Hợp đồng quyền chọn
Tại thời điểm ký Hợp đồng quyền chọn, giá trị hợp đồng quyền chọn là Mức phí hợp đồng.
Trong thời gian hợp đồng quyền chọn có hiệu lực: Đối với giao dịch trên sàn thì sử dụng giá niêm yết để xác định giá trị hợp lý quyền chọn. Đối với giao dịch khác sử dụng: Mô hình Black- scholes cho giao dịch quyền chọn thông thường về tiền tệ, hàng hóa, lãi suất; Mô hình Binomial cho các giao dịch quyền chọn mới, phức tạp vì mô hình này linh hoạt và phức tạp hơn mô hình Black-scholes.
Mô hình Black-scholes được sử dụng để tính giá quyền chọn mua trên lý thuyết của một tài sản không trả cổ tức, sử dụng 5 dữ liệu đầu vào: giá giao ngay, giá đã chốt, thời gian đáo hạn, lãi suất giao ngay, biên độ biến động. Trong 5 dữ liệu trên, biên độ biến động là thông số vô hình duy nhất trong công thức tính của Black-scholes. Mô hình định giá quyền chọn Black-scholes không được áp dụng cho các quyền chọn kiểu Mỹ, khi đó hai phương pháp định lượng sau được sử dụng: mô hình định giá quyền chọn nhị thức hoặc phương pháp mô phỏng Monte Carlo.
Đo lường Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hoán được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận pháp lý để trao đổi khoản phải trả về lãi suất của một đồng tiền từ lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi hoặc ngược lại. Định giá giao dịch hoán đổi lãi suất: Không có giá niêm yết để tham khảo, do đó sử dụng các phương pháp định giá hợp lý hợp đồng hoán đổi lãi suất.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là thỏa thuận pháp lý về việc trao đổi dòng tiền trong tương lai của 2 loại tiền tệ khác nhau. Khi sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ có sự liên quan của 2 yếu tố là đồng tiền và lãi suất. Nếu việc hoán đổi cả đồng tiền và lãi suất thì việc định giá trị hợp lý tương tự như hợp đồng hối đoái kỳ hạn. Nếu không hoán đổi cùng một lúc đồng tiền và lãi suất thì đo lường giá trị hơp lý tương tự như hợp đồng lãi suất kỳ hạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Tồn Tại Trong Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
- Sự Cần Thiết Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Công Cụ Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam
- Đo Lường Giá Trị Tài Sản Tài Chính
- Về Việc Trình Bày Và Công Bố Thông Tin Về Công Cụ Tài Chính
- Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 20
- Andrew Large (2004). “Financial Instrument Accounting”. To The 13Th Central Banking Conference London 22/11/2004.
Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.
4.2.3 Ghi nhận công cụ tài chính
4.2.3.1 Ghi nhận công cụ tài chính công cụ tài chính cơ sở
Ghi nhận tài sản tài chính
Tài sản tài chính được chia thành 4 nhóm với việc ghi nhận như sau: Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý
Tài khoản sử dụng
TK 1211: Cổ phiếu (Phản ánh giá trị hợp lý cổ phiếu đầu tư với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn)
TK 1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ( Phản ánh giá trị hợp lý trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu đầu tư- được niêm yết trên thị trường, doanh nghiệp đầu tư khoản này với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn)
Nguyên tắc hạch toán:
Tại thời điểm mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, kế toán xác định giá trị hợp lý các loại chứng khoán này ghi vào TK 121, phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá mua của chứng khoán đầu tư được ghi nhận ngay vào thu/chi tài chính trong kỳ. Các chi phí giao dịch liên quan đến chứng khoán đầu tư ghi nhận ngay vào thu/ chi tài chính. Giá trị hợp lý của chứng khoán đầu tư là giá niêm yết ; Trong trường hợp không có giá niêm yết thì sử dụng giá niêm yết của chứng khoán tương tự.
Tại thời điểm lập báo cáo, kế toán xác định lại giá trị hợp lý của chứng khoán đầu tư trong đó giá trị hợp lý của chứng khoán là giá niêm yết hoặc giá niêm yết của chứng khoán tương tự. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư với giá trị hợp lý tại thời điểm lập báo cáo được ghi nhận ngay vào thu chi tài chính trong kỳ.
Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư, kế toán ghi giảm chứng khoán đầu tư theo giá ghi sổ, ghi tăng tiền và phải thu theo giá bán, phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị chứng khoán đã ghi trên sổ kế toán được phản ánh ngay vào thu/ chi hoạt động tài chính.
Phương pháp kế toán chứng khoán ghi nhận theo giá trị hợp lý thể hiện Phụ
lục 4.7
Nhóm 2: Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản sử dụng
TK 1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu (Phản ánh giá trị trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu doanh nghiệp mua vào với chủ đích giữ đến ngày đáo hạn)
TK 1281: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm
TK 2282: Trái phiếu (Phản ánh giá trị trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu doanh nghiệp mua vào với chủ đích giữ đến ngày đáo hạn)
TK 2288: Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm
Nguyên tắc hạch toán
Tại thời điểm ban đầu, kế toán ghi nhận khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn vào các TK 1212; TK 1281; 2288 theo giá mua cộng chi phí thu mua.
Định kỳ, khi lập Báo cáo tài chính xác định giá trị phân bổ của nhóm tài sản này, chênh lệch giữa giá trị phân bổ và giá ghi sổ được phản ánh vào thu, chi tài chính.
Tại thời điểm dừng ghi nhận khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn ghi giảm tài sản tài chính, phần chênh lệch giữa giá ghi sổ của tài sản tài chính với số tiền thu được ghi nhận vào thu/chi tài chính trong kỳ.
Phương pháp ghi nhận khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thể hiện trong Phụ lục 4.8 Sơ đồ hạch toán khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Nhóm 3: Khoản cho vay hoặc phải thu
Tài khoản sử dụng
TK 1288: Đầu tư tài chính ngắn hạn khác (cho vay ngắn hạn) TK 2288: Đầu tư tài chính dài hạn khác (cho vay dài hạn) TK 131: Phải thu khách hàng (VNĐ)
TK 331: Ứng trước cho người bán(VNĐ)
TK 1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trong nội bộ(VNĐ) TK 1368: Phải thu nội bộ khác(VNĐ)
TK 1388: Phải thu khác (cho mượn tiền, tài sản, chi hộ, trả hộ tiền các đơn vị khác) (VNĐ) TK 144: Ký cược ký quỹ ngắn hạn(VNĐ)
TK 244: Ký cược ký quỹ dài hạn(VNĐ)
Nguyên tắc hạch toán
Tại thời điểm ban đầu, ghi nhận khoản cho vay và phải thu theo giá trị ghi trên hợp đồng.
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, xác định giá trị phân bổ của các khoản cho vay và phải thu, chênh lệch giữa giá trị phân bổ và giá ghi sổ được phản ánh vào thu chi tài chính trong kỳ.
Tại thời điểm dừng ghi nhận khoản cho vay và phải thu: ghi giảm khoản cho vay và phải thu theo giá trị đã ghi trên sổ kế toán, phần chênh lệch giữa giá ghi sổ và số tiền thu được ghi nhận vào thu/ chi tài chính trong kỳ.
Việc ghi nhận khoản cho vay hoặc phải thu thể hiện trong Phụ lục 4.9 Nhóm 4: Tài sản tài chính khác
Tài sản tài chính khác bao gồm tiền dưới dạng ngoại tệ, vàng bạc, đầu tư dài hạn khác, công cụ tài chính phái sinh dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro... việc ghi nhận diễn ra như sau:
Tài khoản sử dụng: TK 1112: Tiền mặt- Ngoại tệ TK 1113: Tiền mặt- Vàng bạc TK 1122: Tiền gửi - Ngoại tệ TK 1123: Tiền gửi – vàng bạc
TK 131; TK 331; TK 136; TK 138; TK 144; TK244 (có gốc ngoại tệ)
TK 2281: Đầu tư dài hạn cổ phiếu
TK 4131: Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán tiền ngoại tệ
Tại thời điểm ghi tăng tiền ngoại tệ ghi theo tỷ giá thực tế giao dịch, cụ thể như sau:
- Mua ngoại tệ của ngân hàng ghi nhận theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại doanh nghiệp đang giao dịch mua ngoại tệ
- Tăng ngoại tệ do thu hồi nợ ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại doanh nghiệp đang có tài khoản ngoại tệ
- Chênh lệch do thay đổi tỷ giá của các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ được phản ánh vào thu chi tài chính.
Tại thời điểm lập báo cáo, điều chỉnh tài khoản tiền ngoại tệ theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại doanh nghiệp đang mở tài khoản ngoại tệ. Nếu doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ tại nhiều ngân hàng thương mại thì lấy tỷ giá mua trung bình của các ngân hàng thương mại đang giao dịch. Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá được ghi nhận vào TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ” và được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán.
Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán ghi ngược để hủy bút toán điều chỉnh tỷ giá cuối kỳ trước đã ghi nhận trên TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ”
Giảm ngoại tệ để trả nợ hoặc bán ngoại tệ, ghi giảm tài khoản tiền ngoại tệ theo tỷ giá đã ghi trên sổ kế toán, phần chênh lệch do tỷ giá được ghi nhận vào thu/chi tài chính trong kỳ.
Phương pháp hạch toán tiền ngoại tệ, vàng bạc được trình bày tại Phụ lục 4.
Nguyên tắc hạch toán khoản phải thu có gốc ngoại tệ
Tăng khoản phải thu có gốc ngoại tệ ghi theo tỷ giá mua thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch.
Giảm khoản phải thu ngoại tệ theo tỷ giá đã ghi trên sổ kế toán, phần chênh lệch giữa tỷ giá đã ghi trên sổ kế toán với tỷ giá mua thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ ở Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch được ghi nhận vào thu/ chi tài chính.
- Chênh lệch do thay đổi tỷ giá của các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ được phản ánh vào thu chi tài chính.
Cuối kỳ căn cứ vào tỷ giá mua thực tế do Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh công bố để điều chỉnh giá trị hợp lý khoản phải thu có gốc ngoại tệ, nếu tỷ giá tăng, giảm, kế toán ghi nhận phần chênh lệch do thay đổi tỷ giá trên TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ”.
Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán ghi ngược để hủy bút toán điều chỉnh tỷ giá cuối kỳ trước đã ghi nhận trên TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ”
Phương pháp ghi nhận khoản phải thu có gốc ngoại tệ thể hiện trong Phụ lục 4.11
Nguyên tắc hạch toán khoản đầu tư khác.
Tại thời điểm ban đầu, khoản đầu tư khác (đầu tư góp vốn vào công ty với tỷ lệ biểu quyết trong công ty đó < 20%) được ghi nhận trên TK TK 1288, TK 2288 theo giá trị hợp lý cộng chi phí giao dịch .
Cuối kỳ, khi lập Báo cáo tài chính, nếu khoản đầu tư khác có giá niêm yết thì phản ánh giá trị hợp lý khoản đầu tư này theo giá niêm yết, chênh lệch do thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận vào TK 4122 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính”. Nếu khoản đầu tư khác không có giá niêm yết trên thị trường thì sử dụng giá gốc và được phép lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn. Số tiền lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn sẽ ghi vào TK 129, TK 229
Khi dừng ghi nhận khoản đầu tư khác, ghi giảm khoản đầu tư khác theo giá đã ghi trên sổ kế toán. Chênh lệch số tiền thu được với giá trị sổ sách của khoản đầu tư khác được ghi thu, chi tài chính trong kỳ. Đồng thời kết chuyển lãi/ lỗ lũy kế khoản đầu tư dài hạn đã tập hợp trên TK 4122 về làm tăng thu/ chi tài chính trong kỳ. Hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trên TK 129, 229.
Phương pháp hạch toán được trình bày tại Phụ lục 4.12 Sơ đồ hạch toán đầu tư vào công ty khác (tỷ lệ biểu quyết <20%)
Về việc ghi nhận nợ phải trả tài chính
Ghi nhận nợ phải trả tài chính có gốc ngoại tệ
Tài khoản sử dụng
TK 131 (Khách hàng ứng trước); TK 311; TK 315; TK 331; TK 336;TK 3386; TK
3388; TK 341; TK 343; TK 344 (có gốc ngoại tệ)
Nguyên tắc hạch toán
Tăng khoản phải trả có gốc ngoại tệ ghi theo tỷ giá bán thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch.
Giảm khoản phải trả ngoại tệ theo tỷ giá đã ghi trên sổ kế toán, phần chênh lệch giữa tỷ giá đã ghi trên sổ kế toán với tỷ giá xuất dùng ngoại tệ (sử dụng phương pháp nhập trước- xuất trước, nhập sau- xuất trước, bình quân gia quyền... để xác định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng) sẽ ghi nhận vào thu/ chi tài chính.
Cuối kỳ căn cứ vào tỷ giá bán thực tế do Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh công bố để điều chỉnh giá trị hợp lý khoản phải trả có gốc ngoại tệ, nếu tỷ giá tăng, giảm, kế toán ghi nhận phần chênh lệch do thay đổi tỷ giá trên TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá ngày cuối kỳ”. Tổng kết lũy kế lãi/ lỗ do thay đổi tỷ giá đã ghi trên TK 4131 được kết chuyển về thu chi tài chính trong kỳ.
Phương pháp hạch toán khoản phải trả có gốc ngoại tệ được trình bày tại Phụ lục 4.13
Ghi nhận trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi là công cụ tài chính phức hợp bao gồm cấu phần nợ phải trả và cấu phần vốn chủ sở hữu. Kế toán sau khi xác định giá trị hợp lý của cấu phần nợ phải trả và cấu phần vốn chủ sở hữu, việc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi được tiến hành như sau:
Tài khoản sử dụng
TK 3431- Mệnh giá trái phiếu TK 3432- Chiết khấu trái phiếu TK 3433- Phụ trội trái phiếu
Bổ xung thêm tiểu khoản TK 4113- Phần vốn CSH của Trái phiếu chuyển đổi
Nguyên tắc hạch toán
Tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi, kế toán xác định cấu phần nợ phải trả để ghi nhận vào mục trái phiếu phát hành, theo đó: Mệnh giá trái phiếu được ghi nhận vào TK 3431, phần chênh lệch giữa cấu phần nợ phải trả và mệnh giá trái phiếu chuyển đổi được phản ánh vào mục Chiết khấu trái phiếu (3432) hoặc Phụ trội trái phiếu (TK 3433). Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của trái phiếu chuyển đổi được tính bằng giá phát hành trái phiếu chuyển đổi – giá trị cấu phần nợ phải trả sẽ được phản ánh trên TK 4113.
Định kỳ, kế toán phân bổ phụ trội trái phiếu chuyển đổi làm giảm chi phí tài chính hoặc phân bổ chiết khấu trái phiếu chuyển đổi ghi tăng chi phí phí tài chính. Đồng thời xác định số lãi phải trả cho trái phiếu chuyển đổi để ghi nhận vào chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Đáo hạn trái phiếu chuyển đổi, nếu hoàn lại tiền cho chủ sở hữu trái phiếu kế toán ghi giảm tiền, giảm mệnh giá trái phiếu, giảm phần vốn chủ sở hữu của trái phiếu ghi nhận trên TK 4113.
Nếu chủ sở hữu trái phiếu quyết định chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi nhận giảm mệnh giá trái phiếu, giảm phần vốn chủ sở hữu của trái phiếu trên TK 4113 để chuyển sang TK 4111(vốn cổ phần- theo mệnh giá cổ phiếu) và TK 4112 (thặng dư vốn cổ phần – nếu có)
Phương pháp hạch toán trái phiếu chuyển đổi thể hiện trên Phụ lục 4.14 Về việc ghi nhận công cụ vốn chủ sở hữu
Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được hưởng ưu đãi hơn cổ phiếu phổ thông. Cụ thể, Cổ phiếu ưu đãi cổ tức luôn được trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ và không hề thay đổi ngay cả khi công ty không có đủ năng lực tài chính để trả trong trường hợp làm ăn thua lỗ- điều này khác biệt với cổ đông phổ thông. Chính vì đặc tính này mà cổ phiếu ưu đãi có tính chất như một khoản nợ vay của doanh nghiệp. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoàn lại số vốn góp tại bất cứ thời điểm nào.
Như vậy, về bản chất cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là khoản nợ vay, lãi phải trả cho cổ phiếu này sẽ được ghi vào chi phí kinh doanh