Chỉ Tiêu Kế Hoạch Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2013 Của Scb


- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Thực hiện nghiêm túc các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN.

- Tiếp tục xây dựng quy chế quản lý nội bộ để hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thống nhất hiệu quả.

- Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài…

- Tích cực tìm kiếm, lựa chọn và đàm phán các điền kiện liên quan đến việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho SCB phát triển mạnh hơn, góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực hoạt động trong tương lai.

Để thực hiện thành công mục tiêu hoạt động SCB cũng đã và đang triển khai mọi hoạt động dựa trên các giải pháp nòng cốt như:

- Tiếp tục cơ cấu lại chất lượng Tài sản Có – Tài sản Nợ, lành mạnh hoá tình hình tài chính, trong đó ưu tiên xử lý những tồn đọng và nâng cao các tỷ lệ an toàn hoạt động.

- Xây dựng và hoàn thiện các danh mục sản phẩm dịch vụ, phát huy tối đa sản phẩm tiền gửi và sản phẩm bổ trợ, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập.

- Hoàn thiện công nghệ ngân hàng trên nền tảng hệ thống ngân hàng lòi Oracle Flexcube, chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro tiên tiến, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Kiện toàn bộ máy điều hành năng động, sáng tạo, minh bạch nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng.


- Xây dựng và phân định rò ràng chức năng nhiệm vụ, phân cấp phân quyền của các Phòng/Ban, Đơn vị, hoàn tất định biên nhân sự trong toàn hệ thống, tiến tới kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

4.1.2. Mục tiêu định hướng các chỉ tiêu hoạt động

Bảng 4.1: Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2013 của SCB


Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2013 của SCB


Chỉ tiêu hoạt động

Năm 2012

Kế hoạch 2013

Tăng trưởng kế

hoạch năm 2013

+/-

+/- %

- Tổng tài sản

149.206

160.857

+11.651

+8%

- Huy động khách hàng từ thị trường 1

106.712

125.031

+18.319

+17%

- Huy động khách hàng từ thị trường 2

18.251

14.751

-3.500

-19%

- Vay NHNN

9.772

3.000

-6.772

-69%

- Cho vay khách hàng thị trường 1

88.155

108.867

+20.712

+23%

- Đầu tư

11.458

3.554

-7.904

-69%

- Vốn điều lệ

10.584

13.584

+3.000

+28%

- Lợi nhuận trước thuế

77

386

+309

+400%

- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

bình quân (ROA)

0,04%

0,18%

+0,14%

+350%

- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu bình quân (ROE)

0,60%

2,13%

+1,53%

+253%

- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

8,8%

≤ 5%



- Nợ xấu/Tổng dư nợ

7,2%

≤ 3%



- Tỷ lệ an toàn vốn

> 9%

> 9%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)

4.2. Giải pháp để hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại SCB

Để hỗ trợ tốt hơn cho kế hoạch hoạt động theo định hướng bán lẻ trong thời gian sắp tới, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình XHTD cá nhân tại


SCB để đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp, chuẩn mực và thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng cá nhân.‌

4.2.1. Các gợi ý từ kết quả nghiên cứu của mô hình Binary Logistic

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để khảo sát mẫu và kiểm định kết quả để rút ra được 7 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là: giới tính, thời gian làm công việc hiện tại, số dịch vụ đang sử dụng, thu nhập hàng tháng, số tiền vay, giá trị tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.

Từ kết quả hồi quy cho thấy khi xây dựng mô hình XHTD cá nhân cần quan tâm đến 7 nhân tố trên cụ thể:

- Giới tính: kết quả kiểm định mô hình cho thấy nam giới có khả năng trả nợ cao hơn nữ giới. Điều này phù hợp trong điều kiện Việt Nam khi vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử về giới được thể hiện thông qua biến giới tính là có hệ số lớn nhất so với các biến độc lập khác trong mô hình. Do vậy, cần đưa biến giới tính của khách hàng vào bảng chấm điểm xếp hạng để xem xét, đánh giá.

