Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 20


- Cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán công cụ tài chính và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán công cụ tài chính tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp phản ánh, giám sát hoạt động tài chính kinh doanh tốt hơn.

- Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung các khoản mục trên Báo cáo tài chính liên quan đến trình bày và công bố công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh.

- Cần nêu phương pháp rõ ràng khi tổng hợp các chỉ tiêu về công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh giúp cho việc thống nhất số liệu, từ đó đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán.

- Trong quá trình soạn thảo, triển khai thực hiện cần có tổng kết, đánh giá để sửa chữa, bổ xung cho phù hợp với thực tại của doanh nghiệp và đảm bảo tính khả thi.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hội thảo về kế toán công cụ tài chính


4.3.2 Về phía doanh nghiệp


Doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các kênh đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán để nâng cao hiểu biết thực tế, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh, hoặc để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chính sách để nâng cao nguồn nhân lực kế toán, tạo điều kiện cho người làm công tác kế toán tham gia hội thảo, các lớp học nâng cao, đồng thời doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác kế toán để người làm nghề kế toán luôn phải đổi mới, cập nhập kiến thức chuyên ngành phục vụ nhu cầu quản lý tăng lên của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Bên cạnh các giải pháp trên, theo tác giả luận án, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau:

- Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính mà Nhà nước ban hành, nhất là trong việc tuân thủ các quy định về kế toán công cụ tài chính và quán triệt tinh thần này đối với các phòng ban, đặc biệt phòng kế toán.

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 20

- Mặt khác doanh nghiệp cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trong đó có việc phân công nhiệm vụ cho phần hành kế toán công cụ tài chính với các công việc cụ thể như sau:


Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời về mặt số lượng, giá trị công cụ tài chính hiện có theo từng loại công cụ tài chính, tình hình tăng, giảm công cụ tài chính trong doanh nghiệp, từ đó cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát công cụ tài chính theo mục tiêu đề ra.

Tính toán và phản ánh chính xác giá trị công cụ tài chính, sự thay đổi giá trị hợp lý công cụ tài chính để tập hợp vào thu chi hoạt động tài chính hoặc chênh lệch do thay đổi giá trị công cụ tài chính.

Tham gia lập kế hoạch, dự toán quá trình huy động vốn, sử dụng vốn, sử dụng công cụ tài chính cho mục đích quản trị tài chính doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

Khi thực hiện phần hành kế toán công cụ tài chính cần hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin cho quản trị tài chính doanh nghiệp như: cung cấp thông tin cho việc ra quyết định huy động vốn với cơ cấu vối tối ưu theo các thời kỳ; cung cấp thông tin cho việc phân tích đánh giá quá trình sử dụng vốn; cung cấp thông tin để thiết lập chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý.

- Nhà quản trị doanh nghiệp đề ra kế hoạch biện pháp xây dựng hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp từ đó tạo áp lực trong việc nâng cao số lượng, chất lượng thông tin tài chính được công bố.

- Theo tác giả luận án, doanh nghiệp cần chú trọng vai trò của nhà đầu tư, đối tác, doanh nghiệp kiểm toán trong việc kiểm soát mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ đó tạo áp lực để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong doanh nghiệp.

4.3.3 Về phía các cơ sở đào tạo


Hiện nay trong các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại các trường trên cả nước chưa chú trọng đến kế toán công cụ tài chính. Do vậy với chức năng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán, các cơ sở đào tạo phải tích cực hơn nữa, cập nhật đưa nội dung kế toán công cụ tài chính là một phần hành cần phải được giảng dạy trong môn học Kế


toán tài chính trong doanh nghiệp và Hệ thống thông tin kế toán. Các công việc cụ thể cần làm như sau:

- Chủ động xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về kế toán công cụ tài chính, trang bị kiến thức cho người học phù hợp với thực trạng trong các doanh nghiệp Việt Nam, vừa hướng tới phổ biến thông lệ kế toán quốc tế về công cụ tài chính.

- Xúc tiến các nhóm nghiên cứu khoa học về kế toán công cụ tài chính, từ đó có những đóng góp kiến nghị với cơ quan ban hành chế độ về việc hoàn thiện chính sách và áp dụng chính sách vào thực tiễn, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển chuẩn mực kế toán công cụ tài chính tại Việt Nam

- Phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan chủ quản, các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, từ đó giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kế toán công cụ tài chính.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý mới của nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải thiết lập và đưa vào vận hành trong các doanh nghiệp kế toán công cụ tài chính thích hợp với thực trạng doanh nghiệp, với chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện nay và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Với những yêu cầu trên, trong chương 4 tác giả luận án đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam, bao gồm: Các giải pháp hoàn thiện nằm trong quy trình kế toán: Hoàn thiện việc nhận diện, phân loại công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh. Hoàn thiện đo lường công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh; Hoàn thiện việc ghi nhận công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh; Hoàn thiện việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện nằm trong quy trình kế toán, để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính cần có các biện pháp hoàn thiện nằm ngoài quy trình kế toán, đó là: Hoàn thiện các văn bản pháp lý từ phía cơ quan ban hành chế độ kế toán; Nâng cao vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về công cụ tài chính. Từ những giải pháp đồng bộ trên, giúp doanh nghiệp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin.


KẾT LUẬN

Liên kết kinh tế, đầu tư tài chính của doanh nghiệp là xu hướng tất yếu không chỉ ở một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu và xu hướng này cũng xảy ra tại Việt Nam. Trong các doanh nghiệp, giao dịch về công cụ tài chính ngày càng nhiều và phổ biến song đây là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, khung pháp lý về kế toán công cụ tài chính chưa được ban hành đồng bộ, vận dụng trong thực tiễn doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc và không thống nhất. Chính vì vậy tác giả lựa chọn viết luận án với đề tài “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam”.

Luận án đã khái quát khung lý luận chung về kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính trên các khía cạnh: Nhận diện và phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính làm nền tảng cơ sở cho việc hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Đồng thời luận án rút ra kinh nghiệm kế toán công cụ tài chính từ thực tiễn kế toán tại một số quốc gia: Hoa Kỳ, Trung quốc, Malaysia.

Luận án đi sâu điều tra, khảo sát kế toán công cụ tài chính tại 82 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, từ đó tìm ra những hạn chế trong kế toán công cụ tài chính. Đồng thời số liệu điều tra cho thấy mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2012 tăng lên rõ rệt do có sự tác động của Thông tư 210/2009/TT-BTC. Luận án chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với các đặc tính riêng của doanh nghiệp.

Trên cơ sở nhìn nhận đánh giá vai trò của kế toán công cụ tài chính với quản trị tài chính của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho người ra quyết định, tác giả luận án đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Các nhóm giải pháp tác giả luận án đưa ra bao gồm: Giải pháp nằm trong quy trình kế toán nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam: Hoàn thiện việc nhận diện, và phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.


Các giải pháp nằm ngoài quy trình kế toán nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam bao gồm: Giải pháp về phía cơ quan Nhà nước; giải pháp về phía doanh nghiệp; giải pháp về phía cơ sở đào tạo.

Luận án đã giải quyết một vấn đề khá rộng, được quan tâm nhiều trong thực tế doanh nghiệp và nghiên cứu lý thuyết do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế. Tác giả coi đây là nghiên cứu bước đầu và mong muốn nhận được nhiều sự chỉ dẫn thêm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý, các chuyên gia và các bạn quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả luận án hoàn thiện, phát triển thêm công trình nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Hà Thị Phương Dung (2010), “Bàn về chế độ kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số tháng 8/2010

2. Hà Thị Phương Dung (2011), Bàn về kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số Tháng 3/2011

3. Hà Thị Phương Dung (2011), “Bàn về cơ sở đo lường công cụ tài chính”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Đổi mới đào tạo Kế toán- Kiểm toán trong các Trường Đại học khối kinh tế ở Việt Nam, Tháng 11/2011

4. Hà Thị Phương Dung (2012), “Nhận biết công cụ tài chính”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số Tháng 12/2012

5. Hà Thị Phương Dung (2013), “Mức độ trình bày và cung cấp thông tin về công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số tháng 8/2013.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Đại học Kinh tế TP HCM.

2. Đàm Văn Huệ (2006), “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 3/2006, tr5-10

3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), “Thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam- Những tác động đến phát triển kinh tế và giải pháp kế toán”, Kỷ yếu khoa học: Thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

4. Đinh Thanh Lan(2009), Đại học Hoa Sen, Luận văn thạc sỹ “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam”.

5. Phạm Thị Thu Thủy(2006), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay”, Đề tài cấp Bộ, mã số B2006-07-09, lĩnh vực: Kế toán, kiểm toán.

6. Hà Thị Tường Vy (2008). “Kế toán các công cụ tài chính của thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đề tài cấp viện, Viện chiến lược và chính sách, Bộ Tài chính.

7. Đào Y (2003), “Vấn đề áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, tr 7-11

8. Đào Y (2005), “Hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội, Quyển 4, tr142-152


B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH


9. K. Ahmed and J.K. Courtis (1979), “Associations between corporate characteristics and disclosure levels in annual reports: a meta-analysis”. Bristish Accounting Review, 31(1), 35-61.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí