Về Việc Trình Bày Và Công Bố Thông Tin Về Công Cụ Tài Chính


trong kỳ. Tác giả luận án kiến nghị việc kế toán cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại trong phụ lục 4.15 Sơ đồ kế toán cổ phiếu ưu đãi

4.2.3.3 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh


Kế toán Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn được các doanh nghiệp phi tài chính sử dụng rộng rãi, theo kết quả điều tra của Luận án thì 79 % doanh nghiệp được khảo sát đã sử dụng Hợp đồng kỳ hạn. Tác giả luận án đưa ra trình tự kế toán Hợp đồng kỳ hạn như sau:

- Tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn có hiệu lực, cả bên mua và bên bán đều ghi giá trị cam kết danh nghĩa của Hợp đồng này vào tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán

- Trong thời gian Hợp đồng kỳ hạn có hiệu lực, khi lập Báo cáo kế toán phải đánh giá lại Hợp đồng kỳ hạn và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu hoặc số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh, đồng thời ghi thu/ chi tài chính (nếu hợp đồng kỳ hạn với mục đích kinh doanh) hoặc ghi vào vốn chủ sở hữu (chênh lệch đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn) nếu hợp đồng kỳ hạn sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro.

- Khi thanh lý Hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào mục đích nắm giữ, hình thức thanh toán để kế toán.

Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi nhận số tiền phải thu hoặc phải trả từ hợp đồng kỳ hạn, ghi giảm tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh và xóa sổ toàn bộ khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Trường hợp thanh toán có chuyển giao hiện vật (tài sản cơ sở):

Bên mua Hợp đồng kỳ hạn ghi nhận số ngoại tệ mua theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi nhận số hàng hóa, chứng khoán mua theo giá thị trường

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 19

Bên bán Hợp đồng kỳ hạn, ghi nhận số tiền thu được theo tỷ giá kỳ hạn cam kết, Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, chứng khoán theo giá thị trường

Khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán kết chuyển khoản đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn đang ghi nhận trong phần vốn chủ sở hữu vào báo cáo kết quả kinh


doanh phù hợp với kỳ khoản vay được thanh toán hoặc hàng hóa được tiêu thụ.

Trình tự kế toán Hợp đồng kỳ hạn thể hiện trong Phụ lục 4.16 Sơ đồ kế toán hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro; Phụ lục 4.17 Sơ đồ kế toán hợp đồng kỳ hạn cho mục đích kinh doanh.

Kế toán hợp đồng tương lai

Theo kết quả điều tra của luận án, 29% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng Hợp đồng tương lai. Để góp phần hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam, tác giả luận án đề xuất trình tự kế toán Hợp đồng tương lai như sau:

- Khi tham gia vào Hợp đồng tương lai, kế toán căn cứ vào thông báo của nhà môi giới về số tiền ký quỹ ban đầu phải nộp để ghi nhận tăng tài sản phái sinh. Phí môi giới phải trả (nếu có) được ghi nhận toàn bộ vào chi phí tài chính trong kỳ phát sinh

- Căn cứ vào thông báo của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới, kế toán ghi nhận khoản biến động về tiền ký quỹ theo nguyên tắc:

Nếu doanh nghiệp sử dụng Hợp đồng tương lai cho mục đích kinh doanh thì khoản biến động tiền ký quỹ ghi nhận ngay vào doanh thu tài chính (nếu tăng) hoặc chi phí tài chính (nếu giảm).

Nếu doanh nghiệp sử dụng Hợp đồng tương lai cho mục đích phòng ngừa rủi ro thì khoản biến động tiền ký quỹ ghi nhận vào vốn chủ sở hữu (chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai)

- Khi số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của sàn giao dịch hoặc nhà môi giới, doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ.

- Khi thanh lý Hợp đồng tương lai, kế toán thu hồi số tiền ký quỹ còn lại

- Trường hợp sử dụng Hợp đồng tương lai cho mục đích phòng ngừa rủi ro, khi thanh lý Hợp đồng hoặc khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán phải kết chuyển phần chênh lệch đánh giá lại Hợp đồng tương lai đã ghi nhận vào vốn chủ sở hữu vào Báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc: Ghi vào thu/ chi tài chính nếu là Hợp


đồng lãi suất tương lai; Ghi tăng/ giảm giá vốn hàng báo nếu đó là Hợp đồng hàng hóa tương lai..

- Nếu Hợp đồng hàng hóa tương lai quy định có sự chuyển giao hàng hóa hiện vật, bên bán phải ghi nhận doanh thu bán hàng, bên mua phải ghi nhận hàng tồn kho theo giá niêm yết của hàng hóa trên sàn giao dịch. Việc thanh toán tiền giữa các bên được thực hiện thông qua tài khoản ký quỹ.

Trình tự kế toán hợp đồng tương lai thể hiện trên sơ đồ kế toán tại các phụ lục sau: Phụ lục 4.18 Sơ đồ kế toán hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro

Phụ lục 4.19 Sơ đồ kế toán hợp đồng tương lai để kinh doanh Kế toán hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng hoán đổi là một biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp phòng

ngừa rủi ro, bảo vệ mức lợi nhuận dự kiến. Với tỷ lệ 20% doanh nghiệp được khảo sát đã sử dụng công cụ tài chính phái sinh này, tác giả luận án đề xuất phương pháp kế toán hợp đồng quyền chọn như sau:

Trong Hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro (kế toán quyền chọn cho mục đích phòng ngừa rủi ro) hoặc kế toán quyền chọn cho mục đích kinh doanh tùy thuộc vào mục đích nắm giữ quyền chọn.

- Tại bên bán quyền chọn

Khi Hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, bên bán quyền chọn ghi nhận tăng tiền do thu phí quyền chọn đồng thời ghi nhận nghĩa vụ phải trả phái sinh

Trong thời gian Hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, khi lập Báo cáo, kế toán căn cứ vào chênh lệch giá trị hợp lý của quyền chọn tại thời điểm báo cáo và giá trị ghi sổ của quyền chọn để ghi thu/ chi tài chính

Khi người mua thực hiện quyền chọn:

Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với Hợp đồng quyền chọn tương ứng với số tiền trả cho người mua

Trường hợp có sự chuyển giao hiện vật: Nếu là hợp đồng quyền chọn bán kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, chứng khoán theo giá thị trường; Nếu


là hợp đồng quyền chọn mua kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa, chứng khoán mua vào theo giá thị trường, đồng thời ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với Hợp đồng quyền chọn

Khi Hợp đồng quyền chọn hết hạn mà người mua không thực hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm nghĩa vụ phải trả đối với Hợp đồng quyền chọn đồng thời ghi tăng doanh thu tài chính.

- Đối với bên mua quyền chọn

+ Đối với quyền chọn nắm giữ cho mục đích kinh doanh

Khi ký Hợp đồng quyền chọn, bên mua ghi nhận tăng tài sản quyền chọn tương ứng với khoản tiền chi ra trả phí cho bên bán

Trong thời gian Hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, khi lập báo cáo, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý quyền chọn tại thời điểm báo cáo và giá trị ghi sổ quyền chọn vào thu/ chi tài chính.

Khi thực hiện quyền chọn:

Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn tương ứng với số tiền nhận được

Trường hợp có sự chuyển giao hiện vật: Đối với quyền chọn bán, ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, chứng khoán theo giá thị trường, ghi nhận số tiền thu được từ bán ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn. Đối với quyền chọn mua, ghi nhận giá trị hàng hóa, chứng khoán theo giá thị trường, ghi nhận số tiền phải trả do mua ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn.

Trường hợp không thực hiện quyền chọn, kế toán phải ghi giảm tài sản quyền chọn, đồng thời với ghi tăng chi phí tài chính do lỗ từ Hợp đồng quyền chọn.

+ Đối với quyền chọn nắm giữ cho mục đích phòng ngừa rủi ro Kế toán tương tự quyền chọn nắm giữ cho mục đích kinh doanh.

Khi ký Hợp đồng quyền chọn, bên mua ghi nhận tăng tài sản quyền chọn tương ứng với khoản tiền chi ra trả phí cho bên bán

Trong thời gian Hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, khi lập báo cáo, kế toán


ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý quyền chọn tại thời điểm báo cáo và giá trị ghi sổ quyền chọn vào vốn chủ sở hữu (chênh lệch đánh giá lại quyền chọn)

Khi thực hiện quyền chọn:

Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn tương ứng với số tiền nhận được, đồng thời kết chuyển chênh lệch đánh giá lại quyền chọn đã ghi vào vốn chủ sở hữu về báo cáo kết quả kinh doanh tương ứng với đối tượng được phòng ngừa rủi ro.

Trường hợp có sự chuyển giao hiện vật: Đối với quyền chọn bán, ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, chứng khoán theo giá thực hiện quyền chọn, ghi nhận số tiền thu được từ bán ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn, đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu tài chính (nếu quyền chọn bán tiền tệ, bán chứng khoán), vào tài sản quyền chọn (nếu quyền chọn bán hàng hóa). Đối với quyền chọn mua, ghi nhận giá trị hàng hóa, chứng khoán theo giá thị trường (ghi nhận số tiền phải trả theo giá thực hiện quyền chọn), ghi nhận số ngoại tệ mua vào theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng (ghi nhận số tiền phải trả do mua ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn), đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu tài chính (quyền chọn mua tiền tệ, quyền chọn mua chứng khoán), ghi vào giá vốn hàng bán (nếu quyền chọn mua hàng hóa và hàng này đã xuất bán).

Trường hợp không thực hiện quyền chọn, kế toán phải ghi giảm tài sản quyền chọn, đồng thời với ghi tăng chi phí tài chính do lỗ từ Hợp đồng quyền chọn. Phụ lục 4.20 Sơ đồ kế toán tại bên mua hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa

rủi ro.

Phụ lục 4.21 Sơ đồ kế toán tại bên mua hợp đồng quyền chọn để kinh doanh

Phụ lục 4.22 Sơ đồ kế toán tại bên bán hợp đồng quyền chọn- thanh toán tiền thuần- để kinh doanh

Phụ lục 4.23 Sơ đồ kế toán tại bên bán hợp đồng quyền chọn- chuyển giao tài sản cơ sở- để kinh doanh


Kế toán hợp đồng hoán đổi

Theo số liệu điều tra của tác giả luận án, có 9% doanh nghiệp được khảo sát đã sử dụng hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên chưa có quy định, hướng dẫn kế toán từ phía cơ quan ban hành chế độ. Qua nghiên cứu thông lệ quốc tế, kinh nghiệm kế toán một số nước kết hợp với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam, tác giả luận án đưa ra trình tự kế toán hợp đồng hoán đổi như sau:

- Tại thời điểm hợp đồng hoán đổi có hiệu lực, kế toán phản ánh giá trị cam kết danh nghĩa hoán đổi ở tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

- Định kỳ, kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch giữa số tiền phải trả hoặc số tiền được nhận từ hợp đồng hoán đổi trong kỳ để phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh.

- Khi lập báo cáo, kế toán đánh giá lại hợp đồng hoán đổi, ghi nhận giá trị hiện tại của khoản chênh lệch giữa số ước tính phải thu và số ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh, đồng thời ghi vào thu/ chi tài chính (nếu sử dụng cho mục đích kinh doanh) hoặc ghi vào vốn chủ sở hữu (nếu sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro)

- Khi đáo hạn hợp đồng hoán đổi, việc thanh toán giữa các bên chỉ được thực hiện trên cơ sở thuần, kế toán ghi nhận số tiền phải thu, phải trả kỳ cuối cùng (nếu có), đồng thời ghi giảm tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh, ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng hoán đổi.

Phụ lục 4.24 Sơ đồ kế toán hợp đồng hoán đổi lãi suất, hàng hóa- để phòng ngừa rủi ro. Phụ lục 4.25 Sơ đồ kế toán hợp đồng hoán đổi tiền tệ- để phòng ngừa rủi ro.

Phụ lục 4.26 Sơ đồ kế toán hợp đồng hoán đổi lãi suất, hàng hóa- để kinh doanh Phụ lục 4.27 Sơ đồ kế toán hợp đồng hoán đổi tiền tệ- để kinh doanh

4.2.4 Về việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính


Để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà quản lý, cho người đầu tư và các đối tượng khác, các quy định về trình bày và công bố thông tin cần sớm ban hành.


Mối quan hệ giữa công cụ tài chính, báo cáo tài chính, tình hình tài chính là rất mật thiết, khi được cung cấp thông tin đầy đủ người sử dụng báo cáo sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu định lượng tác giả thấy mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính còn thấp, do đó các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về công cụ tài chính, để cung cấp thông tin hữu ích hơn cho nhà quản lý.

Tác giả luận án kiến nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu về công cụ tài chính trên bảng cân đối kế toán (phụ lục 4.28 Các chỉ tiêu về công cụ tài chính trên Bảng cân đối kế toán). Đồng thời bổ sung một số nội dung về công cụ tài chính cần phải trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính (phụ lục 4.29 Báo cáo tăng giảm tài sản tài chính, Phụ lục 4.30 Báo cáo tăng giảm nợ phải trả tài chính, Phụ lục 4.31 Báo cáo tăng giảm công cụ vốn chủ sở hữu, Phụ lục 4.32 Báo cáo tăng giảm công cụ tài chính phái sinh)

4.3 Các điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

4.3.1 Về phía cơ quan Nhà nước


Qua khảo sát thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những bất cập khi kế toán công cụ tài chính là hệ thống văn bản pháp lý về kế toán công cụ tài chính còn rời rạc, thiếu đồng bộ, chưa bao quát được thực tiễn trong doanh nghiệp, chưa định hướng hoạt động kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Qua khảo sát doanh nghiệp cho thấy, 48/82 chiếm 59% doanh nghiệp lựa chọn: Đọc chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính

10/82 người, chiếm 12% lựa chọn dựa vào kiến thức học tại Trường

2/82 người, chiếm 2% lựa chọn: Nhờ vào sự hướng dẫn của kế toán viên khác 16/82 người, chiếm 20% lựa chọn: Đọc chuẩn mực quốc tế hoặc thông qua Internet 4/82 người, chiếm 5% lựa chọn: Nhờ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn 2/82 người, chiếm 2% lựa chọn: Thông qua sử dụng phần mềm kế toán


Thông qua sử dụng phần mềm KT


Tham gia lớp đào tạo ngắn hạn


Đọc CM quốc tế hoặc thông qua Internet


Hướng dẫn của KTV khác Tỷ lệ


Kiến thức học tại Trường


Đọc chuẩn mực VN, thông tin HD


0 10 20 30 40 50 60 70 80 90


Biểu đồ 4.1 Thông tin chủ đạo giúp kế toán công cụ tài chính.


Như vậy luồng thông tin chủ đạo giúp kế toán công cụ tài chính là Chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, kiến thức được học tại Trường Đại học, cao đẳng cũng là nguồn thứ 2 giúp cho việc kế toán công cụ tài chính phái sinh, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng nguồn thông tin này quá ít 36%, điều này cho thấy cơ sở đào tạo chưa cập nhật nhanh và ngay những thay đổi trong thực trạng kế toán tại các doanh nghiệp. Phương án ít người lựa chọn là tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn.

Từ thực tế trên tác giả luận án kiến nghị cơ quan ban hành chế độ cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần xây dựng nền tảng thị trường hoạt động để có cơ sở đo lường giá trị hợp lý công cụ tài chính, theo đó tập trung vào ba loại thị trường sau: sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh, sàn giao dịch hàng hóa. Hiện nay chưa có sàn giao dịch chứng khoán phái sinh, do vậy cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động sàn giao dịch này, không để thị trường chứng khoán phái sinh tự phát mà đưa thị trường này hoạt động theo mô hình tập trung, thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Theo tác giả, trong thời gian đầu, thị trường chứng khoán phái sinh nên tổ chức giao dịch các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu niêm yết. Về dài hạn, thị trường bổ sung các giao dịch công cụ tài chính phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế như hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022