Số Lượng Cá Thể Và Loài Tắc Kè Ghi Nhận Theo Độ Cao Tại Kvnc.


3.4.2. Phân bố theo đai độ cao

Hiện nay có một số quan điểm phân chia đai độ cao khác nhau ở Việt Nam như Vũ Tự Lập (2011) đã phân chia các đai độ cao theo đai khí hậu và Bain & Hurley (2011) căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình, thảm thực vật). Ở KVNC được chia độ cao thành 6 mức mỗi mức 200 m, như độ cao dưới 200 m, từ 200 m đến dưới 400 m, từ 400 m đến dưới 600 m, từ 600 m đến dưới 800 m, từ 800 m đến dưới 1.000 m và từ 1.000 m trở lên. Dựa trên các mẫu vật thu, gặp và ghi nhận đã tổng hợp ở (phụ lục) và tóm tắt ở (hình 3.39).

Số loài 7

6


5


4


3


2


1

0

Độ cao (m)

<200

200-400

400-600

600-800

800-1000

>1000

Cyrtodactylus Dixonius Gekko Gehyra Hemidactylus Hemiphyllodactylus

Nước CHDCND Lào có độ cao so với nước biển từ 49 m đến 2.820 m, miền Bắc có độ cao từ 178 m đến 2.273 m, miền Trung có độ cao từ 109 m đến 2.820 m và miền Nam có độ cao từ 49 m đến 2.210 m (Google Earth Pro. 10/06/2021).




6












4 4


4

4

4





1



3 3


3


3




2





2




1 1


2



2










1


1


1 1

1

1 1

0



0


0


0






0

0



0

0



0 0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè Gekkonidae ở một số khu vực núi đá vôi tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 13


Hình 3.39. Phân bố các loài tắc kè theo đai độ cao ở KVNC

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 loài được ghi nhận ở đai độ cao dưới 200 m, phần lớn phân bố ở đây là các loài phố biến trong giống Thạch sùng và


giống Tắc kè gồm có các loài như Dixonius siamensis; Gekko aaronbaueri; Gekko gecko; Gekko kabkaebin; Gehyra mutilata; Hemidactylus bowringii; Hemidactylus frenatus; Hemidactylus ganotii; Hemidactylus platyurus. Trong đó cũng đã phát hiện loài mới 02 loài ở đai độ cao này như: Thằn lằn chân lá Dixonius lao và Tắc kè Gekko khumkhamensis.

Đai độ cao từ 200 đến dưới 400 m ghi nhận được có 18 loài, là đai độ cao có phân bố của các loài tắc kè nhiều nhất vì đai độ cao này phần lớn thuộc các đồng bằng và sườn đồi của các tỉnh miền Trung và miền Nam của Lào có nhiệt độ ẩm và có núi đá tập trung nhiều, đắc biệt là đã phát hiện loài mới cho khoa học tới 03 loài có phân bố ở vùng này gồm: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus muangfuangensis; Tắc kè Gekko khumkhamensis; Thằn lằn chân lá Dixonius somchanhae; và 05 loài chưa xác định được như: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus sp.1; Cyrtodactylus sp.2; Thằn lằn chân lá Dixonius sp.; Thạch sùng cụt Gehyra sp.1; Gehyra sp.2. Còn lại là các loài đã mô tả trước đây như: Cyrtodactylus interdigitalis; Cyrtodactylus pageli; Cyrtodactylus teyniei; Dixonius siamensis; Gekko kabkaebin; Gekko gecko; Gehyra mutilata; Hemidactylus bowringii; Hemidactylus frenatus; Hemidactylus ganotii; Hemidactylus platyurus.

Đai độ cao từ 400 đến dưới 600 m, ghi nhận được có 10 loài, đai độ cao này phần lớn thuộc vùng sườn đến đỉnh của núi đá vôi ở các tỉnh miền Trung, còn các tỉnh miền Bắc đai độ cao này là thuộc vùng thấp nhất và chiếm phần ít, cho nên việc điều tra ít tiếp cận làm cho các loài tắc kè ở vùng này gặp ít hơn. Tuy nhiên vẫn phát hiện loài mới cho khoa học ở đai độ cao này 01 loài như: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus ngoiensis và 02 loài chưa xác định được như: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus sp.2; Thạch sùng cụt Gehyra sp.2; Còn lại là các loài đã mô tả trước đây như: Cyrtodactylus pageli; Gekko gecko; Hemiphyllodactylus kiziriani; Hemidactylus bowringii; Hemidactylus frenatus; Hemidactylus ganotii; Hemidactylus platyurus.


Đai độ cao từ 600 đến dưới 800 m ghi nhận được 10 loài ở đai độ cao này, đặc biệt trong đó có 01 loài phát hiện mới cho khoa học như: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus houaphanensis và 02 loài chưa xác định được như: Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus sp.1; Hemiphyllodactylus sp.2. Thêm 02 loài ghi nhận mới cho tỉnh U Đôm Xay như: Thằn lằn ngón Cyrtodactylus wayakonei; Thạch sùng đuôi dẹp Hemiphyllodactylus kiziriani. Còn lại là các loài phố biến như Gekko gecko; Hemidactylus frenatus và 01 loài mới mô tả năm 2019 (Eliades et al) là Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus serpispecus.

Ở đai độ cao từ 800 đén dưới 1000 m, ghi nhận được 05 loài, vùng này trạng thái núi đá, khí hậu mát mẻ, địa hình hiểm trở, khó tiếp cận. Qua tiến hành điều tra cũng đã phát hiện 01 loài mới cho khoa học là loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus houaphanensis ghi nhận mới cho tỉnh Húa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng 01 loài Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus kiziriani.

Cuối cùng đai độ cao 1.000 m trở lên chỉ ghi nhận được có 02 loài phân bố ở độ cao này là loài phố biến nhất như Tắc kè Gekko gecko và Thạch sùng Hemidactylus platyurus. Ở độ cao này địa hình rất hiểm trở, rất khó tiếp cận, khí hậu mát mẻ và nhiều sương mù có thể nói là không phải là sinh cảnh ưu thích với nhiều loài tắc kè.

Theo phân chia đai độ cao của Bain và Hurley (2011), có 28 loài được tìm thấy ở đai độ cao dưới 800 m (chiếm 100 % tổng số loài ghi nhận được) và phân bố ở đai độ cao trên 800 m; có 5 loài (chiếm 17,9 % tổng số loài ghi nhận được trong nghiên cứu). Điều này có thể giải thích do khu vực nghiên cứu núi đá phần lớn thuộc đai độ cao dưới 800 m. Còn đai độ cao trên 800 m phần lớn lại thuộc đôi núi cao có thời tiết mát mẻ làm cho các loài tắc kè hiếm sinh sống ở khu vực này.


Độ cao (m)

>1000

2

2

800-1000

9

5

600-800

22

10

400-600

25

10

200-400

54

18

<200

27

11

0

10

20

30

40

50

60

Số cá thể Số loài

Hình 3.40. Số lượng cá thể và loài tắc kè ghi nhận theo độ cao tại KVNC.


Số cá thể Tắc kè ghi nhận được nhiều nhất ở đai độ cao từ 200 đến dưới 400 m với 54 cá thể thuộc 18 loài, tiếp đến là đai độ cao dưới 200 m với 27 cá thể thuộc 11 loài, ít nhất ở đai độ cao 1000 m trở lên chỉ ghi nhận 02 cá thể của 02 loài. Điều này là do ở KVNC có độ cao phần lớn tập trung nhiều vào từ 150- 650 m, khí hậu ẩm và có phân bố của núi đá nhiều, các điều kiện đó là thích hợp với môi trường sinh sống của các loài tắc kè cho nên việc điều tra là ghi nhận các loài tắc kè ở vùng này nhiều hơn. Còn các khu vực có độ cao 800 m trở lên có địa hình núi cao thời tiết mát mẻ, núi đá vôi rất hiểm trở, khó tiếp cận cho nên ít gặp, có thể nói vùng độ cao này là số điểm và thời gian khảo sát ít hơn, một điều nữa là do nhiều loài tắc kè không phủ hợp do sinh cảnh, nhiệt độ, độ ẩm. Nhưng nếu có các loài đó thường là loài quý hiếm (hình 3.40).

3.4.3. Phân bố theo dạng nơi ở

Căn cứ vào vị trí bắt gặp các loài tắc kè trên thực địa, 03 dạng nơi ở đã được phân chia gồm: ở vách đá, ở trên cây và ở mặt đất. Kết quả cho thấy có 26 loài ở vách đá (92,9% tổng số loài), có 08 loài ở trên cây (chiếm 22,9% tổng


số loài) và có 05 loài ở mặt đất (chiếm 14,3% tổng số loài). Có 07 loài sống 02 dạng nơi ở, không gặp loài nào sống ở 03 dạng nơi ở. Qua kết quả phân tích trong 03 dạng nơi ở cho ta thấy sự khác biệt về phân bố của các loài rõ ràng đặc biệt dạng nơi ở trên cây số loài ít, điều này có thể nói là do ở trên cây là hiếm của loài tắc kè và không phải là nơi ở chính của nhiều loài tắc kè vì chỉ có 01 loài là chỉ ghi nhận ở trên cây còn lại là các loài phố biến và sinh sống ở nhiều dạng (hình 3.41).

Sự thích nghi về nơi ở của các loài tắc kè nó thể hiện về mặt hình thái, các giống trong họ Tắc kè có sự thích nghi nơi ở khác nhau như: giống Thằn lắn chân lá (Dixonius) thích nghi ở mặt đất hoặc khe đá sát mặt đất, giống thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) và giống Thạch sùng cụt (Gehyra) chỉ thích nghi ở vách đá, rất hiếm gặp ở dạng sống khác, giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus), giống Tắc kè (Gekko) và giống Thạch sùng (Hemidactylus) thì hay gặp ở vách đá và trên cây hiếm gặp ở mặt đất chỉ trường hợp kiểm ăn. Tuy nhiên cùng một giống mà thích nghi với nơi ở khác nhau thì về mặt hình thái cũng có thể khác nhau về màu sắc, hoa văn, dạng đuôi, kích thước, v.v.

Số loài Số cá thể

83

34

26

21

VÁCH ĐÁ

8

TRÊN CÂY

5

MẶT ĐẤT

Hình 3.41. Ghi nhận về nơi ở của các loài tắc kè tại KVNC.


Sự thích nghi về nơi ở của một số loài: Nhóm Thằn lằn ngón trong nghiên cứu này ghi nhận được 09 loài, chỉ có 01 loài là Cyrtodactylus interdigitalis chỉ sống riêng trên cây và có 03 loài tìm thấy ở cả vách đá và trên cây là Cyrtodactylus pageli; Cyrtodactylus sp.1; Cyrtodactylus sp.2 nhưng chỉ thu được mỗi loài một cá thể, chứng tỏ nhóm Thằn lằn ngón có nơi ở chủ yếu là vách đá. Nhóm Thằn lằn chân lá (Dixoius) trong nghiên cứu này ghi nhận được 04 loài như Dixonius lao; Dixonius siamensis; Dixonius somchanhae; Dixonius sp. là đều được tìm thấy ở mặt đất và sát mặt đất không quá 30 cm từ mặt đất có thể nói là loài Thằn lằn chân lá có nơi sinh sống rất đặc thù. Nhóm Tắc kè Gekko trong nghiên cứu này ghi nhận được 04 loài, trong đó có một loài chỉ được tìm thấy ở trên cấy là Tắc kè bay Gekko kabkaebin. Còn một loài phố biến như Gekko gecko có tìm thấy ở 02 dạng nơi ở như vách đá và trên cây. Còn 02 loài còn lại Gekko aaronbaueri Gekko khunkhamensis là chỉ tìm thấy ở vách đá.

Còn nhóm Thạch sùng cụt Gehyra, Thạch sùng Hemidactylus và Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus cả 03 nhóm trong nghiên cứu này ghi nhận được là 11 loài tất cả các loài đều được tìm thấy ở vách đá, trong đó có một loài có gặp ở cả vách đá và mặt đất là Thạch sùng dẹp Hemiphyllodactylus kiziriani và còn 02 loài phố biến gặp ở cả vách đá và trên cây như Thạch sùng Hemidactylus frenatus Hemidactylus platyurus còn lại là chỉ gặp ở vách đá.

Thảo luận: Nghiên cứu của Lê Đức Minh và công sự (2018) về phân bố địa lý của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở miền Bắc Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm Tắc kè Gekko palmatus và giống Hemiphyllodactylus đều có mức độ đa dạng di truyền cao. Bên cạnh đó, cây phát sinh chủng loài đã bước đầu cho thấy sông Hồng có thể là ranh giới tự nhiên về phần bố của các loài tắc kè. Tuy nhiên, biên giới tự nhiên này lại không có vai trò trong việc ngăn cản sự trao đổi giữa các quần thể của nhóm Gekko palmatus.


Cụ thể là không có sự phân tách rõ ràng về mặt di truyền giữa các quần thể của nhóm này ở phía Đông và phía Tây của sông Hồng. Hiện tượng này xảy ra có thể do khả năng phát tán cao của nhóm Gekko palmatus và khả năng thích nghi nhanh chóng với các môi trường sống mới của nhóm có phân bố rộng này. Ngoài ra, mức độ đa dạng loài và di truyền của giống Hemiphyllodactylus cao ở phía Tây sông Hồng cho thấy khu vực này là vùng bắt nguồn của nhiều nhánh di truyền và loài của giống này trước khi chúng phát tán sang phía Đông của sông Hồng.

Về sinh cảnh sống các loài thuộc Cyrtodactylus ở Lào phân bố chủ yếu ở hai sinh cảnh chính: rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh. Các loài thằn lằn ngón Cyrtodactylus ở Lào thường được tìm thấy ở độ cao từ 150 m cho tới 730 m so với mực nước biển Uetz et al. (2021).

3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn Tắc kè ở khu vực nghiên cứu

3.5.1. Các loài quý hiếm và đặc hữu

Dựa trên các cơ sở về mặt pháp lý và khoa học để xác định các loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các tài liệu tham khảo ở phạm vi của Lào gồm Nghị định số 08/CP/2021 của Chính phủ về danh lục động vật hoang dã ở Lào; tài liệu quốc tế gồm Danh lục Đỏ IUCN (2021), Phụ lục CITES (2021). Các loài chỉ phân bố ở Lào được coi là loài đặc hữu.

Theo đó đã xác định được 09 loài tắc kè bị đe dọa trong Danh lục Đỏ IUCN (2021), cụ thể như sau: Loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus jaegeri bị đe dọa cấp CR (Rất nguy cấp), Cyrtodactylus khammouanensis; Cyrtodactylus lomyenensis; Gekko aaronbaueri; Gekko boehmei; Gekko bonkowskii; Gekko sengchanthavongi; Gekko thakhekensis bị đe doạ cấp VU (Sẽ nguy cấp); và loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus wayakonei bị đe doạ cấp NT (Sắp bị đe dọa).

Có 45 loài có tên trong Nghị định số 08/CP/2021 của Chính phủ về danh lục động vật hoang dã. Loài Cnemaspis laoensis; Giống Thằn lằn ngón


(Cyrtodactylus) có 22 loài: C. bansocensis; C. buchardi; C. calamei; C. cryptus; C. darevskii; C. hinnamnoensis; C. interdigitalis; C. jaegeri; C. jarujini; C. khammouanensis; C. lomyenensis; C. multiporus; C. pageli; C. roesleri; C. rufford; C. sommerladi; C. soudthichaki; C. spelaeus; C. teyniei;

C. thathomensis; C, vilaphongi; C. wayakonei. Giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) có 1 loài: D. siamensis. Giống Tắc kè (Gekko) có 11 loài: G. aaronbaueri; G. boehmei; G. bonkowskii; G. gecko; G. kabkaebin; G. lionotum; G. nadenensis; G. petricolus; G. scientiadventura; G. sengchanthavongi; G. thakhekensis. Giống Thạch sùng cụt 1 loài là Gehyra mutilata. Giống Thạch sùng (Hemidactylus) có 5 loài: H. aquilonius; H. bowringii; H. frenatus; H. ganotii; H. platyurus. Giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) có 4 loài: H. indosobrinus; H. kiziriani; H. serpispecus; H. yunnanensis. Tất cả 45 loài đều được xếp vào danh lục II (nhóm động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, môi trường và nghiên cứu khoa học).

Có 33 loài đặc hữu của nước Lào bao gồm: Loài Thằn lằn đá ngươi tròn Cnemaspis laoensis; Giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus): C. bansocensis; C. buchardi; C. calamei; C. darevskii; C. hinnamnoensis; C. houaphanensis; C. jaegeri; C. khammouanensis; C. lomyenensis; C. muangfuangensis; C. multiporus; C. ngoiensis; C. pageli; C. rufford; C. sommerladi; C. soudthichaki; C. spelaeus; C. teyniei; C. thathomensis; C. vilaphongi; C. wayakonei. Giống Thằn lằn chân lá (Dixonius): D. lao; D. somchanhae. Giống Tắc kè (Gekko): G. aaronbaueri; G. boehmei; G. bonkowskii; G. kabkaebin; G. nadenensis; G. sengchanthavongi; G. Thakhekensis. Giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus): H. indosobrinus; H. kiziriani; H. serpispecus (bảng 3.6).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023