Vai Trò Của Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp


- Đối với các nhà đầu tư, mục đích chủ yếu của việc phân tích báo cáo tài chính là cung cấp thông tin phục vụ việc ra quyết định mua, quyết định nắm giữ hay bán vốn, quyền sở hữu hoặc lợi ích trong một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường quan tâm

đến lợi ích thu được từ doanh nghiệp trong mối tương quan với các rủi ro có thể có khi

đầu tư vào doanh nghiệp đó. Nếu như rủi ro từ một khoản đầu tư tăng thêm, thì họ cũng

đòi hỏi lợi ích phải tăng lên tương xứng, đáng để chấp nhân rủi ro đó. Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới tình hình tài chính hiện tại của công ty mà còn quan tâm tới khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Lợi ích của các nhà đầu tư thường bao gồm cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động kinh doanh của công ty và chênh lệch giá do chuyển nhượng vốn đầu tư trong công ty, những lợi ích này liên quan trực tiếp

đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần thông tin phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng phá sản của doanh nghiệp để có thể lượng hoá các rủi ro trong hoạt động đầu tư.

- Đối với các chủ nợ: lợi ích mà các chủ nợ thu được ở một doanh nghiệp thể hiện dưới dạng tiền l`i và tiền gốc cho vay. Khoản cho vay này có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Các chủ nợ, những người cho vay ngắn hạn và dài hạn có cách thức phân tích báo cáo tài chính tương đối khác biệt. Các chủ nợ, người cho vay ngắn hạn thường chỉ tập trung vào khả năng thanh toán l`i vay của doanh nghiệp và thanh toán gốc vay vào ngày đáo hạn, những phân tích này được giới hạn trong một khung thời gian cụ thể. Các chủ nợ dài hạn lại có những đánh giá và xem xét kĩ lưỡng hơn đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, họ cần xem xét khả năng duy trì sự tồn tại và sức sinh lời của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian tương đối dài. Như vậy, một số biến động trong ngắn hạn của doanh nghiệp có thể là mối quan tâm lớn đối với chủ nợ ngắn hạn, nhưng sự kiện đó chưa hẳn đ` được các chủ nợ dài hạn thực sự phải lưu tâm.

- Đối với các khách hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những khách hàng mà việc cung ứng vật liệu chủ chốt hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp thì thông tin phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm. Khả năng thanh toán, sức sinh lợi, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp được đảm bảo ổn định cũng là sự đảm bảo cho hoạt động bình thường của các khách hàng này.

- Đối với các nhà cung cấp của doanh nghiệp: các nhà cung cấp thường xuyên của doanh nghiệp thường chấp nhận một thời hạn tín dụng thương mại cho các giao dịch mua bán giữa hai bên. Tuy nhiên, để có thể thực hiện và duy trì việc này, các nhà


cung cấp cũng rất quan tâm tới việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Họ sẽ chủ yếu quan tâm tới khả năng thanh toán và khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp và kĩ thuật phân tích còn phụ thuộc nhiều vào việc nhà cung cấp là cá nhân hay công ty, quy mô của khoản tín dụng thương mại là lớn hay nhỏ.

- Đối với người lao động: lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng tiền lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm... Người lao động cần thông tin phân tích báo cáo để biết doanh nghiệp, với tư cách là người sử dụng lao động, có khả năng tồn tại và phát triển, từ đó đưa ra quyết định có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, những người lao động cũng có sự so sánh doanh nghiệp mà mình đang làm việc với các doanh nghiệp khác cùng loại.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: lợi ích của các cơ quan này từ các doanh nghiệp chủ yếu đại diện cho lợi ích của nhà nước, do đó, các cơ quan này phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp với mục tiêu xem xét tính tuân thủ pháp luật về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của nhà nước. Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo tài chính thực hiện bởi các cơ quan này còn có nhiều mục tiêu khác như

điều hoà thị trường, chống độc quyền... Với những mục tiêu như vậy, phân tích báo cáo tài chính của các cơ quan này chủ yếu nhằm vào việc so sánh thực tế tại doanh nghiệp với các quy định của chế độ, pháp luật.

- Đối với các đối thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm tới khả năng sinh lời của đối thủ cạnh tranh để từ đó ước tính được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh, những thông tin hữu ích từ phân tích báo cáo tài chính này sẽ giúp các doanh nghiệp trong vấn đề định giá sản phẩm, marketing và các vấn đề tương tự.

- Đối với nội bộ doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích báo cáo tài chính không chỉ để nắm các thông tin khái quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phân tích hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp, sức sinh lời của từng sản phẩm, dịch vụ... để làm cơ sở cho việc đánh giá, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và các chiến lược tài chính, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.


1.4.3. Vai trò của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trước hết, cần khẳng định phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng hàng đầu trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Thực tế đ` chứng minh đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất được các nhà quản lý sử dụng một cách rộng r`i nhất. Phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đ` hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển khoa học kinh tế. Tuy nhiên, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp chỉ thực sự phát huy tác dụng và có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường, khi động cơ lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu.

ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân tích hoạt động kinh doanh nói chung không được chú trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời kỳ này, hầu hết các doanh nghiệp là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, các doanh nghiệp này tiến hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch do Nhà nước giao phó. Nhà nước vừa đóng vai trò là chủ đầu tư, vừa là người quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời lại là người bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các doanh nghiệp, các nhà quản trị chủ yếu chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch do Nhà nước giao. Một doanh nghiệp sẽ

được đánh giá là hoạt động “tốt, có hiệu quả” khi doanh nghiệp đó hoàn thành kế hoạch do Nhà nước đề ra. Trong hoàn cảnh đó, phân tích không thể phát huy vai trò và tác dụng trong quản trị kinh doanh.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp bắt đầu phải quan tâm đến hiệu quả thực sự của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Các nhà quản trị cần đánh giá chính xác hiệu quả của các hoạt động tài chính để có thể đề ra các quyết sách quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Kể từ đó, phân tích báo cáo tài chính đ` nắm vai trò là “trợ thủ” đắc lực của các nhà quản lý trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng quan sát một cách toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và đánh giá chính xác thực trạng cũng như tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.


Phân tích báo cáo tài chính thể hiện vai trò đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, kết luận về ưu điểm cũng như những tồn tại trong hoạt động tài chính, tìm ra các nguyên nhân cụ thể để từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục kịp thời các nhược điểm. Phân tích báo cáo tài chính được tiến hành dựa trên kết quả thông tin đầu ra của một hệ thống kế toán là các báo cáo, nhưng lại có ý nghĩa như một yếu tố đầu vào trong mô hình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp.

Qua kết quả phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị có thể đánh giá được hoạt

động của doanh nghiệp trên nhiều mặt khác nhau, từ việc quản lý cung cấp, sử dụng vật tư, đến việc tổ chức thu, chi tiền, tổ chức các nghiệp vụ thanh toán... hay tổ chức quản lí lao động, tiền lương...

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không những có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt là trong việc sửa đổi, hoàn thiện các chính sách kinh tế và kinh doanh của Nhà nước. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phát hiện và cung cấp cho Nhà nước những bất cập trong các chính sách kinh tế-tài chính, để có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách hợp lý.

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không những giúp chúng ta có thể

đánh giá được những hoạt động tài chính trong quá khứ, mà còn có thể đưa ra những dự

đoán và kế hoạch, phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.


1.5. Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.5.1. Đặc điểm tài chính và quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.5.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhận biết doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khi đề cập đến khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là đề cập đến loại hình doanh nghiệp xét trên quy mô. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một doanh nghiệp là nhỏ, vừa hoặc lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển mạnh tại tất cả các quốc gia trên thế giới như một thành phần tất yếu của nền kinh tế. Mỗi quốc gia có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau để xác định quy mô doanh nghiệp, những tiêu chí này có thể được thay đổi


theo thời gian vì nhiều lý do: sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế quốc gia, tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia.

Để xác định quy mô của doanh nghiệp, các tiêu thức phổ biến nhất được hầu hết các quốc gia áp dụng là:

- Số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm

- Tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Dựa vào các tiêu chí trên, từng quốc gia hoặc tổ chức sẽ đưa ra các con số cụ thể

để phân định quy mô nhở, vừa và quy mô lớn.

Ngân hàng thế giới World Bank sử dụng tiêu chí số lượng lao động để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn này cũng được nhiều tổ chức quốc tế khác sử dụng. Theo World Bank, doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lao động <10 người

- Doanh nghiệp nhỏ: số lượng lao động từ 10 đến 50 người

- Doanh nghiệp vừa: số lượng lao động từ 50 đến 300 người

- Doanh nghiệp lớn: số lượng lao động trên 300 người.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít các quốc gia chỉ sử dụng một trong 3 tiêu thức đánh giá kể trên, thông thường, các quốc gia sẽ sử dụng kết thợp 2 trong số 3 tiêu thức hoặc kết hợp cả 3 tiêu thức. Một số quốc gia còn đưa ra những định lượng của 3 tiêu thức trên để phân loại doanh nghiệp riêng theo từng ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt

động cụ thể. ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp được phân loại theo quy mô dựa trên hai tiêu thức là Số lao động bình quân và Vốn đầu tư.

Chúng ta có thể tham khảo các tiêu thức phân loại doanh nghiệp theo quy mô của một số quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới qua các thông tin cụ thể sau:

Biểu số 1.1. Chỉ tiêu phân loại DNVVN của một số nước trên thế giới

Quc gia/Khu vc

Phân loi DN va và nh

Slao động bình quân

Vn đầu tư

Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIN

1. Hoa Kì

Nhỏ và vừa

0-500

Không quy định

Không quy định

2. Nhật

Sản xuất Thương mại

1-300

1-100

Ơ 300 triệu

¥ 0-100

Không quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 6


Quc gia/Khu vc

Phân loi DN va và nh

Slao động bình quân

Vn đầu tư

Doanh thu


Dịch vụ

1-100

¥ 0-50


3. EU

Siêu nhỏ Nhỏ Vừa

<10

< 50

< 250

Không quy định

Không quy định

€ 7 triệu

€ 27 triệu

4. Australia

Nhỏ và vừa

< 200

Không quy định

Không quy định

5. Canada

Nhỏ

< 100

Không quy định

< CDN$ 5triệu


Vừa

< 500


CDN$5-





20triệu

6. New Zealand

Nhỏ và vừa

<50



7. Korea

Nhỏ và vừa

< 300



8. Taiwan

Nhỏ và vừa

< 200

< NT$ 80 triệu

<NT$ 100triệu

B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIN

1. Thailand

Nhỏ và vừa

Không quy định

< Baht

200triệu

Không quy định

2. Malaysia

Sản xuất

0-150

Không quy định

RM 0-25triệu

3. Philippine

Nhỏ và vừa

<200

Peso 1,5-

60triệu

Không quy định

4. Indonesia

Nhỏ và vừa

Không quy định

<US$ 1triệu

< US$ 5triệu

5. Brunei

Nhỏ và vừa

1-100

Không quy định

Không quy định

C. NHÓM CÁC NN KINH TẾ ĐANG CHUYN ĐỔI

1. Russia

Nhỏ

1-249

Không quy định

Không quy định


Vừa

250-999



2. China

Nhỏ

50-100

Không quy định

Không quy định


Vừa

101-500



3. Poland

Nhỏ

< 50

Không quy định

Không quy định


Vừa

51-200



4. Hungary

Siêu nhỏ

1-10

Không quy định

Không quy định


Nhỏ

11-50




Vừa

51-250



(Nguồn: 1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC 1998

2. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UNECE 1999

3. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD 2000)

Qua một số điển hình về tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước nêu trong bảng trên, có thể thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí là số lượng lao động là cơ sở quan trọng nhất để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Theo quan

điểm của tác giả, việc lựa chọn “số lượng lao động” hoặc “số lượng lao động bình quân” làm tiêu chí phân loại là hợp lý hơn so với lựa chọn các tiêu chí khác liên quan

đến các chỉ tiêu giá trị. Việc sử dụng tiêu chí phân loại là một chỉ tiêu kinh tế cụ thể


(doanh thu, vốn...) sẽ dẫn đến sự thiếu ổn định trong chính sách, do các chỉ tiêu kinh tế (lượng hoá bằng giá trị tiền tệ) thường xuyên chịu tác động bởi những biến đổi của thị trường, tình trạng phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát, sự thay đổi l`i suất... Hơn nữa, nếu sử dụng tiêu chí về vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại theo quy mô thường không chính xác bởi trên thực tế, số vốn góp thực tế mà các chủ doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh thường thấp hơn nhiều so với mức vốn ghi trong đăng kí kinh doanh. Tiêu chí “số lượng lao động” ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trên, có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, hơn nữa lại phần nào thể hiện được tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia.

1.5.1.2. nh hưởng của quy mô vừa và nhỏ tới tài chính và quản trị tàichÝnh

Quy mô doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc điểm hoạt

động tài chính và quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt

đáng kể.

Về các quan hệ tài chính: nhìn chung, quan hệ tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bao gồm các mối quan hệ với các đối tượng bên trong (chủ doanh nghiệp, công nhân viên, nhà đầu tư...) và bên ngoài doanh nghiệp (nhà cung cấp, khách hàng, Nhà nước...). Tuy nhiên, do quy mô kinh doanh nhỏ (hoặc vừa), số lượng đối tượng liên quan ít nên tính chất các mối quan hệ này thường khá đơn giản so với các doanh nghiệp lớn.

Chức năng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó tiếp cận với thị trường tài chính, thị trường vốn, do quy mô kinh doanh nhỏ, không đủ tài sản để bảo

đảm cho các khoản vay, nợ. Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là yếu tố làm cho ngân hàng, chủ nợ, nhà cung cấp e ngại trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải huy động vốn từ các nguồn không chính thức, với chi phí về vốn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Cơ cấu vốn, tài sản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhiều điểm khác biệt so với cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hoặc sản xuất nhỏ nên tỉ trọng vốn cố định trong


tổng vốn của doanh nghiệp thường tương đối thấp. Hơn nữa, theo các phân tích ở trên, khả năng huy động vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không cao nên các nhà quản trị tài chính ở các doanh nghiệp này thường chủ yếu quan tâm tới vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, trong cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉ trọng nợ dài hạn thường rất thấp, một phần nguyên nhân do hạn chế trong vấn đề vay vốn dài hạn, một phần do đặc điểm về quy mô và độ dài chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, quan điểm của các chủ sở hữu và các nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc ra các quyết định cũng có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp lớn. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà quản trị thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn so với các nhà quản trị của doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp lớn thường quan tâm tới các quyết định tài chính dài hạn thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung cho các quyết định có hiệu quả trong ngắn hạn. Động thái này xuất phát từ đặc điểm chu kì kinh doanh ngắn và sự thiếu vốn kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự thiếu hụt vốn kinh doanh khiến cho nhu cầu rút ngắn thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên bức thiết.

Trình độ của các nhà quản trị cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại các doanh nghiệp lớn, các chủ sở hữu thường tuyển dụng các nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng làm được điều tương tự. Nguyên nhân chính là do quy mô doanh nghiệp. Với quy mô vốn nhỏ, thu nhập của người lao

động thường ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tuyển dụng được nhân lực quản trị tài chính chuyên nghiệp. Vậy nên, tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ sở hữu thường kiêm nhiệm cả chức năng quản trị tài chính. Việc kiêm nhiệm này dẫn đến hệ quả là các nhà quản trị tài chính ở doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng độc lập lớn hơn nhiều trong việc ra quyết định so với ở các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, trình độ của các chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài một số nội dung chủ yếu kể trên, quy mô vừa và nhỏ còn có ảnh hưởng tới nhiều chức năng và nội dung khác của tài chính doanh nghiệp như: vấn đề quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận, khả năng sinh lời, các đòn bẩy tài chính, kế hoạch tài chính,... Các vấn đề này cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng hệ thống báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí