ Long còn phát hành ấn phẩm tuyên truyền về du lịch Hạ Long. Các ấn phẩm được giới thiệu gồm: Bộ nội dung thuyết minh về di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long; Bộ quy tắc ứng xử “văn minh du lịch - nụ cười Hạ Long” và quà lưu niệm quạt giấy có nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cảnh quan di sản vịnh Hạ Long. Các ấn phẩm sẽ cung cấp thông tin, giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch, người dân và du khách về giá trị của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; khái quát chung về Hạ Long; các tuyến, điểm tham quan, bãi tắm, hang động hấp dẫn trên Vịnh Hạ Long và các điểm di tích văn hóa, tâm linh, công trình văn hóa, giải trí trên địa bàn thành phố... Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần định hướng các hành vi, thái độ của của các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh dịch vụ và đi du lịch tại Hạ Long, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Hạ Long, Quảng Ninh an toàn, thân thiện và chuyên nghiệp.

Ngoài ra, thành phố đã xây dựng các pa nô, biển quảng cáo tấm lớn trên đó in phun các chủ trương, khẩu hiệu phát triển du lịch Hạ Long, các hình ảnh quảng bá con người Hạ Long văn minh, lịch sự, thân thiện kỷ cương nhằm thu hút khách du lịch trên các trục đường, nút giao thông, điểm giáp gianh các huyện, tỉnh khác; xây dựng các biển chỉ dẫn tại các tuyến, khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về du lịch đã nâng cao nhận thức của người dân, của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, tích cực xây dựng hình ảnh con người Hạ Long hiền hòa, thân thiện, mến khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, an ninh trật tự, xây dựng Hạ Long trở Thành điểm đến du lịch an toàn, văn minh, lịch sự.

* Về xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch


Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động này được được quản lý trên tinh thần phát triển ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền Thành phố. Đối với hoạt động quảng bá du lịch, nguyên tắc hoạt độngcủa các chương trình quảng bá du lịch là: Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Không chỉ trong nước, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hạ Long cũng phối hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước hoạt động có yếu tố nước ngoài để mở các tour du lịch, phát hành các ấn phẩm tổ chức các buổi giới thiệu du lịch đến quốc tế. Nhờ có xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tốt, tỉnh Quảng Ninh nói chung và đặc biệt Thành phố Hạ Long nói riêng đã thu hút được lượng khách du lịch khá ổn định (cả khách du lịch trong nước và quốc tế) trong những năm qua.

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương như Hội nghị xúc tiến đầu như tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh ITE, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội. Các địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của Thành phố cũng chủ động giới thiệu quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch trong và ngoài nước (hình ảnh Vịnh Hạ Long được gắn với quảng bá nhiều tour du lịch trong và ngoài nước). Hoạt động tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát thanh và tuyền hình Quảng Ninh, Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Báo Quảng Ninh, thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch các tỉnh trong cả nước và cổng giao tiếp điện tử của Thành phố, của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo.

* Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Hạ Long là một thành phố có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Hạ Long vẫn


chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có khoảng 18.000 nhân viên du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên đại học và hầu như không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung trong các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn.

Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa cóbằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong trung học phổ thông.

Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Số lượng người theo học các ngành nghề du lịch cũng tăng lên đáng kể. Hàng năm, Thành phố đã phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo nghề du lịch... mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch. Chỉ tính trong năm 2019, Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các trường đào tạo nghề du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch như: Chương trình đào tạo quản lý, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng chăm sóc khách hàng...Hàng năm đều tăng cường các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về du lịch, đào tạo tin học, quản lý phần mềm kế toán trong hoạt động kinh doanh du lịch…

Hiệp hội Du lịch cũng đã ký kết với Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực


du lịch đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020. Theo đó, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố.

Đáng chú ý hơn, trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch thành phố chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của Thành phố Hạ Long trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.

Mặc dù vậy, thành phố Hạ Long vẫn bị thiếu nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là lao động nghề tay nghề cao. Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến đến chất lượng các sản phẩm du lịch và là thách thức lớn đối với ngành du lịch của thành phố. Kỹ năng tiếng Anh cũng đặc biệt quan trọng, 1/3 lao động trong lĩnh vực du lịch của thành phố không được đào tạo sau phổ thông và hầu hết chưa được đào tạo bài bản về du lịch. Do đó, cần đào tạo thêm nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ. Trình độ học vấn của nhân viên của tất cả các loại hình khách sạn ở thành phố Hạ Long được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ Long


Tiêu chuẩn

sao

Đại học

(4 năm)

Cao đẳng

(2-3 năm)

Trung cấp nghề/

kỹ thuật

THPT hoặc

thấp hơn

4

34%

9%

27%

30%

3

30%

3%

54%

13%

Dưới 3

31%

6%

33%

30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 9

Nguồn: Đỗ Hồng Thủy, 2014


Như vậy, với thực trạng nêu trên, thì vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ HĐDL đang là thách thức đặt ra đối với chính quyền thành phố Hạ Long trong thời gian tới.

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch


Phòng Văn hóa- Thông tin

Hiện nay, bộ máy quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long được tổ chức cụ thể như sau:

HĐND thành phố

Hạ Long

UBND thành phố

Hạ Long

UBND phường

Các ban, ngành

có liên quan


CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý HĐDL thành phố Hạ Long


Trong đó: Hội đồng nhân dân và UBND thành phố Hạ Long là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch là Phòng Văn hóa thông tin thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn. Phòng Văn hóa – thông tin chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.

2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch


Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là khâu đột phá không chỉ trong phát triển KT-XH và còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển HĐDL. Kế thừa những kết quả của giai đoạn trước, thành phố Hạ Long đã tập trung đầu tư, khai thác, sử dụng nhiều công trình giao thông thiết yếu, quan trọng. Thành phố đã hoàn thành đầu tư trên 60 hạng mục công trình hạ tầng giao thông, nâng cấp những tuyến giao thông trọng điểm của thành phố và những dự án trọng điểm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn thành phố như: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, đường nối thành


phố Hạ Long với thành phố Hải Phòng; đường tránh thành phố Hạ Long; đường nối Quốc lộ 279 với đường Trới - Vũ Oai. Điều này chính là động lực để thành phố mở rộng không gian đô thị và tăng cường thêm các sản phẩm dịch vụ, du lịch, trở thành thành phố du lịch của tỉnh. Song song với đó là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trên địa bàn theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các dự án lớn được tập trung đẩy mạnh.

Để xây dựng Hạ Long trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và mang tầm vóc quốc tế, thành phố đã tập trung khai thác các nguồn lực đầu tư. Trong đó, đã từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch dịch vụ cùng quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa và kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, thành phố đã tập trung tạo mọi điều kiện thu hút và ưu tiên đầu tư phát triển các dự án du lịch có quy mô lớn như: cảng tàu du lịch Tuần Châu, Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long Bay Resort, Hạ Long DC, khách sạn Mường Thanh… Các du thuyền cao cấp như: du thuyền 5 sao Starlight Cruise, du thuyền nhà hàng Princess Cruise và một số nhà hàng cao cấp đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước.

Thành phố đã tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng hệ thống các siêu thị, ngân hàng, trung tâm thương mại gắn với phát triển du lịch và dịch vụ. Hiện trên địa bàn thành phố có 19 chợ; trong đó, có 4 chợ loại I, 9 chợ loại II, 6 chợ loại III, với hơn 6.300 hộ kinh doanh. Tổng số vốn nâng cấp, xây mới chợ trên địa bàn khoảng 160 tỷ đồng (Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long, 2020). Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hoàn thành đưa vào khai thác như: Trung tâm thương mại An Hưng plaza, Hạ Long center, siêu thị điện máy HC, điện máy Media Mart, Metro, BigC, Trung tâm thương mại Marine Plaza, Trung tâm thương mại Vincom…

Song song với đó, hoạt động dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Chất lượng phương tiện và dịch vụ vận tải được cải thiện, số hành khách và hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển qua các cảng tàu hải quan của Hòn Gai, Cái Lân tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, phát triển sản xuất, tham quan du lịch của nhân dân và du khách. Đồng thời, thành phố đã đưa vào sử dụng Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu với quy mô khoảng 2.200 tàu du lịch cập bến; cải tạo hệ thống cảng, bến tại các


hang Đầu Gỗ, Sửng Sốt, hang Luồn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long. Cùng với đó, chú trọng và ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn thành phố; triển khai, khuyến khích các hình thức đối tác công tư và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn nhà nước để huy động tối đa nguồn lực phát triển, trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc trong đô thị tạo điểm nhấn mang đẳng cấp quốc tế…

Chỉ trong một thời gian ngắn, kết cấu hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hạ Long đã thay đổi mạnh mẽ. Bức tranh về một thành phố năng động, hiện đại đang dần hiện ra. Với việc được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2013, Thành phố Hạ Long đã từng bước khẳng định vị thế, vài trò là trung tâm kinh tế, chính trị của toàn tỉnh. Đây là tiền đề vững chắc góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này cũng còn một số hạn chế đó là việc người nước ngoài gặp khó khăn khi muốn trực tiếp đầu tư, kinh doanh du lịch. Thành phố Hạ Long đang cố gắng thu hút đầu tư nư ớc ngoài để phát triển những sản phẩm du lịch như khách sạn cao cấp, các điểm thăm quan du lịch, các khu nghỉ dư ỡng sinh thái với nhà hàng và khách sạn có quy mô nhỏ. Thành phố cần phối hợp với Tỉnh để cải thiện môi trư ờng đầu tư biến thành phố Hạ Long trở thành điểm đến thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc nhà đầu tư nước ngoài phát triển các cơ sở, sản phẩm du lịch hấp dẫn tại Hạ Long sẽ giúp quảng bá, thu hút và xây dựng hình ảnh Thành phố một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

2.2.5. Về thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn

Theo dõi kiểm tra, đôn đốc cũng là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho các chức năng và nhiệm vụ quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long được đảm bảo nghiêm túc và hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đôn đốc, UBND Thành phố Hạ Long đã ban hành nhiều kế hoạch triển khai thực hiện việc theo dõi, đôn đốc và thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Theo đó, các bên liên quan trên địa bàn Thành phố luôn tăng cường công tác QLNN về du lịch trên địa bàn, nhất là khu vực Vịnh Hạ Long, tuyên truyền


hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch năm 2017 và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đến các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn; tư vấn hướng dẫn hoạt động Hiệp hội Du lịch; tư vấn hướng dẫn hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa phương.

Công tác kiểm tra, thanh tra cũng được coi trọng: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Tổ chức các cuộc kiểm tra chuyên ngành, liên ngành các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn toàn Thành phố Hạ Long, trọng tâm, trọng điểm là những lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, dễ gây bức xúc, xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài như: công tác tổ chức ăn uống phục vụ khách du lịch, công tác vận chuyển khách du lịch tại các bên tầu, hoạt động tu bổ, tôn tạo... . . Hiện vẫn còn một số nhà bè đang nuôi trồng và kinh doanh hải sản, không thuộc diện được ấp nhà tái định cư, hầu hết hộ khẩu đều ở TX Quảng Yên. Thành phố Hạ Long đề nghị BQL Vịnh Hạ Long cùng các đơn vị liên quan cần tăng cường phối hợp với TP Hạ Long trong công tác thanh, kiểm tra nhằm kịp thời pháthiện những đối tượng tái lấn chiếm Vịnh Hạ Long. Đối với 21 hộ dân thuộc đối tượng không được bố trí tái định cư tại khu vực phường Hà Phong, Thành phố Hạ Long chỉ đạo các phòng, ban chức năng bố trí phương án giải quyết chonhững hộ dân này được lên bờ sinh sống, tạo điều kiện để người dân được mua nhà theo đúng chính sách. Liên quan đến một số doanh nghiệp kinh doanh trên khu vực Ba Hang, qua kiểm tra nhận thấy do có nhu cầu của khách du lịch nên việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất,tạo dịch vụ du lịch, giải quyết việc làm là cần thiết. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp lợi dụng các chính sách của tỉnh, Thành phố, Thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai giải quyết kịp thời. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực Hoa Cương, các cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát lại đối tượng được phép nuôi trồng thủy, hải sản, đồng thời sắp xếp lại quy hoạch nuôi trồng tại khu vực này theo đúng quy chuẩn đã ban hành.

Với quyết tâm thúc đẩy phát triển ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đồng thời để ngành du lịch hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian qua thành phố Hạ Long đã thành lập và chỉ đạo các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh HĐDL. Bao gồm: kiểm tra các điều kiện kinh doanh lữ hành

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí