Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ NGÂN


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay - 1


VŨ THỊ NGÂN


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Hoàng Anh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Ngân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng, loại hình doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2014 64

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 8

1.1 DU LỊCH, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 8

1.1.1 Khái niệm, bản chất du lịch 8

1.1.2 Vai trò của du lịch 11

1.2 PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 13

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật trong lĩnh vực du lịch 13

1.2.2. Nội dung, hình thức của pháp luật trong lĩnh vực du lịch 17

1.2.3. Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực du lịch 20

1.3. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 23

1.3.1. Khái niệm, yêu cầu và điều kiện hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch 23

1.3.2. Tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH ..33 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 33

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 33

2.1.1. Giai đoạn từ 1960 đến trước 1986 33

2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến trước 1999 35

2.1.3. Giai đoạn từ 1999 đến trước 2005 40

2.1.4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Du lịch 2005 đến nay 43

2.2. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH HIỆN NAY 51

2.2.1. Đánh giá chung 51

2.2.2. Đánh giá pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở một số nội dung cơ bản 58

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 84

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 84

3.1.1. Đáp ứng yêu cầu khách quan của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật 84

3.1.2. Đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 86

3.1.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập của pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới 88

3.1.4. Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới 89

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 91

3.2.1. Mục tiêu 91

3.2.2. Phương hướng 92

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 95

3.3.1. Hoàn thiện hình thức của pháp luật trong lĩnh vực du lịch 95

3.3.2. Hoàn thiện nội dung của pháp luật trong lĩnh vực du lịch 96

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong thế giới hiện đại và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của kinh tế thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council –WTTC) đã công bố du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, nhiều nước lấy tiêu chí du lịch của dân cư như là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu sẽ đạt 1,6 tỷ lượt vào năm 2020, trong đó Đông Á – Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ 6,5% hàng năm trong giai đoạn từ 1995-2020 [49]. Đây là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh trong giai đoạn mới.

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống lịch sử lâu đời Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Với vai trò là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn chú trọng phát triển du lịch. Ngay khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua ngày 27/6/1991 chủ trương “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [21, tr 166].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022