- Thời gian làm công việc hiện tại: hệ số thời gian làm công việc hiện tại có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Các CBTD cần yêu cầu khách hàng cung cấp hợp đồng lao động và các quyết định bổ nhiệm, tăng lương của khách hàng làm căn cứ để xác nhận thời gian công tác thực tế của khách hàng tại công ty của mình. Đồng thời, phải theo dòi thời hạn của hợp đồng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp lại hợp đồng mới nếu còn tiếp tục làm việc tại công ty, như vậy mới đánh giá chính xác tình trạng làm việc của khách hàng một cách chính xác và kịp thời.

- Số dịch vụ đang sử dụng: đây là thông tin dễ dàng để thu thập nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của SCB vì những thông tin trên đã được lưu giữ tại kho dữ liệu của ngân hàng (chỉ cần sao kê tài khoản của khách hàng đã và đang giao dịch tại SCB). Cần lưu ý đưa nhân tố này vào bảng chấm điểm xếp hạng.

- Thu nhập: kết quả nghiên cứu cho thấy mức thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ càng cao. Do vậy, khi thu thập thông tin các cán bộ tín dụng cần xác minh cẩn thận nguồn thu nhập của khách hàng thông qua bảng sao kê tài khoản trả lương


trong 03 tháng gần nhất có đóng dấu xác nhận của công ty khách hàng đang làm việc. Khi khách hàng cung cấp thêm giấy tờ chứng minh việc ký kết các cam kết làm việc hay hợp đồng lao động, hoặc có thể yêu cầu khách hàng cung cấp bảng kê nộp thuế thu nhập cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Hàng quý, các cán bộ tín dụng cần đề nghị khách hàng cung cấp lại các giấy tờ trên để cập nhật một cách kịp thời tình hình tài chính của khách hàng nhằm đánh giá lại và phân loại khách hàng một cách hợp lý.

- Số tiền vay: kết quả nghiên cứu cho thấy số tiền vay có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ có xu hướng giảm khi khoản vay tăng. Vì vậy, bên cạnh kiểm tra một cách chính xác lịch sử quan hệ tín dụng tại SCB, cán bộ tín dụng cần xác minh tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác của khách hàng thông qua kênh thông tin từ CIC, yêu cầu khách hàng cung cấp hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng hiện có quan hệ với các TCTD khác), thường xuyên cập nhật thông tin để đánh giá khách hàng theo từng thời kỳ, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng một cách tốt nhất.

- Giá trị tài sản: kết quả mô hình cho thấy giá trị tài sản càng cao, khả năng trả nợ càng cao. Trong việc đánh giá tài sản thế chấp dành cho khoản vay, cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên dụng thể hiện ở tài sản của khách hàng. Khía cạnh công nghệ cũng có một vị trí quan trọng. Nếu tài sản của khách hàng quá lỗi thời về công nghệ (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ôtô…) thì giá trị tài sản sẽ bị giảm rất nhanh, ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm người mua lại những tài sản này nếu khoản cho vay không được hoàn trả. Các cán bộ tín dụng hàng tháng phải kiểm tra, theo dòi giám sát, cập nhật thông tin về tài sản thế chấp để đánh giá một cách chính xác và kịp thời.

- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến với khả năng trả nợ. Do vậy, các cán bộ tín dụng cần xem xét thận trọng, thường xuyên thu nhập thông tin về biến động của khách hàng như: dư nợ vay, giá trị tổng tài sản theo định kỳ hàng tháng nhằm có những điều


chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý và có ứng phó kịp thời những nguy cơ rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

4.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình XHTD cá nhân tại SCB

4.2.2.1. Xây dựng mô hình XHTD riêng biệt đối với khách hàng cá nhân tại SCB

Hiện tại mô hình XHTD dành cho khách hàng cá nhân vẫn còn trong thời gian thử nghiệm chưa có một mô hình chấm điểm riêng biệt nào cho khách hàng cá nhân, việc đánh giá khách hàng chỉ dựa vào một số chỉ tiêu theo thông lệ mà chưa có một quy định tiêu chuẩn thống nhất nào. Do vậy, để công tác đánh giá phân loại khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, giảm chi phí và có khoa học nhằm phục vụ tốt cho công tác theo dòi, quản lý khách hàng của ngân hàng, đề tài đề xuất một mô hình định lượng trong XHTD cá nhân cho SCB có thể giúp giảm thiểu được rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

4.2.2.2. Chuẩn hóa nhân sự thực hiện XHTD

Không một mô hình XHTD nào có thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên tín dụng. Họ là người trực tiếp sâu sát với khách hàng, nắm mọi thông tin về tình hình nhân thân, tình hình tài chính của khách hàng và cũng là người làm công tác nhập dữ liệu khách hàng. Do đó, kết quả xếp hạng khách hàng tại SCB chịu ảnh hưởng rất lớn từ đánh giá của nhân viên tín dụng.

- Hiện tại, đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng tại SCB đa phần là nhân viên trẻ nên thiếu kinh nghiệm nhận thức, khả năng phân tích, đánh giá đã phần nào ảnh hưởng đến năng lực chấm điểm của nhân viên đối với khách hàng; nhất là những khách hàng có các chỉ tiêu phi tài chính đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và chiều sâu phân tích.

Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân viên tín dụng là một vấn đề quan trọng và phải thực hiện một cách thường xuyên. Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đãi ngộ hợp lý cho nhân viên gắn bó lâu dài, tích luỹ kinh nghiệm theo thời gian.

4.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng


Xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD là chưa đủ, cần đưa vào vận hành thực tế và thường xuyên kiểm tra chất lượng thực hiện. Bộ phận kiểm toán nội bộ cần kiểm tra kết quả XHTD như là một tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của một hồ sơ tín dụng. Qua đó, có thể đánh giá tính tuân thủ của các kênh phân phối trong việc XHTD, phát hiện những sai sót thường gặp trong quá trình XHTD để rút kinh nghiệm cho toàn hệ thống.

Thường xuyên thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng để cập nhật thông tin vào hệ thống xếp hạng tín dụng theo định kỳ 03 tháng/01 lần nhằm có những điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý và có ứng phó kịp thời đối với những nguy cơ rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra chéo về thông tin cập nhật của cán bộ tín dụng thông qua việc kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng nhằm có cái nhìn trung thực và tổng thể về tình hình tài chính và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng.

4.2.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải tự thành lập trung tâm chuyên thu thập, đánh giá và cung cấp thông tin về những biến động của thị trường liên quan đến các ngành hàng – sản phẩm mà SCB đang cấp tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp thông tín một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên, từ đó xác định được chính xác hệ số rủi ro của ngành hàng – sản phẩm phục vụ công tác đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng của SCB.

4.2.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng

Kết quả XHTD là cơ sở tham khảo để áp dụng chính sách khách hàng, khách hàng có điểm tốt, hạng tốt sẽ được hưởng những ưu đãi về lãi suất cho vay, giá trị và loại tài sản đảm bảo, lãi suất tiền gởi, giới hạn và hạn mức tín dụng… Lãi suất cho vay áp dụng cho mỗi khách hàng sẽ khác nhau tương ứng với kết quả xếp hạng. Các khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ được hưởng lãi suất vay thấp và ngược lại. Điều đó giúp SCB thực hiện hoạt động tín dụng theo hướng tích cực, đầu tư cho vay đúng đối tượng và hạn chế rủi ro tốt hơn.


SCB cần có chính sách áp dụng cho từng nhóm khách hàng. Một khách hàng xếp hạng cao sẽ được xét cấp tín dụng với ít điều kiện ràng buộc cũng như phí, lãi suất sẽ thấp hơn. Và ngược lại, một khách hàng xếp hạng thấp thì việc cấp tín dụng sẽ yêu cầu các điều kiện chặt chẽ hơn như kiểm soát tài khoản lương, khoản phải thu hàng tháng, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo thấp và lãi suất cao hơn. Chính sách cần thống nhất và công bố cho tất cả khách hàng. Khi đó khách hàng sẽ nỗ lực cải thiện thứ hạng của mình để nhận được các ưu đãi của ngân hàng.

Cần xem xét mối tương quan giữa thứ hạng SCB đánh giá với thứ hạng của các TCTD/công ty xếp hạng khác. Khách hàng được đánh giá tốt ở các TCTD khác nhưng lại được đánh giá không tốt ở SCB sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của TCTD khác. Tương tự, nếu khách hàng bị đánh giá xấu ở các TCTD khác nhưng lại được SCB đánh giá tốt sẽ dẫn đến rủi ro cho việc cấp tín dụng.

4.3. Các kiến nghị

4.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Ngành xếp hạng tín dụng là một lĩnh vực hoạt động đặc thù và tương đối mới tại Việt Nam. Hiện nay, các quy định pháp lý ở Việt Nam chưa đủ để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Cụ thể hành lang pháp lý hiện nay nếu chỉ để thành lập các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm thì vẫn đảm bảo được theo các quy định như việc thành lập một doanh nghiệp thông thường (tuỳ theo loại hình thành lập) nhưng để hoạt động tốt thì có nhiều vấn đề cần quy định cụ thể hơn vì lĩnh vực này là tương đối nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi, cũng như đến các vấn đề về bảo mật thông tin của các chủ thể tham gia. Do đó, để ngành định mức tín nhiệm có thể phát triển bền vững và hoạt động xếp hạng tín dụng của các Ngân hàng được chuyên nghiệp hơn thì nhất thiết cần phải có một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này. Điển hình như các luật điều chỉnh hiện đang áp dụng cho ngành xếp hạng tín dụng tại một số nước như sau:

- Nhật Bản tuân theo sắc lệnh của Chính phủ về cung cấp thông tin.

- Hàn Quốc tuân theo luật sử dụng và bảo vệ thông tin tín dụng, quy định về giám sát hoạt động kinh doanh thông tin tín dụng.


- Malaysia theo hướng dẫn chào báo chứng khoán nợ tư nhân.

- Đạo luật Cơ hội tín dụng ngang bằng ở Mỹ năm 1975 và 1976.

Điều đó cho thấy, các ngành xếp hạng tín dụng của các nước đều phải có một hay nhiều luật điều chỉnh liên quan đến cung cấp thông tin tín dụng …nhằm hỗ trợ cho ngành xếp hạng tín dụng của quốc gia này.

Việc xây dựng khung pháp lý có tính khả thi đối với hoạt động của ngành xếp hạng tín dụng nhất thiết phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Phải có một cơ quan nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, giám sát và thanh tra hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng như Ngân hàng.

- Khung pháp lý được xây dựng phải đảm bảo được tính hiệu quả, quản lý tập trung thống nhất tạo điều kiện cho ngành xếp hạng tín dụng phát triển lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia nhưng cũng đảm bảo tính độc lập khách quan trong công tác xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng cũng như Ngân hàng.

- Tham khảo và vận dụng những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn xếp hạng tín dụng của thế giới một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta hiện nay.

4.3.2. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng

– Ngân hàng Nhà nước (CIC)

Trung tâm thông tin tín dụng là một kênh cung cấp thông tin rất quan trọng cho các NHTM trong đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua, nguồn thông tin mà Trung tâm CIC cung cấp cho các NHTM còn khá đơn điệu và chỉ mới có tác dụng thống kê, số liệu do một số Ngân hàng cung cấp chưa cập nhật kịp thời nên đã không đáp ứng được nhu cầu về cảnh báo rủi ro trong công tác đánh giá xếp hạng tín dụng của các NHTM.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của các ngân hàng và TCTD, hoạt động cung cấp thông tin của trung tâm CIC cần được phát triển tương ứng, trong đó

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí