các vị trí, chức danh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB còn áp dụng các hệ thống quản lý nhân sự và quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, các phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương tự động, máy chấm công vân tay, hệ thống tiếp nhận phản hồi về chất lượng phục vụ online 24/24 để xác định các căn cứ đánh giá thực hiện công việc, hiệu quả kinh doanh và tính toán tính trả lương theo kết quả lao động.
Trên cơ sở thực hiện các công tác kể trên, SHB sẽ xây dựng nên các quy định về phương án tiền lương theo kết quả lao động và đưa vào Quy chế trả lương của Ngân hàng để tiến hành tổ chức áp dụng. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB hiện nay, các quy định về lương theo kết quả lao động, lương theo kết quả lao động là một phần quan trọng không thể thiếu trong các quy định về chi trả lương thưởng của Ngân hàng này.
2.3.2. Tính lương và tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB
Trong công tác quản trị nhân sự của SHB hiện nay, các hình thức trả lương hiện đang áp dụng bao gồm hai hình thức trả lương chính: Trả lương theo sản phẩm và trả lương kinh doanh quy đổi.
2.3.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm cụ thể tại SHB
Ở SHB, có bốn bộ phận lao động được hưởng lương theo sản phẩm đó là bộ phận kinh doanh tiền tệ; bộ phận khai thác và phát hành thẻ tín dụng; bộ phận tín dụng doanh nghiệp; bộ phận lao động kinh doanh quốc tế.
* Với bộ phận kinh doanh tiền tệ: Tiền lương của bộ phận này được hưởng dựa trên doanh số kinh doanh tiền tệ mà họ mang lại, với các mức tiền lương theo kết quả lao động được quy định tại SHB như sau:
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy mức % doanh số được hưởng và mức lương theo kết quả lao động bình quân tháng của bộ phận này không ngừng tăng. Điều đó thể hiện sự quan tâm ngày một tăng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB đối với quyền cũng như lợi ích của người lao động.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Trong
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Tại Doanh Nghiệp
- Nguyên Tắc Của Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Tại Shb
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Tại Shb
- Mục Tiêu, Phương Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Shb
- Khuyến Nghị Với Ban Phát Triển Nguồn Nhân Lực Shb
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy được tổng quỹ tiền lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận kinh doanh tiền tệ tại SHB có sự tăng trưởng rất lớn, cụ thể trong năm 2017 tăng 23,4% (95.000 / 77.000 x 100% - 100% ) so với năm 2016 và tăng 33,1% (95.000 / 71.400 x 100% - 100%)
so với năm 2016. Ngoài ra, quỹ lương của đội ngũ có năng suất 250 - 500 tỷ đồng/ tháng của bộ phận này có tỷ trọng lớn trong tổng quỹ lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận. Cụ thể, trong năm 2017 quỹ này chiếm 67,5% (64.080 / 95.000 x 100%) tổng quỹ lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận.
* Với bộ phận khai thác và phát hành thẻ: Tiền lương của bộ phận này được hưởng dựa trên số lượng thẻ tín dụng mà cán bộ lao động tại SHB phát hành được trong khoảng thời gian tháng làm việc, với các mức tiền lương theo sản phẩm thẻ phát hành được tính như sau:
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy quy định về lương phát hành 1 đơn vị thẻ và lương theo kết quả lao động bình quân tháng của bộ phận này tăng nhanh trong giai đoạn 2015 - 2017. Ngoài ra, các mức lương theo kết quả lao động của bộ phận này khá cao với mức lương bình quân tối thiểu luôn đạt 6,5 triệu đồng trở lên. Cụ thể, trong năm 2015 chỉ tiêu này đạt 6,5 trđ/ tháng, năm 2016 đạt 8,5 trđ/ tháng, năm 2017 đạt 10,5 trđ/ tháng.
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng quỹ tiền lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận khai thác và phát thành thẻ tại SHB tăng rất nhanh. Cụ thể, năm 2017 tăng 14,1% ( 656.700 / 575.800 x 100% - 100%) so với 2016 và tăng tới 20,1% (656.700 / 547.000 x 100% - 100%) so với 2015. Ngoài ra, quỹ lương của đội ngũ có năng suất 100 - 300 thẻ/tháng của bộ phận này chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận. Cụ thể, trong năm 2017 quỹ lương của đối tượng này chiếm tỷ trọng 69% (452.694 / 656.700 x 100%) tổng quỹ tiền lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm cụ thể của bộ phận.
* Với bộ phận tín dụng doanh nghiệp: Tiền lương của bộ phận này được hưởng dựa trên số vốn tín dụng mà cán bộ tín dụng làm việc và cho khách hàng doanh nghiệp vay được. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng vốn tín dụng để xác định kết quả lao động của CB tín dụng phải dựa vào uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp, dựa vào các chỉ tiêu khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với khoản vốn mà họ vay từ SHB. Như vậy, việc xác định kết quả lao động của đối tượng cán bộ tín dụng doanh nghiệp là phức tạp hơn so với hai loại lao động trên. Điều đó được thể hiện trong bảng quy định như sau:
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy được các quy định về tiền lương theo kết quả lao động của bộ phận tín dụng doanh nghiệp được quy định rất cụ thể và chi tiết, chú trọng đến không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng sản phẩm, dịch vụ với những mức rất rõ ràng. Đồng thời, ta cũng thấy mức lương của bộ phận này rất cao, bình quân tối thiểu luôn đạt 10 triệu đồng trở lên. Cụ thể, trong năm 2015 chỉ tiêu này đạt 10 trđ/tháng, năm 2016 đạt 12 trđ/tháng, năm 2017 đạt 15 trđ/tháng.
* Với bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế: Tiền lương của bộ phận này được hưởng dựa trên tổng tín dụng của các hợp đồng xuất nhập khẩu, các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hoặc tín dụng trên các thư tín dụng L/C; D/P; CAD; TT; TTR mà người lao động thực hiện được trong các giao dịch thương mại quốc tế với khách hàng, với các mức tiền lương theo kết quả lao động được quy định tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB như sau:
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy được các quy định tiền lương theo kết quả lao động của bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế được Ngân hàng quy định rất cụ thể với từng loại hình và định mức rõ ràng. Đồng thời ta cũng thấy mức lương của bộ phận này khá cao với mức bình quân tối thiểu luôn từ 6,5 triệu đồng trở lên. Cụ thể, trong năm 2015 chỉ tiêu này đạt 6,5 trđ/tháng, năm 2016 đạt 6,7 trđ/tháng, năm 2017 đạt 8,8 trđ/tháng.
Qua kết quả thống kê về các hình thức trả lương theo sản phẩm của bốn đối tượng lao động tại SHB, ta có kết quả thống kê tổng quát về tình hình chi trả tiền lương theo kết quả lao động của 4 đối tượng này giai đoạn 2015 - 2017 như sau:
Nhận xét: Qua bảng thông kê trên ta thấy được rằng cùng với sự phát triển của SHB, tổng quỹ lương theo kết quả lao động trong giai đoạn 2015 - 2017 của tất cả bốn đối tượng trên đều đạt mức tăng trưởng nhanh. Mặc dù vậy, quỹ lương theo kết quả lao động của bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế trong năm 2016 cũng có sự suy giảm do tái cơ cấu quỹ lương và đội ngũ nhân sự. Về tiền lương theo kết quả lao động bình quân của cả bốn bộ phận đều cao hơn mức lương theo kết quả lao động bình quân của SHB và có sự tăng trưởng lớn. Mặc dù vậy, tiền lương theo kết quả lao động bình quân của bộ phận kinh doanh thương mại quốc tế trong năm 2016 cũng có sự suy giảm do tái cơ cấu đội ngũ nhân sự.
2.3.2.2. Hình thức trả lương kinh doanh quy đổi tại SHB
Ở SHB, có một bộ phận lao động được trả lương theo kết quả lao động với hình thức trả lương kinh doanh quy đổi, đó là bộ phận lao động khác đăng ký hưởng lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương.
Với bộ phận lao động này, tiền lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB được xác định theo công thức sau:
[9, 9]
Trong đó:
là Tổng tiền lương kinh doanh quy đổi của người lao động.
là Đơn giá lương theo kết quả lao động tối thiểu.
là Số ngày công làm việc thực tế của lao động trong kỳ xét lương.
là Số ngày làm việc của kỳ xét lương theo quy định của SHB.
là Tiền thưởng, phụ cấp, lương bổ sung… (nếu có).
là Hệ số hiệu quả làm việc trong kỳ xét lương của Người lao động, được quy định cụ thể trong bảng như sau: