Trình Bày Và Công Bố Thông Tin Về Công Cụ Tài Chính


Lãi, cổ tức và các khoản lãi/lỗ khác liên quan đến nợ phải trả tài chính được ghi nhận như thu nhập hoặc chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Mô hình ghi nhận sau ban đầu nợ phải trả tài chính được thể hiện trong phụ lục 2.5 Ghi nhận sau ban đầu nợ phải trả tài chính

Đối với công cụ vốn chủ sở hữu

Công cụ vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ được phản ánh theo giá trị ban đầu. Khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ được ghi giảm vốn chủ sở hữu.

Khoản phân phối cho những người nắm giữ công cụ vốn chủ sở hữu sẽ trừ trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, Vì vậy khoản thanh toán cổ tức của cổ phiếu ghi giảm lợi nhuận thuộc chủ sở hữu. Chi phí giao dịch liên quan đến công cụ vốn chủ sở hữu sẽ được giảm trừ trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

2.3.1.3. Dừng ghi nhận công cụ tài chính cơ sở


Dừng ghi nhận tài sản tài chính

Dừng ghi nhận là việc đưa tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trước đây đã được ghi nhận ra khỏi Bảng cân đối kế toán. Việc xóa bỏ ghi nhận tài sản tài chính xảy ra khi:

- Quyền theo hợp đồng được nhận tiền hoặc tài sản tài chính đã hết hiệu lực hoặc

- Tài sản tài chính đã được chuyển giao và việc chuyển giao thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Đã chuyển giao quyền được nhận các luồng tiền từ tài sản tài chính

+ Được nhận tiền từ tài sản tài chính nhưng có nghĩa vụ phải trả khoản tiền đó cho tổ chức khác.

Khi dừng ghi nhận toàn bộ tài sản tài chính thì khoản chênh lệch lãi/ lỗ sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh. Chênh lệch lãi/ lỗ được tính bằng: Tổng giá trị các khoản thu được trừ (-)Giá trị ghi sổ cộng hoặc trừ (+/-) khoản lỗ/ lãi lũy kế đã ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.


Nếu tài sản được chuyển giao là một phần của một tài sản tài chính lớn hơn thì giá trị ghi sổ phân bổ cho phần tài sản được chuyển giao được tính dựa trên giá trị hợp lý của toàn bộ tài sản và giá trị của phần tài sản được chuyển nhượng.

Mô hình dừng ghi nhận tài sản tài chính được thể hiện trong phụ lục 2.3 Dừng ghi nhận tài sản tài chính

Dừng ghi nhận nợ phải trả tài chính

Một doanh nghiệp dừng ghi nhận một phần hoặc toàn bộ khoản nợ phải trả tài chính trên Bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi doanh nghiệp đó không còn nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ đó. Nói cách khác đó là khi các nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng đã được thực hiện, được miễn trừ, hủy bỏ, hoặc hết thời hạn hiệu lực.

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của một khoản nợ phải trả đã được tất toán hoặc chuyển nhượng cho một bên khác và khoản thanh toán đã được thực hiện (bao gồm cả tài sản đã chuyển giao hoặc nợ đã xác định) sẽ được ghi nhận vào lãi/ lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Nếu chỉ một phần nợ được mua lại, đơn vị phải tính giá trị ghi sổ của phần tất toán bằng cách phân bổ giá trị ghi sổ trước đó giữa phần tiếp tục ghi nhận và phần dừng ghi nhận- dựa trên tỷ lệ giá trị hợp lý của các phần này vào ngày mua lại.

Khi trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm đáo hạn, doanh nghiệp dừng ghi nhận cấu phần nợ phải trả và chuyển sang ghi nhận trên mục vốn chủ sở hữu. Cấu phần vốn gốc vẫn giữ nguyên là vốn (mặc dù có thể chuyển đổi từ mục này sang mục khác trong vốn chủ sở hữu). Tại thời điểm đáo hạn, không có lãi, lỗ được ghi nhận từ giao dịch chuyển đổi.

Mô hình dừng ghi nhận nợ phải trả tài chính được thể hiện trong phụ lục 2.6 Dừng ghi nhận công cụ vốn chủ sở hữu

Trường hợp mua lại cổ phiếu để hủy bỏ ngay tại ngày mua thì giá trị cổ phiếu được ghi giảm vốn chủ sở hữu tại ngày mua là giá thực tế mua lại và cũng phải ghi giảm vốn chủ sở hữu chi tiết theo mệnh giá và thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại.


Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường, trả cổ tức bằng cổ phiếu quỹ hoặc hủy bỏ số cổ phiếu quỹ thì khoản lãi, lỗ phát sinh không được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh.

Mô hình dừng ghi nhận công cụ vốn chủ sở hữu thể hiện trong phụ lục 2.9

2.3.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh


2.3.2.1. Ghi nhận ban đầu công cụ tài chính phái sinh

Khi ghi nhận công cụ tài chính phái sinh cần phân loại công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh hay cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp:

- Với công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh đo lường giá trị ban đầu theo giá trị hợp lý, ghi nhận tiếp theo theo giá trị hợp lý, sự thay đổi giá trị ghi nhận vào thu, chi tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh.

- Với công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro đo lường giá trị ban đầu theo giá trị hợp lý, ghi nhận tiếp theo theo giá trị hợp lý, sự thay đổi giá trị ghi nhận vào vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

- Khi kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận riêng rẽ các khoản phải thu, phải trả liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và các khoản thanh toán liên quan đến hợp đồng gốc. Các khoản phải thu, phải trả phát sinh từ việc thanh toán hợp đồng gốc không được tính vào giá trị hợp lý tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh.

- Việc phân loại công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc mục đích phòng ngừa rủi ro được thực hiện tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Doanh nghiệp phải kế toán công cụ tài chính phái sinh một cách nhất quán và không được phân loại lại công cụ tài chính phái sinh trong suốt thời gian hiệu lực của công cụ tài chính phái sinh trừ khi công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro không còn đáp ứng các điều kiện để áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro


Chuyển giao tài sản phi tài chính

Không

Được xác định là công cụ

phòng ngừa rủi ro

1. Hợp đồng chưa thực hiện

2. Không thuộc phạm vi điều chỉnh

1. CCTC ps cho mục đích phòng ngửa rủi ro

2. Sử dụng kế toán phòng ngừa rủi ro

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH :

- Giá trị thay đổi theo biến cơ sở

- Khoản đầu tư ban đầu rất nhỏ, hoặc = 0

- Thanh toán trong tương lai


Không

1. CCTC phái sinh cho mục đích kinh doanh

2. Kế toán CCTC theo giá trị hợp lý qua lãi/ lỗ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 7


Sơ đồ 2.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh

Mô hình ghi nhận Hợp đồng kỳ hạn thể hiện trong phụ lục 2.10 Mô hình ghi nhận Hợp đồng tương lai thể hiện trong phụ lục 2.11

Mô hình ghi nhận Hợp đồng quyền chọn thể hiện trong phụ lục 2.12 Mô hình ghi nhận Hợp đồng hoán đổi thể hiện trong phụ lục 2.13

2.3.2.2. Ghi nhận sau ban đầu công cụ tài chính phái sinh


Công cụ tài chính phái sinh ghi nhận sau ban đầu theo giá trị hợp lý. Với công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh, sự thay đổi giá trị ghi nhận vào thu chi tài chính. Với công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro, sự thay đổi giá trị ghi nhận vào vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.


2.3.2.3. Xóa bỏ ghi nhận công cụ tài chính phái sinh.


Công cụ tài chính phái sinh sẽ dừng ghi nhận khi:

- Hợp đồng phái sinh hết hiệu lực (hết hạn)

- Hợp đồng phái sinh được chuyển cho bên khác, với điều kiện:

+ Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu đã được chuyển nhượng

+ Không còn quyền kiểm soát công cụ tài chính phái sinh

Chênh lệch do thay đổi giá trị hợp lý công cụ tài chính phái sinh đã được ghi nhận vào Vốn chủ sở hữu sẽ được chuyển sang mục thu/chi trên Báo cáo kết quả kinh doanh khi dừng ghi nhận công cụ tài chính phái sinh dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro.

Mô hình ghi nhận Hợp đồng kỳ hạn thể hiện trong phụ lục 2.10 Mô hình ghi nhận Hợp đồng tương lai thể hiện trong phụ lục 2.11

Mô hình ghi nhận Hợp đồng quyền chọn thể hiện trong phụ lục 2.12 Mô hình ghi nhận Hợp đồng hoán đổi thể hiện trong phụ lục 2.13

2.4 Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính


2.4.1 Trình bày công cụ tài chính


Khi trình bày công cụ tài chính trên Bảng cân đối kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chung: Công cụ tài chính do đơn vị phát hành hay đầu tư là nợ phải trả tài chính, tài sản tài chính hay công cụ vốn chủ sở hữu phải tôn trọng bản chất tài chính của giao dịch hơn hình thức. Theo đó, căn cứ quan trọng để trình bày công cụ tài chính trên Bảng cân đối kế toán là dựa vào bản chất các luồng tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng và định nghĩa về từng loại công cụ tài chính là tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu (Bảng 2.1)

- Nguyên tắc trình bày công cụ tài chính phức hợp: Các công cụ tài chính phức hợp có hợp đồng chủ là tài sản tài chính được xử lý như một tài sản tài chính,


không tách riêng công cụ phái sinh chìm khỏi hợp đồng chủ. Trường hợp còn lại, khi hợp đồng chủ là tài sản phi tài chính hay nợ phải trả tài chính, theo nguyên tắc chung sẽ tách công cụ phái sinh chìm khi đủ điều kiện tách. Khi không đủ điều kiện tách công cụ phái sinh chìm, công cụ tài chính phức hợp được trình bày như một công cụ tài chính duy nhất và cần thuyết minh rõ về điều này

- Nguyên tắc bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính: Đa số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính không được bù trừ khi trình bày chúng trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ được phép bù trừ khi và chỉ khi: Đơn vị có quyền pháp lý được bù trừ giữa các giá trị này; Đơn vị có ý định thanh toán các công cụ này trên cơ sở ròng hay việc thanh toán cả tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính diễn ra cùng lúc. Công cụ tài chính này càng phức tạp bởi sự kết hợp của nhiều công cụ tài chính khác nhau, điển hình như Cổ phiếu ưu đãi, Trái phiếu chuyển đổi : công cụ tài chính vừa có đặc điểm của nợ phải trả vừa có đặc điểm của vốn chủ sở hữu. Chính vì thế khi trình bày phải tách công cụ tài chính phức hợp thành các bộ phận cấu thành là nợ phải trả và công cụ vốn chủ sở hữu. Các nguyên tắc cơ bản về trình bày công cụ tài chính như sau:

- Công cụ tài chính do chính tổ chức phát hành khi trình bày trên Bảng cân đối kế toán cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức.

- Cổ phiếu quỹ do doanh nghiệp mua vào ghi giảm trực tiếp vốn chủ sở hữu

- Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ cho nhau và ghi giá trị ròng trên Bảng cân đối kế toán, khi và chỉ khi doanh nghiệp có quyền pháp lý bù trừ hoặc có ý định thanh toán trên cơ sở ròng do tài sản và nợ phải trả tài chính được thanh toán cùng lúc.

Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin liên quan đến công cụ tài chính phái sinh như sau:

Trình bày các công cụ tài chính phái sinh như những khoản mục tài sản và nợ phải trả

Đối với công cụ tài chính phái sinh, giá trị hợp lý là phương pháp đo lường


duy nhất, do đó phải trình bày giá trị hợp lý của công cụ tài chính phái sinh.

Trình bày phương pháp đánh giá các thay đổi giá trị hợp lý của các công cụ tài chính phái sinh bao gồm các khoản lãi/lỗ mang lại do thay đổi giá.

Trình bày chính sách kế toán cho kế toán phòng ngừa rủi ro, trong đó trình bày rõ phòng ngừa rủi ro được tiến hành như thế nào, phương pháp đo lường ảnh hưởng của nó. Các công cụ tài chính phái sinh không thỏa mãn các yêu cầu về hiệu quả phòng ngừa rủi ro cần phải ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chứ không phải là Bảng cân đối kế toán.

2.4.2 Công bố thông tin về công cụ tài chính


2.4.2.1 Những vấn đề cơ bản khi công bố thông tin về công cụ tài chính


Công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp khiến cho yêu cầu công bố thông tin về chúng của các đối tượng sử dụng thông tin ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Chính vì thế cần chú trọng đến việc công bố thông tin về rủi ro từ các công cụ tài chính[21]. Việc công bố thông tin về công cụ tài chính phải đầy đủ để người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được:

- Tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Bản chất, quy mô phát sinh từ công cụ tài chính tác động đến doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và vào ngày lập báo cáo, cùng với cách thức quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Để đạt được 2 mục tiêu ở trên, tổ chức phải công bố:

- Công bố bổ xung thông tin để làm rõ các khoản mục công cụ tài chính đã trình bày trên Bảng cân đối kế toán

- Công bố thông tin về thu nhập, lãi/ chi phí lãi của công cụ tài chính hiện có của doanh nghiệp; lãi/lỗ phát sinh từ công cụ tài chính đã thanh lý trong kỳ

- Công bố thông tin (định tính và định lượng) về rủi ro có thể phát sinh từ công cụ tài chính, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường


- Với mỗi loại phòng ngừa rủi ro, cần công bố thông tin mô tả từng loại phòng ngừa rủi ro, công cụ tài chính được chỉ định là công cụ phòng ngừa rủi ro và bản chất của rủi ro cần được phòng ngừa.

Doanh nghiệp phải thuyết minh các vấn đề sau liên quan đến công cụ tài chính phái sinh: Chính sách kế toán; Loại sản phẩm; Mục đích; Giá trị hợp lý; Giá trị danh nghĩa; Cam kết ngoại bảng [25][26]

2.4.2.2. Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính


Báo cáo tài chính là kênh thông tin để các doanh nghiệp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính. Cơ quan ban hành chế độ, Hội nghề nghiệp kế toán luôn nỗ lực ban hành chuẩn mực kế toán chất lượng cao nhất, những quy định về việc công bố thông tin liên quan đến các công cụ tài chính chi tiết hơn, và rộng rãi hơn. Những chuẩn mực kế toán chất lượng cao đồng nghĩa với BCTC chất lượng cao, từ đó sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào BCTC được cải thiện rõ rệt (Levitt, 1998). Do vậy, các doanh nghiệp tuân theo các quy định trong chuẩn mực kế toán sẽ công bố những thông tin kế toán chất lượng cao[51].

Công bố đầy đủ thông tin là cung cấp tất cả các thông tin cần thiết liên quan tới việc ra quyết định, qua đó đảm bảo chắc chắn rằng các nhà đầu tư không lựa chọn sai.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa mức độ công bố thông tin với các đặc điểm của DN như quy mô, tình hình tài chính, kiểm toán viên, phạm vi kinh doanh, loại hình rủi ro theo ngành. Tập trung vào bài viết của Firth(1979), Cooke (1989, 1991, và 1992), Imhoff(1992), Malone, Fries và Jones(1993), Singhvi và Desai(1971), Heflin, Shaw, và Wild(2001) cùng Wallace và Naser(1995) [36,29,30,31,43,46,55,65,68].

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin với quy mô của doanh nghiệp (trong nghiên cứu của Singhvi and Desai- 1971; Firth- 1979; Cooke- 1989; Cooke- 1992; Imhorff- 1992; Wallace and Nasser- 1995), kết quả hoạt động kinh doanh của DN(Singhvi and

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022