Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Trình Bày Và Công Bố Thông Tin Về Công Cụ Tài Chính


Desai- 1971; Wallace and Naser (1995).[66, 67]

Theo nghiên cứu của Malone, Fries, và Jones(1993) thì mức độ trình bày và công bố thông tin có mối liên hệ chặt chẽ với số lượng cổ đông và tình hình tài chính hiện tại của DN.

Có 4 đề tài về mức độ trình bày và công bố thông tin về các công cụ tài chính phái sinh được tiến hành bởi các học giả người Úc như Hassan, Percy and Goodwin-Stewart (2006-2007), Chalmers và Godfrey (2004 and 2000) và Chalmers (2001). Tuy nhiên, phần lớn chỉ đánh giá mức độ trình bày và công bố thông tin (DQ) trong quá trình công bố tự nguyện. Chalmers and Godfrey (2000) đã chỉ ra sự khác biệt giữa kế toán kế toán các công cụ phái sinh (theo tiêu chuẩn AASB 1033: Trình bày và công bố về công cụ tài chính phát hành năm 1996) và thực tại công tác kế toán tại các DN dựa vào BCTC ngày 30/6/1998 của 500 DN lớn nhất nước Úc. Nghiên cứu của Chalmers and Godfrey (2000) đã cho thấy mức độ trình bày và công bố thông tin không như mong đợi.

Riêng Hassan, Percy and Goodwin-Stewart lại tập trung vào tính minh bạch của các công bố về công cụ tài chính phái sinh giữa các DN trong ngành công nghiệp khai khoáng trước khi áp dụng Các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Úc. Ông đánh giá tính minh bạch dựa vào Bộ tiêu chuẩn AASB 1033. Các DN lớn và có tỷ lệ giá trên lợi nhuận cao và tỷ lệ Tổng nợ trên vốn CSH sẽ công bố rõ ràng hơn về các công cụ tài chính phái sinh.

Một nghiên cứu gần đây về công cụ tài chính của Lopes và Rodrigues(2007) cũng tập trung xác định các tiêu chuẩn công bố tự nguyện về công cụ tài chính ở các DN Bồ Đào Nha, Bảng Hạng mục Công bố được phát triển dựa vào các quy định ở IAS32: Công bố và trình bày và IAS39: Ghi nhận và Đo lường. Quy mô của DN, lĩnh vực kinh doanh và DN kiểm toán có quan hệ mật thiết với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính[54][64].

Ở Malaysia, Norkhairul Hafiz(2003) đã chứng minh được sự liên kết giữa các công bố tự nguyện về công cụ tài chính phái sinh với 2 đặc điểm của DN là quy mô và mức độ hoạt động ở nước ngoài. MASB ED 24 Các công cụ tài chính: Công


bố và trình bày được sử dụng để kiểm tra chất lượng của việc công bố tự nguyện.

Tại các nước đang phát triển có các nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ giữa đặc tính của doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin [61], [62]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Việc nghiên cứu mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong các DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM trước và sau khi áp dụng Thông tư 210/2009/TT-BTC là rất quan trọng bởi nó cung cấp những bằng chứng xác thực về chỉ số DQ của các DN niêm yết từ đó giúp cho nhà quản lý, nhà soạn thảo tiêu chuẩn kế toán trong việc ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính tại Việt Nam.

PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 8

Một trong các đặc điểm có liên hệ mật thiết với chính sách công bố thông tin là quy mô của DN. Có rất nhiều lý do để khẳng định tại sao các DN lớn công bố nhiều thông tin hơn (Cooke 1991).

Singhvi and Desai(1971) khẳng định các DN lớn được chờ đợi sẽ cung cấp nhiều thông tin minh bạch hơn nhất là khi họ đang chịu chi phí tích lũy thông tin chi tiết thấp hơn, họ có nhiều chứng khoán trái phiếu dễ bán và ít áp lực về tài chính. Thêm vào đó, các DN lớn thường cung cấp các thông tin minh bạch hơn để giảm chi phí chính trị. Các nghiên cứu của Cooke(1989, 1991), Firth (1979), Singhvi and Desai(1971), Wallace and Naser(1994, 1995), Ahmed and Nicholls(1994), Riahi- Belkaoui(2001) Ali, Ahmed and Henry(2003), Norkhairul Hafiz(2003), Chalmers and Godfrey(2004), Hassan, Percy and Goodwin-Stewart(2006-2007) and Lopes and Rodrigues(2007) đã chỉ rõ rằng quy mô của DN có liên hệ chặt chẽ với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính. Đó cũng chính là giả thuyết đầu tiên:

Giả thuyết 1:Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong Báo cáo tài chính có liên hệ chặt chẽ, tỷ lệ thuận với quy mô của DN.

Mặt khác, các nghiên cứu trước đó đã khẳng định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng ảnh hưởng tới mức độ trình bày và công bố thông tin. Một DN kinh doanh có lãi có thể sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn để truyền đạt


những tin tốt tới các nhà đầu tư nhằm gia tăng giá trị DN (Ali, Ahmed and Henry 2003) và nâng mức tiền lương quản lý (Wallace- 1994). Trong khi đó, Wallace and Naser(1995) lại chỉ ra mối quan hệ xấu giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin. Còn Hassan, Percy and Goodwin-Stewart(2006-2007) lại nhận định rằng các DN khai khoáng hoạt động hiệu quả sẽ cung cấp nhiều thông tin minh bạch (dựa vào chỉ số DQ cao). Vì vậy giả thuyết số 2 là:

Giả thuyết số 2: Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong Báo cáo tài chính có liên hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh của DN.

Thêm nữa, qua nghiên cứu thấy rằng khi thuê DN kiểm toán lớn, uy tín thường đem lại Báo cáo tài chính có chất lượng cao hơn. Các kiểm toán viên có vai trò quyết định về mức độ trình bày và công bố thông tin bởi DN được kiểm toán. Theo DeAngelo(1981), Fama và Jensen(1983), nguyên nhân chính là do các DN kiểm toán lớn thường có nhiều khách hàng, và có các ưu đãi để duy trì sự độc lập với khách hàng[32], [35]. Các DN được kiểm toán có xu hướng cố tình báo cáo sai hoặc không tuân theo quy định về công bố bắt buộc. Do đó danh tiếng của các DN kiểm toán lớn bị giảm đi khi Khách hàng cung cấp những báo cáo thường niên kém chất lượng (Ali, Ahmed and Henry, 2003; Chalmers and Godfrey, 2004) hoặc khi họ lừa đảo hoặc lừa dối khách hàng bằng cách xác nhận báo cáo thường niên của KH (Owusu-Ansah, 1998). Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của Arthur Andersen, kiểm toán của Enron. Chính vì vậy, các DN kiểm toán lớn hơn sẽ tác động tới DN được kiểm toán để họ cung cấp những thông tin chất lượng cao.

Cụ thể, Singhvi and Desai(1971), Ahmed and Nicholls(1994), Wallace and Naser(1995) and Lopes and Rodrigues (2007) nhận thấy quy mô của các DN kiểm toán có sự liên kết chặt chẽ với chỉ số DQ. Điều này giúp tác giả đưa ra giả thuyết thứ 3:

Giả thuyết thứ 3:Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong Báo cáo tài chính có liên hệ chặt chẽ với các DN kiểm toán của DN.



Mức độ trình bày và công bố thông tin về CCTC

(DQ)

Quy mô của DN (size, DTA)

DN kiểm toán (Audit)

Kết quả KD DN (PTA, PE)


Sơ đồ 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính

Tác giả Luận án tiến hành kiểm định 3 giả thuyết trên thông qua việc sử dụng phương trình (1) như sau:

DQ= α0 + α1 Size + α2 PTA + α3 PE + α4 DTA + α5 Audit + α6 Yafter + ε (1) Trong phương trình (1), các biến bao gồm:

DQ: mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính Size: Giá trị log của tổng tài sản tại các thời điểm 2010, 2011, 2012 PTA: Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN chia cho tổng tài sản PE: Chỉ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu

DTA: Nợ phải trả chia cho tổng tài sản

Audit: Được nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi 4 công ty kiểm toán lớn (Big 4: Deloitte; Ernst and Young; KPMG; PWH); Nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác.

Yafter: Được nhận giá trị 1 nếu là các năm 2011, 2012 (năm Thông tư 210/2009/TT-

BTC bắt đầu có hiệu lực). Được nhận giá trị 0 là năm 2010 ε : Sai số


2.5. Bài học kinh nghiệm quốc tế về kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính.

2.5.1 Kế toán công cụ tài chính tại một số nước


2.5.1.1. Kế toán công cụ tài chính tại Hoa Kỳ


Hoa Kỳ là quốc gia có nền tài chính phát triển, nơi khơi nguồn các trào lưu đổi mới tài chính và phát triển các công cụ tài chính, đặc biệt là các công cụ tài chính phái sinh. Trong vài thập kỷ qua, hệ thống kế toán Hoa Kỳ đã ban hành nhiều chuẩn mực kế toán về các loại công cụ tài chính khác nhau. Chính vì vậy, Hội đồng kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) có nhiều kinh nghiệm khi xây dựng các nguyên tắc kế toán công cụ tài chính. Như vậy quá trình thiết kế các nguyên tắc kế toán công cụ tài chính của Hoa Kỳ là tư liệu tham khảo bổ ích cho nhiều quốc gia khác nhau. (Phụ lục 2.15 Danh mục các chuẩn mực kế toán Hoa kỳ về công cụ tài chính)

Đối với hoạt động kế toán công cụ tài chính phái sinh, Hội đồng kế toán tài chính Hoa kỳ (FASB) đã ban hành chuẩn mực SFAS133 trong đó quy định việc kế toán các công cụ tài chính và kế toán phòng ngừa rủi ro. Theo hệ thống kế toán Mỹ có 2 phương pháp lựa chọn để ghi nhận công cụ tài chính phái sinh:

- Một là, phương pháp kế toán công cụ tài chính phái sinh được quyết định bởi phương pháp ghi nhận các tài sản và công nợ gốc tương ứng. Cụ thể nếu tài sản hoặc nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị hợp lý thì tài sản và nợ phải trả đó kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý. Nếu tài sản, công nợ gốc được trình bày trên Báo cáo theo phương pháp giá vốn thì sử dụng phương pháp kế toán giá vốn hoặc giá trị phân bổ.

- Hai là, tất cả các công cụ tài chính phái sinh cần được ghi nhận theo giá trị hợp lý không phụ thuộc vào phương pháp kế toán các tài sản và công nợ gốc.

Đối với Hoa Kỳ, nỗ lực thức đẩy quá trình hội tụ vẫn được thực hiện đều đặn và vững chắc. Hiệp ước Norwalk năm 2002 giữa FASB và IASB đã chính thức hóa cho cam kết hội tụ kế toán giữa hai bên. Theo hiệp ước này, FASB và IASB cam kết


sẽ nỗ lực hết mình để:

- Làm cho các chuẩn mực báo cáo tài chính hiện hữu của họ hòa hợp nhau khi thực hiện.

- Cùng nhau hợp tác trong những dự án nghiên cứu trong tương lai, tiếp tục những dự án chung để đảm bảo luôn đạt được sự tương thích, hòa hợp.

- Ưu tiên loại bỏ những khác nhau giữa các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung ở Hoa Kỳ (US GAAP) và IFRS trong cả ngắn hạn và dài hạn.

2.5.1.2. Kế toán công cụ tài chính tại Trung Quốc


Trung Quốc là một nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, có nền kinh tế chuyển đổi từ hệ thống tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Trung Quốc quy định hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đến nay Trung Quốc đã ban hành các chuẩn mực về công cụ tài chính và đưa vào áp dụng từ 1/1/2007.

Giai đoạn trước năm 1997: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển thị trường vốn Trung Quốc. Việc cổ phần hóa các DN nhà nước và phát triển thị trường vốn dẫn đến các tranh cãi về đo lường tài sản trong hệ thống kế toán quốc gia. Năm 1992 Trung Quốc ban hành Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DN (ASBE) và hiệu chỉnh Hệ thống kế toán áp dụng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã ban hành trước đó. Cũng từ đây, với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới Trung Quốc tiến hành xây dựng các chuẩn mực kế toán cụ thể để tiến tới hội tụ kế toán của Trung Quốc với IAS/IFRS.

Với sự phát triển nhanh của thị trường vốn, năm 1998 Trung Quốc ban hành Hệ thống kế toán áp dụng cho các công ty cổ phần và một số chuẩn mực kế toán như: chuẩn mực số 12 (ASBE 12) “Tái cấu trúc các khoản nợ”, “Các khoản đầu tư”, “Các giao dịch phi tiền tệ”. Các chuẩn mực này khuyến khích áp dụng kế toán giá trị hợp lý.


Nhìn chung các chuẩn mực kế toán Trung Quốc tương đối phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (IFRS7, IAS 32, IAS39). Tuy nhiên, có nhiều khác biệt giữa các nội dung của ASBE và IAS. Trong báo cáo của Công ty Kiểm toán Deloitte (Deloitte, 2006) cho thấy có những khác biệt đáng kể trong kế toán công cụ tài chính giữa IAS và ASBE (Phụ lục 2.2 : So sánh IAS và ASBE về kế toán công cụ tài chính)

Năm 2006, Trung Quốc ban hành Chuẩn mực chung và 38 chuẩn mực kế toán cụ thể (CAS: Chineses accounting Standard). Trong 30 chuẩn mực về đo lường các yếu tố thì có 17 chuẩn mực áp dụng giá trị hợp lý ở mức độ nhất định (Phụ lục

2.19 Các chuẩn mực Kế toán về công cụ tài chính tại Trung Quốc)

Tại Trung Quốc, các công ty cổ phần niêm yết chính thức áp dụng hệ thống chuẩn mực mới từ 1/1/2007. Đến đầu năm 2008, Trung Quốc đã thực hiện bước đột phá khi yêu cầu 1.200 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thẩm Khuyến và Thượng Hải phải áp dụng các quy tắc tương tự IAS/IFRS. Tuy nhiên, kết quả của việc áp dụng các chuẩn mực này và tác dụng tích cực của chúng còn gây tranh cãi, chưa hoàn toàn được khẳng định tại Trung Quốc[33].

Songlan Peng đã tổng kết các nghiên cứu về hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Trung quốc (CAS) với IAS/ IFRS và đi đến kết luận: sự hài hòa về chuẩn mực của CAS với IAS/ IFRS là cao nhưng việc thi hành các chuẩn mực này trên thực tế còn nhiều vấn đề, đặc biệt là việc áp dụng cơ sở đo lường giá trị hợp lý trên thực tiễn. Nếu những thay đổi trên không chỉ nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh kế toán Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài, thì đây sẽ là một mốc đánh dấu một sự chuyển dịch toàn diện của các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, nền kinh tế cũng như Chính phủ Trung Quốc nói chung[59].

Theo đó, một hệ thống kế toán mới chắc chắn sẽ có ích cho Trung Quốc, các công ty sẽ quản lý tốt hoá đơn, chứng từ trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng kinh doanh kế toán của họ lại bị phức tạp hoá với việc sử dụng một cẩm nang hướng dẫn dầy cộp cùng sự thiếu rõ ràng trong việc phân biệt các loại dự phòng khác nhau. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với một tốc độ mạnh


mẽ, tuy nhiên, rất khó để đưa ra nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty riêng lẻ. Người ta cho rằng, một số công ty Trung Quốc hiện đang duy trì nhiều hệ thống sổ kế toán khác nhau - một sổ để báo cáo cho nhà nước, một sổ ghi chép nội bộ công ty, một sổ cho các nhà đầu tư nước ngoài và một sổ để báo cáo hoạt động thực tế đang diễn ra. Và ý kiến này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Theo cách tiếp cận mới, sổ kế toán sẽ được lập theo 38 chuẩn mực dựa trên nguyên tắc được thiết lập nhằm phản ánh giá trị kinh tế của một doanh nghiệp, với mục tiêu sử dụng giá thị trường bất cứ khi nào có thể. Việc nắm bắt đầy đủ về doanh thu, chi phí, và nợ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty Trung Quốc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Với tất cả các lợi ích này, quyết định chuyển đổi các chuẩn mực kế toán, theo một nhà quan sát chính quyền đưa ra quyết định này nhằm mục tiêu đưa Trung Quốc hội nhập với phần còn lại của thế giới. Nhưng các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng trên những nền tảng mà Trung Quốc không có, chẳng hạn như kinh nghiệm về ghi chép sổ sách xác thực và thị trường lành mạnh, phát triển cho phép xác định "giá trị hợp lý" của các công cụ tài chính, các loại chứng khoán thương mại (cổ phiếu, trái phiếu...) và các công cụ phái sinh. Quyết định áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như cảm giác bất ngờ. Bởi vì ngay cả với Mỹ, quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới cũng lo ngại về việc áp dụng nguyên tắc báo cáo theo "giá trị hợp lý" dựa theo thị trường và xây dựng lộ trình sẽ chỉ hội tụ một phần với các chuẩn mực quốc tế .

2.5.1.3. Kế toán công cụ tài chính tại Malaysia


Năm 2001 chuẩn mực kế toán công cụ tài chính được ban hành tại Malaysia và trở thành chuẩn mực duy nhất yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày công cụ tài chính trên Báo cáo thường niên. Chuẩn mực này ra đời dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32: Financial Instruments: Disclosure and Presentation. Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia (Malaysian Accounting Standards Board- MASB) đã ban hành chuẩn mực kế toán số 24 (MASB 24) Financial Instruments: Disclosure and Presentation, yêu cầu doanh nghiệp phải công bố các thông tin về công cụ tài

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí