Công Cụ Tài Chính Phát Sinh Và Các Biến Gốc Liên Quan


công cụ vốn chủ sở hữu phải đánh giá theo các quyền kèm theo cổ phiếu đó. Cổ phiếu ưu đãi thường bao gồm các loại sau:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi do Điều lệ doanh nghiệp quy định.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc ở mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ thức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (kể cả khi doanh nghiệp thua lỗ), do đó cổ phiếu này có tính chất như một khoản nợ phải trả.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được doanh nghiệp hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo điều kiện ghi trên cổ phiếu ưu đãi. Với tính chất này cổ phiếu ưu đãi hoàn lại được ghi nhận vào nợ phải trả tài chính, khoản cổ tức chi trả sẽ được kế toán vào chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Nhóm 1: Cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu phát hành bởi doanh nghiệp và được mua lại bởi chính doanh nghiệp đó hoặc các doanh nghiệp liên kết, doanh nghiệp con, nhưng cổ phiếu này không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật chứng khoán. Cổ phiếu quỹ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần khi giải thể doanh nghiệp.

b. Phân loại công cụ tài chính phái sinh

Về công cụ tài chính phái sinh, theo Ingersoll (1987): Theory of financial dicision making [47] Một hợp đồng tài chính được gọi là một công cụ tài chính phái sinh nếu giá trị của hợp đồng đó ở thời điểm đáo hạn T có thể được xác định hoàn toàn bởi giá trị thị trường của tài sản cơ bản. Theo cách này ta hiểu tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng phái sinh thì giá trị của tài sản phái sinh được xác định hoàn toàn bởi giá trị của các tài sản cơ bản, sau thời hạn này hợp đồng phái sinh không còn tồn tại nữa. Công cụ tài chính phái sinh được chia thành 4 loại cơ bản: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn; Hợp đồng hoán đổi.


Nhóm 1: Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. Khi một thực thể trở thành một bên của hợp đồng kỳ hạn, giá trị hợp lí của các quyền và nghĩa vụ thường bằng nhau, do đó giá trị thuần bằng không. Nếu giá trị thuần giữa quyền và nghĩa vụ khác không, hợp đồng được công nhận là tài sản hay trách nhiệm. Hợp đồng kỳ hạn có các đặc điểm như sau:

Là thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên.

Các bên trong hợp đồng không phải mở tài khoản ký quỹ hay trả bất cứ loại phí nào tại thời điểm khởi đầu hợp đồng, theo đó tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, hình thức thanh toán... phụ thuộc hoàn toàn vào thoả thuận cụ thể giữa hai bên tham gia hợp đồng;

Ngày giao hàng và ngày kí kết là khác nhau;

Không được tất toán trước thời điểm đáo hạn hợp đồng, các bên trong hợp đồng kỳ hạn chỉ phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hợp đồng;

Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn là thanh toán song phương, có thể được thực hiện bằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá tại ngày đáo hạn hợp đồng và ngày ký hợp đồng;

Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

Nhóm 2: Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên sàn (trung tâm môi giới) để mua hay bán một số loại hàng hóa chuẩn vào một ngày trong tương lai. Giá được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Hàng hóa chuẩn trong giao dịch mua bán có thể là hàng hóa thông thường hoặc sản phẩm tài chính. Tại ngày bắt đầu hợp đồng, cả người mua và người bán đều phải đặt cọc một khoản


tiền tối thiểu gọi là tiền ký quỹ tại Sở Giao dịch. Mức độ ký quỹ thực tế được tính toán bởi Sở giao dịch. Tiền ký quỹ được niêm yết công khai cho từng hợp đồng tương lai và số tiền ký quỹ này có thể thay đổi tùy theo sự biến động của thị trường. Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ biết ngay lãi/lỗ sau phiên giao dịch, nếu doanh nghiệp có lãi sẽ được cộng vào tiền ký quỹ, ngược lại khoản lỗ sẽ trừ vào tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp.

Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ

hạn là:

1. Niêm yết trên sở giao dịch. Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung

được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.

2. Xoá bỏ rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng đến bên kia.

3.Tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá tiêu chuẩn với thông số kỹ thuật chỉ rõ, theo một thời hạn được ấn định trước.

4. Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market). Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, và không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.


Nhóm 3: Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người nắm giữ nó được phép mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá nhất định với giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu Châu Âu).

Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Hàng hoá ở đây có thể là thương phẩm, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, ngoại tệ…

Nhóm 4: Hợp đồng hoán đổi

Theo IAS 32, Hợp đồng hoán đổi là loại công cụ tài chính phái sinh thể hiện một quyền hoặc nghĩa vụ phải trao đổi trong tương lai, bao gồm trao đổi lãi suất, tiền tệ, trao đổi lãi suất, trao đổi cam kết cho vay, giấy tờ bản lãnh hoặc thư tín dụng.

Như vậy, bản chất của Hợp đồng hoán đổi là sự thỏa thuận mang tính chất pháp lý riêng lẻ giữa hai bên với thời gian cụ thể, với lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi được thực hiện dựa vào nhu cầu nhận hoặc chi trả luồng tiền của từng bên bằng cách đổi lợi ích trên thị trường tài chính này để lấy lợi ích của bên khác trên thị trường tài chính kia.

Hợp đồng hoán đổi được dùng để trao đổi một số tài sản không mang tính chất mua, bán (ví dụ trao đổi đồng EUR lấy đồng USD) hoặc trao đổi một số nghĩa vụ không mang tính chất mua bán (ví dụ trao đổi lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi, trao đổi giá cả hàng hóa biến đổi lấy giá cả hàng hóa cố định).

Hợp đồng hoán đổi được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, thường không được mua bán trao đổi như các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai vì chúng là hợp đồng giữa hai bên xác định. Do đó cách duy nhất để thoát khỏi hợp đồng này là bằng thỏa thuận song phương để hủy hợp đồng hoặc chuyển nhượng cho bên thứ 3 với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác[19].

Theo dạng vật chất của tài sản cơ sở, Hợp đồng hoán đổi có những dạng chủ yếu sau: Hợp đồng hoán đổi lãi suất, Hợp đồng hoán đổi hàng hóa, Hợp đồng hoán đổi tiền tệ.


Như vậy theo tác giả, công cụ tài chính phái sinh luôn gắn liền với sự biến động giá các tài sản khác(biến gốc). Epstein và Mirza (2005) đã liệt kê các loại công cụ tài chính phái sinh và các biến gốc đi kèm [34]: (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Công cụ tài chính phát sinh và các biến gốc liên quan


Công cụ tài chính phái sinh

Loại công cụ tài chính phái sinh (Hợp đồng phái sinh)

Các biến gốc ảnh hưởng đến giá hợp đồng

phái sinh


Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất

Tỷ lệ lãi suất

Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ

Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa

Đơn giá hàng hóa

Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu

Giá cổ phiếu


Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn trái phiếu

Tỷ lệ lãi suất

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, lãi suất

Hợp đồng quyền chọn chứng khoán

Giá cổ phiếu, trái phiếu


Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai lãi suất

Tỷ lệ lãi suất

Hợp đồng tương lai tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ

Hợp đồng tương lai hàng hóa

Đơn giá hàng hóa


Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Tỷ lệ lãi suất

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa

Đơn giá hàng hóa

Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu

Giá cổ phiếu

Hợp đồng hoán đổi tín dụng

Tỷ lệ tín dụng hoặc danh

mục giá tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [34])

Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất….Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những


công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo.

Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì thế nên không phải lúc nào công cụ tài chính phái sinh sử dụng để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo 1 số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính cổ phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Hay như Great Britain’s Bearing, một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các hợp đồng tương lai trong một thương vụ ở Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tai 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92 % các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lí rủi ro.

2.2 Đo lường công cụ tài chính

2.2.1 Đo lường công cụ tài chính cơ sở

2.2.1.1 Đo lường tài sản tài chính

Tài sản tài chính bao gồm 4 loại: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi (lỗ); Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; Khoản cho vay hoặc phải thu; Tài sản tài chính khác. Tại thời điểm ban đầu, thời điểm sau ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được đo lường theo nguyên tắc sau (Bảng 2.4).


Bảng 2.4: Đo lường Tài sản tài chính



Thời điểm

Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ


Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn


Khoản cho vay và phải thu


Tài sản tài chính khác


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Ghi nhận ban đầu

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý + chi phí giao dịch

Ghi nhận sau ban

Giá trị hợp lý

Giá trị phân bổ theo

Giá trị hợp lý qua Vốn CSH

đầu

qua BC KQKD

phương pháp lãi suất thực

Giá gốc trong trường hợp giá trị



qua BC KQKD

hợp lý không thể xác định được




một cách đánh tin cậy

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [23], [28])

Giá trị hợp lý là giá được thỏa thuận giữa bên sẵn sàng mua và bên sẵn sàng bán trong một giao dịch tự nguyện, không phải là một số tiền mà doanh nghiệp sẽ nhận được hay phải trả trong một giao dịch bắt buộc, khi thanh lý không tự nguyện hoặc khi buộc phải bán. Việc xác định giá trị hợp lý đi theo trình tự như sau (Sơ đồ 2.1):

Giá niêm yết


Giá giao dịch gần đây



Giá niêm yết các công cụ tương tự được điều chỉnh


Mô hình định giá

Sơ đồ 2.1: Trình tự xác định giá hợp lý


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [37])


Giá niêm yết trên thị trường hoạt động là bằng chứng tốt nhất của giá trị hợp lý và phải được sử dụng để xác định giá trị khi có thể. Giá trị hợp lý của một danh mục các công cụ tài chính là tích số của số lượng nắm giữ và giá niêm yết của công cụ đó (Giá trị hợp lý phải phản ánh giá chào mua). Nếu không có giá niêm yết thì sử dụng giá được giao dịch gần thời điểm xác định (10-15 ngày). Khi không có giá một số giao dịch gần nhất với thời điểm xác định giá trị hợp lý, ta sử dụng giá các công cụ tương tự được niêm yết, được điều chỉnh làm giá trị hợp lý. Nếu các bước trên không thực hiện được thì giá trị hợp lý được xác định bằng các phương pháp định giá.

Chi phí giao dịch là chi phí liên quan trực tiếp tới việc mua hoặc phát hành tài sản/ công nợ tài chính: các khoản phí và hoa hồng trả cho đại lý, bên tư vấn, bên môi giới, các khoản phí giao dịch và các giao dịch viên. Chi phí giao dịch không bao gồm thặng dư hoặc chiết khấu, chi phí tài trợ cho việc mua hoặc phân bổ chi phí quản lý nội bộ.

Giá trị phân bổ = Giá ban đầu – Thanh toán tiền gốc +/- Phân bổ lũy kế chênh lệch giá trị ban đầu và giá trị nhận lại tại thời điểm đáo hạn có sử dụng phương pháp lãi suất thực – Giảm giá trị hoặc không thu hồi được.

2.2.1.2 Đo lường nợ phải trả tài chính


Nợ phải trả tài chính được chia thành 2 nhóm: Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi (lỗ) và Nợ phải trả tài chính khác. Việc đo lường biểu hiện trong bảng sau (Bảng 2.5):

Bảng 2.5: Đo lường Nợ phải trả tài chính



Thời điểm

Nợ tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ


Nợ phải trả tài chính khác

Nhóm 1

Nhóm 2

Ghi nhận ban đầu

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý điều chỉnh cho chi phí

giao dịch

Ghi nhận sau

ban đầu

Giá trị hợp lý

Giá trị phân bổ

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí