Các Loại Công Cụ Tài Chính Trên Bảng Cân Đối Kế Toán


nghiệp, hoặc được phân loại thành nợ- đại diện cho một khoản nhà đầu tư cho vay tiền hoặc tài sản.

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy công cụ tài chính có thể là công cụ vốn chủ sở hữu hoặc nợ phải trả tài chính đứng trên góc độ người phát hành công cụ tài chính. Đồng thời công cụ tài chính có thể không có kết cấu vật chất, đó chỉ là tài liệu ảo hoặc bút toán ghi sổ.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32, CCTC được định nghĩa: Công cụ tài chính là bất kì một hợp đồng nào mang lại tài sản tài chính cho một doanh nghiệp và nợ tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu cho một doanh nghiệp khác.

Theo Điều 3, Thông tư 210/2009/TT – BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6/11/2009 ban hành thì: “CCTC là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của đơn vị và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác.”

Như vậy, dấu hiệu để nhận biết công cụ tài chính đó là một hợp đồng giữa 2 bên, theo đó hợp đồng mang lại tài sản tài chính cho 1 bên, đồng thời mang đến cho bên kia 1 khoản nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu.

Tài sản tài chính là tiền, công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác hoặc quyền theo hợp đồng được nhận tiền, tài sản tài chính khác hoặc có thể trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính trong điều kiện có lợi cho đơn vị mình.

Tài sản tài chính là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể chỉ là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Tài sản tài chính có đặc điểm không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhưng tài sản tài chính thể hiện quyền đối với thu nhập tạo ra từ tài sản thực. Giá trị của tài sản tài chính phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản thực. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị tài sản tài chính không dựa vào nội dung vật chất mà dựa vào các quan hệ trên thị trường, chính vì vậy cần sử dụng giá trị hợp lý để đo lường tài sản tài chính.

Nợ phải trả tài chính là nghĩa vụ theo hợp đồng phải trả tiền, tài sản tài chính hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính trong điều kiện bất lợi cho đơn vị mình.


Công cụ vốn chủ sở hữu là bất kỳ hợp đồng nào thể hiện quyền được nhận số tài sản còn lại của một doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đó. Công cụ vốn chủ sở hữu phải có hai đặc điểm sau:

- Công cụ vốn chủ sở hữu không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng phải trả tiền, chuyển giao tài sản tài chính cho đơn vị khác hoặc phải trao đổi tài sản tài chính( hoặc nợ phải trả tài chính) cho đơn vị khác trong điều kiện bất lợi.

- Công cụ tài chính này sẽ hoặc có thể được thanh toán bởi công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị phát hành nếu: Là một công cụ tài chính phi phái sinh (không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng yêu cầu cung cấp số lượng thay đổi công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị phát hành); hoặc Là công cụ tài chính phái sinh chỉ được thanh toán số tiền (hoặc tài sản tài chính) cố định, cho số lượng cố định công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị phát hành.

Như vậy, công cụ tài chính bao gồm: Tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu. Công cụ tài chính phái sinh là một trường hợp đặc biệt của công cụ tài chính, nó có thể là khoản phải thu (tài sản tài chính) hoặc có thể là khoản phải trả (nợ phải trả tài chính). Việc nhận diện công cụ tài chính phái sinh như sau.

2.1.1.2 Nhận diện công cụ tài chính phái sinh


Theo IAS 39, công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà:

- Giá của nó thay đổi theo sự thay đổi giá của một tài sản cơ bản khác (giá chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, giá hàng hóa, hạn mức hoặc tỷ lệ tín dụng...)

- Không phát sinh các chi phí đầu tư ban đầu hoặc phát sinh một lượng chi phí nhỏ

- Được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai


Theo thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính: Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng có đồng thời ba đặc điểm sau:

(a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham gia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở);

(b) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường;

(c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.

Như vậy công cụ tài chính phái sinh gắn liền với một khoản phải thu (tài sản tài chính) hoặc nợ phải trả tài chính trong tương lai, do đó cần được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.

Tóm lại, công cụ tài chính bao gồm: Tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu. Việc nhận diện công cụ tài chính rất quan trọng để có thể phân loại công cụ tài chính, từ đó ảnh hưởng đến công việc kế toán căn bản như: ghi nhận, đo lường và trình bày các công cụ tài chính.

2.1.2 Phân loại công cụ tài chính


2.1.2.1 Phân loại công cụ tài chính theo khoản mục trên Bảng cân đối kế toán


Theo Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì công cụ tài chính được ghi nhận vào một trong 3 mục sau: Tài sản (tài sản tài chính), nợ phải trả (nợ phải trả tài chính) hoặc công cụ vốn chủ sở hữu. Đây là cách phân loại cơ bản giúp cho việc nhận diện các công cụ tài chính khi trình bày chúng trên Bảng cân đối kế toán. Từng loại công cụ tài chính được miêu tả cụ thể trong Bảng

2.1 sau:


Bảng 2.1: Các loại công cụ tài chính trên Bảng cân đối kế toán


Công cụ tài chính

Nhóm

Loại

1. Tài sản tài chính

1. Tiền

Tiền mặt, tiền gửi

2. Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác

Cổ phiếu đầu tư

3. Các quyền theo hợp đồng nhận tiền hay một tài sản tài chính khác, hoặc trao đổi tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính với đơn vị khác trong điều kiện thuận lợi

Trái phiếu đầu tư, phải thu thương mại,

4. Một số hợp đồng được thanh toán bằng vốn chủ sở hữu của đơn vị

Phải thu về cổ phần hóa

II. Nợ phải trả tài chính

1. Các nghĩa vụ theo hợp đồng phải giao tiền hay tài sản tài chính, hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ tài chính với đơn vị khác trong điều kiện bất lợi

Trái phiếu phát hành, phải trả thương mại, vay theo khế ước

2. Một số hợp đồng được thanh toán bằng vốn chủ sở hữu của chính đơn vị

Trái phiếu chuyển đổi

III. Công cụ Vốn chủ sở hữu

1. Hợp đồng cho phép hưởng lợi ích còn lại trong các tài sản của một đơn vị sau khi trừ hết nợ phải trả của đơn vị đó

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [20], [50])


2.1.2.2 Phân loại công cụ tài chính theo yêu cầu đo lường và công bố thông tin


Trong IAS39 và IFRS9, việc phân loại các tài sản tài chính và nợ tài chính sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc đo lường và ghi nhận đối với từng loại. Theo IFRS7 yêu cầu phân loại công cụ tài chính cho mục đích thuyết minh thông tin chi tiết về từng loại công cụ tài chính, cụ thể như sau (Bảng 2.2).


Bảng 2.2: Phân loại công cụ tài chính theo yêu cầu đo lường


Công cụ tài chính

Đo lường

Chi tiết

I. Tài sản tài chính luôn được đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch do thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh

FVTPL

(Fail value through profit or loss)

1. Tài sản tài chính kinh doanh

2. Tài sản tài chính được lựa

chọn ghi theo FVPL ngay từ ghi nhận ban đầu

II. Tài sản tài chính được đo lường sau ghi nhận ban đầu theo giá trị phân bổ

AC

(Amortised cost)

1. Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

2. Khoản cho vay và phải thu

III. Tài sản tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập

hoãn lại

FVOCI

(Fair value through

other comprehensive income)

1. tài sản tài chính khác

IV. Nợ tài chính luôn được đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào Báo cáo

kết quả kinh doanh

FVTPL

1. Nợ tài chính để kinh doanh

2. Nợ tài chính được lựa chọn ghi theo FVPL ngay từ ghi

nhận ban đầu

V. Nợ tài chính được đo lường sau ghi

nhận ban đầu theo giá trị phân bổ

AC

(Amortised cost)

1. Các khoản nợ khác

VI. Các công cụ tài chính thuộc kế toán phòng ngừa rủi ro

FVOCI

Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi dùng cho mục đích phòng

ngừa rủi ro

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [53])


Cách phân loại trên dựa vào bản chất các luồng tiền của công cụ tài chính và mục tiêu quản trị công cụ tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy các công cụ tài chính trong cùng một nhóm không chỉ có cùng bản chất kinh tế ban đầu mà còn được doanh nghiệp đầu tư hay phát hành với cùng mục đích. Cách phân loại này là cơ sở quan trọng để xây dựng nguyên tắc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin cho từng loại công cụ tài chính.


2.1.2.3 Phân loại công cụ tài chính theo nguồn gốc

Căn cứ vào nguồn gốc, công cụ tài chính bao gồm công cụ tài chính cơ sở và công cụ tài chính phái sinh. Công cụ tài chính cơ sở bao gồm: tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu. Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính có luồng tiền bắt nguồn từ các đại lượng cơ sở như tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán, giá chứng khoán.

Cách phân loại trên giúp cho việc nhận rõ được bản chất kinh tế, luồng tiền trong tương lai của các công cụ tài chính, từ đó lựa chọn cơ sở đo lường phù hợp đối với từng loại công cụ tài chính.

a. Phân loại công cụ tài chính cơ sở

Công cụ tài chính cơ sở được phân thành: tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu với việc phân loại như sau:

Phân loại tài sản tài chính

Tài sản tài chính bao gồm 4 loại: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ, Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, Khoản cho vay hoặc phải thu, Tài sản tài chính khác.

Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ là những tài sản nắm giữ để kinh doanh hoặc được doanh nghiệp xác nhận ghi vào nhóm này.

Tài sản tài chính để kinh doanh là những tài sản: Mua với mục đích sẽ bán lại trong thời gian ngắn hoặc được quản lý trong 1 nhóm công cụ tài chính với mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc là công cụ tài chính phái sinh.

Khi một đối tượng kế toán được phân loại vào nhóm tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ thì không được phép phân loại lại vào nhóm khác. Nếu không có giá thị trường (giá niêm yết trên thị trường hoạt động) và giá trị hợp lý không thể xác định được thì cổ phiếu không được phân loại vào nhóm tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ.

Nhóm 2: Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Nhóm này có đặc tính như sau: Không phải là công cụ tài chính phái sinh và


Chúng có thời gian đáo hạn cố định, xác định rõ số tiền thanh toán đồng thời Công ty có chủ ý và khả năng tích cực giữ đến ngày đáo hạn. Trái phiếu có thể được phân loại vào nhóm này nếu công ty xác định rõ sẽ giữ nó đến ngày đáo hạn.

Nhóm tài sản Giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận theo giá trị phân bổ nên việc phân loại lại sẽ tạo ra rất nhiều sự thay đổi về thu/ chi trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Sử dụng phương pháp giá trị phân bổ chỉ phù hợp nếu khoản đầu tư được giữ đến ngày đáo hạn và lấy được tiền theo đúng hợp đồng.

Nhóm 3: Khoản cho vay hoặc phải thu

Cho vay hoặc phải thu có những tính chất sau: Không phải là công cụ tài chính phái sinh, chúng có số tiền thanh toán xác định đồng thời tài sản này không được niêm yết trên thị trường hoạt động.

Thuộc nhóm 3 bao gồm: khoản cho vay không xác định giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư trái phiếu., phải thu khách hàng, ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác, ký cược ký quỹ.

Nhóm 4: Tài sản tài chính khác

Tài sản tài chính khác là những công cụ tài chính còn lại không thuộc 3 nhóm trên (Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ; Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; Cho vay và phải thu). Tài sản tài chính thuộc nhóm này bao gồm: ngoại tệ, vàng bạc dùng trong thanh toán của doanh nghiệp phi tài chính; khoản đầu tư dài hạn; khoản đầu tư ngắn hạn nhưng không có giá niêm yết hoặc không thể xác định được giá trị hợp lý.

Việc phân loại tài sản tài chính rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính sẽ đo lường theo phương pháp nào, lãi/ lỗ sẽ ghi nhận vào đâu.

Phân loại nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính được chia thành 2 loại: Nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ và Nợ phải trả tài chính khác.

Nhóm 1: Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ bao gồm:


Nợ phải trả để kinh doanh và Nợ phải trả tài chính được doanh nghiệp phân loại vào nhóm này. Trong đó nợ phải trả để kinh doanh có các đặc điểm sau:

+ Được mua chủ yếu với mục đích bán lại trong thời gian ngắn.

+ Một phần của danh mục công cụ tài chính được quản lý với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn trong giai đoạn vừa qua

+ Là một công cụ tài chính phái sinh Nhóm 2: Nợ phải trả tài chính khác

Nợ phải trả tài chính khác là các khoản nợ phải trả tài chính không thuộc nhóm trên (Nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ).

Phân loại công cụ vốn chủ sở hữu

Công cụ vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phiếu phổ thông (cố phiếu thường), cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ưu đãi.

Nhóm 1: Cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là giấy chứng nhận xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với doanh nghiệp và xác nhận việc cho phép cổ đông được trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Khi giải thể doanh nghiệp, cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại sau khi doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông được hưởng lợi tức khi doanh nghiệp có lãi và Đại hội đồng cổ đông quyết định chia cổ tức.

Nhóm 2: Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Đó là giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với doanh nghiệp. Việc xác định cổ phiếu ưu đãi là một công cụ nợ phải trả hay

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí