Nội dung phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tập trung vào một số nội dung:
- Xác định chỉ tiêu lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp và vận dụng trong quá trình ra quyết định trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh KQKD của doanh nghiệp và xác định theo công thức:
Lợi nhuận góp = DT – Biến phí
Lợi nhuận góp có thể xác định cho một đơn vị sản phẩm:
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán đơn vị sản phẩm – Biến phí đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận góp được sử dụng để bù đắp định phí và phần còn lại là lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận góp không đủ trang trải định phí doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và cho biết trong 100 đồng DT có bao nhiêu đồng lợi nhuận, bao nhiêu đồng biến phí và được xác định theo công thức:
Tỷ lệ lợi nhuận =
Góp
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Trên Phương Diện Kttc
- Quy Trình Kế Toán Ghi Nhận Và Tập Hợp Cp (Nguồn: Tác Giả Đề Xuất)
- Dự Toán Cp Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Công Đoạn Khai Thác Đá
- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 24
- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
hoặc =
Lợi nhuận góp x 100 DT
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm x 100
Giá bán đơn vị sản phẩm
= {1- Tỷ lệ biến phí trên doanh thu}x100
Trên cơ sở xác định lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp của toàn bộ sản phẩm xi măng, chi tiết cho từng sản phẩm xi măng PC30, PCB 30…. nhà quản trị có thể vận dụng để xem xét sự thay đổi của lợi nhuận khi có sự biến động của các yếu tố CP và DT từ đó đưa ra các quyết định cho doanh nghiệp.
Khi các yếu tố có sự biến động độc lập thì Mức tăng (giảm) về lợi nhuận được xác định :
Khi thay đổi về số lượng sản phẩm tiêu thụ
= Mức tăng (giảm) số lượng sản phẩm tiêu thụ x Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Khi thay đổi về giá bán sản phẩm
= Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Mức tăng (giảm) giá bán đơn vị sản phẩm
Với sự biến động của CP, mức tăng (giảm) lợi nhuận sẽ biến động ngược lại Khi thay đổi về biến phí
= Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Mức giảm (tăng) biến phí đơn vị sản phẩm
Khi thay đổi định phí
= Mức giảm (tăng) định phí
Ngoài sự biến động độc lập của các yếu tố CP, DT, một số các yếu tố có thể thay đổi đồng thời, các nhà quản trị trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam căn cứ vào các chỉ tiêu lợi nhuận góp, tỷ lệ lợi nhuận góp từ đó xác định mức biến động của lợi nhuận để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Thứ hai, về nội dung phân tích, so sánh các thông tin CP, DT, KQKD phải gắn với các TTTN
- Về điều kiện, cơ sở để hình thành các TTTN:
Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay có hai mô hình tổ chức quản lý chính. Mô hình tổ chức quản lý với các CTCP trong đó cấp cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc, các đơn vị phòng ban, nhà máy, trạm nghiền…. Mô hình tổ chức quản lý với các công ty TNHH một thành viên trong đó cấp cao nhất là Hội đồng thành viên, Ban giám đốc, các đơn vị phòng ban, phân xưởng sản xuất, xí nghiệp tiêu thụ…
Mỗi đơn vị, bộ phận trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều được phân quyền cụ thể, gắn với trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Việc phân quyền được thể hiện rõ nhất ở các phân xưởng sản xuất chính, phụ trợ và các xí nghiệp tiêu thụ.Tại các phân xưởng sản xuất chính đều được giao quyền quản lý và sử dụng tài sản gắn với từng công đoạn sản xuất (Xưởng xi măng vận hành và quản lý thiết bị từ khâu vận chuyển clinker, thạch cao, phụ gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào các silo chứa – Công ty TNHH MTV xi măng Hoàng Thạch), kiểm soát chặt chẽ các CP sản xuất thực tế phát sinh so với định mức tại phân xưởng. Các phân xưởng phụ trợ sản xuất quản lý và vận hành tài sản, kiểm soát CP theo các hoạt động hỗ trợ sản xuất do
doanh nghiệp giao. Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ do một Phó tổng giám đốc phụ trách, thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất, phân cấp về quản lý, sử dụng tài sản, chịu trách nhiệm về các CP bán hàng của xí nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc tạo ra DT của Xí nghiệp. Các phòng ban chức năng trực thuộc Nhà máy, Trạm nghiền và Công ty chủ yếu tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện và điều hành các hoạt động của đơn vị.
Mô hình tổ chức có sự phân cấp quản lý sẽ xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong tổ chức,là cơ sở để hình thành các trung tâm trách nhiệm từ đó đánh giá, kiểm soát được hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Về việc xác định các TTTN
Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với sự phân cấp quản lý. Sự phân cấp quản lý sẽ dẫn đến sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, các bộ phận có thể vì mục tiêu của bộ phận mình coi nhẹ các bộ phận khác. Vì vậy, các nhà quản lý của các tổ chức cần có cái nhìn toàn diện hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Khi tiến hành phân cấp quản lý, doanh nghiệp không lên chia quá nhiều cấp độ có thể dẫn đến bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu quả hoạt động, khó kiểm soát. Từ mô hình tổ chức quản lý của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất sự hình thành các TTTN như sau:
Về TTTN CP:
Thứ nhất, trung tâm CP sản xuất chịu trách nhiệm toàn bộ về CP sản xuất phát sinh được chia làm hai (với các doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức không có các nhà máy và trạm nghiền) hoặc ba cấp: cấp phân xưởng; cấp nhà máy, trạm nghiền; cấp doanh nghiệp cụ thể:
Trung tâm CP cấp phân xưởng bao gồm trung tâm CP sản xuất chính và trung tâm CP sản xuất phụ trợ.Trung tâm CP sản xuất chính tương đương với
các công đoạn sản xuất chính. Một xưởng chính có thể bao gồm 2 trung tâm CP sản xuất chính (CTCP xi măng Hà Tiên 1: Xưởng Xi măng có 2 công đoạn Nghiền xi măng và đóng bao – tương đương với hai trung tâm CP sản xuất chính). Đứng đầu các bộ phận này Trưởng phân xưởng sản xuất (Tổ trưởng, Quản đốc) được giao quyền quản lý, chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy (Phó tổng giám đốc phụ trách) về việc kiểm soát các CP sản xuất phát sinh tại công đoạn theo định mức CP và dự toán đã xây dựng và được phê duyệt từ đầu năm. Về các trung tâm CP sản xuất phụ trợ, hiện nay do việc tổ chức, bố trí các phòng, xưởng phụ trợ sản xuất không thống nhất giữa các DNSX xi măng (như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng có Xưởng nước, Xưởng cơ khí, Xưởng điện tự động hóa, Phòng điều hành trung tâm, Tổng kho, Phòng KCS…; CTCP xi măng Hà Tiên có Xưởng sửa chữa; CTCP xi măng Bút Sơn bao gồm Xưởng Điện - Tự động hóa, Xưởng Cơ khí, Xưởng Xe máy, Xưởng Nước, Xưởng sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp….) lên các trung tâm CP sản xuất phụ trợ được xác định tương đương với các nhóm theo các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất. Mỗi một nhóm có thể bao gồm một hoặc một số phòng, xưởng phụ trợ phục vụ cho sản xuất, mỗi một nhóm được phân chia theo các hoạt động mang tính chất gián tiếp, hỗ trợ cho sản xuất bao gồm: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất; quản lý, phân phối nước; quản lý phân phối điện năng; quản lý phân phối vật tư; kiểm soát chất lượng sản phẩm; quản lý, điều hành sản xuất chung.
Trung tâm CP cấp nhà máy, trạm nghiền gắn với các nhà máy, trạm nghiền. Giám đốc nhà máy là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất, kiểm soát toàn bộ các CP sản xuất phát sinh tại nhà máy, trạm nghiền.
Trung tâm CP cấp doanh nghiệp chịu trách nhiệm cao nhất là Phó Tổng giám đốc phụ trách khối sản xuất chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các CP sản xuất phát sinh tại doanh nghiệp.
Thứ hai, TTTN CP bán hàng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ các CP bán hàng phát sinh có thể chia ra làm hai hoặc ba cấp: cấp trung tâm
tiêu thụ; cấp xí nghiệp tiêu thụ; cấp doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm tương ứng là Trưởng các trung tâm tiêu thụ, Giám đốc xí nghiệp tiêu thụ, Phó giám đốc phụ trách khối tiêu thụ.
Thứ ba, TTTN CP quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các đơn vị, bộ phận chức năng và chia làm hai hoặc ba cấp: cấp phòng ban; cấp nhà máy, trạm nghiền; cấp doanh nghiệp. Trung tâm CP cấp phòng ban kiểm soát các CP phát sinh tại từng phòng ban thuộc các nhà máy, trạm nghiền, công ty: Tài chính kế toán, Thanh tra pháp chế, Hậu cần, Hành chính nhân sự, Nghiên cứu triển khai …. và chịu trách nhiệm cao nhất là Trưởng các phòng. Do các phòng ban chức năng tại các nhà máy, trạm nghiền và công ty với chức năng chủ yếu là tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc và thực hiện nhiệm vụ được giao lên các doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa lợi ích và CP trong việc hình thành trung tâm trách nhiệm tại các phòng ban này. Trung tâm CP quản lý cấp nhà máy, trạm nghiền có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ CP của các phòng ban chức năng thuộc nhà máy, trạm nghiền và chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc nhà máy, trạm nghiền. Trung tâm CP quản lý cấp doanh nghiệp chịu trách nhiệm cao nhất là Phó giám đốc phụ trách các khối chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát CP các phòng ban thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Về TTTN DT gắn với trách nhiệm của nhà quản lý về DT đạt được trong phạm vi quản lý. Mục tiêu các trung tâm DT là tối đa hóa DT trên thị trường, chịu trách nhiệm về sản lượng xi măng tiêu thụ và giá bán. Trung tâm DT trong các công ty sản xuất xi măng bao gồm các cấp: cấp trung tâm tiêu thụ, cấp xí nghiệp tiêu thụ; cấp doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm tương ứng là Trưởng trung tâm tiêu thụ, Giám đốc xí nghiệp tiêu thụ, Phó giám đốc phụ trách khối tiêu thụ.
Về TTTN lợi nhuận chịu trách nhiệm về DT và CP với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Trung tâm lợi nhuận trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam gắn liền với trách nhiệm của Ban giám đốc. Tổng Giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm cao nhất trước TCT về lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về TTTN đầu tư chịu trách nhiệm không chỉ về CP, DT mà còn chịu trách nhiệm về vốn đầu tư, đưa ra các quyết định đầu tư, các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn của công ty. Trung tâm đầu tư trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam gắn liền với trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc công ty.
- Về các chỉ tiêu và phương pháp sử dụng đánh giá trách nhiệm của các trung tâm
Các TTTN được thiết lập với mục tiêu kiểm soát CP, DT, lợi nhuận của các bộ phận trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá các TTTN phải cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý cấp cao biết được nguyên nhân dẫn đến thành quả của bộ phận, biện pháp khắc phục, không phải là việc quy trách nhiệm cuả người quản lý với mục tiêu hướng tới sự phát triển chung của doanh nghiệp. Các TTTN sẽ có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau dựa trên nội dung, phạm vi kiểm soát. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá trách nhiệm của trung tâm CP chủ yếu so sánh giữa thực hiện với định mức và dự toán đã xây dựng tại từng bộ phận theo yếu tố CP, theo cách ứng xử CP từ đó xác định mức độ biến động, nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động. Trong quá trình phân tích, đánh giá cần xem xét các CP thuộc phạm vi kiểm soát và không thuộc phạm vi kiểm soát của nhà quản lý thuộc trung tâm.
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm DT cần so sánh giữa DT thực hiện và DT dự toán chi tiết theo sản phẩm, theo thị trường tiêu thụ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng trên hai phương diện giá bán và sản lượng, đối với biến động về sản lượng có thể phân tích thành hai nhân tố riêng là mức tiêu thụ và cơ cấu mặt hàng xi măng tiêu thụ.
Trung tâm lợi nhuận được đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận, chênh lệch giữa DT và CP. Đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận thông qua việc so sánh, xem xét sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận góp, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, xác định tỷ lệ lợi nhuận trên DT. Người quản lý trung tâm lợi
nhuận có quyền quyết định cả CP, DT lên đánh giá trung tâm lợi nhuận bao gồm cả hai phương diện biến động về sản lượng, biến động về giá bán và CP.
Trung tâm đầu tư là sự mở rộng của trung tâm lợi nhuận, lợi nhuận được đánh giá bằng cách so sánh với tài sản hay giá trị đầu tư vào trung tâm. Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư sử dụng các chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), Thu nhập thặng dư (RI) để xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được xác định như sau:
Lợi nhuận
ROI =
=
Vốn đầu tư
Lợi nhuận DT
x
DT Vốn đầu tư
Chỉ tiêu ROI cho biết sau một kỳ hoạt động, đầu tư một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm đầu tư. Sử dụng chỉ tiêu ROI cũng xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sức sinh lời vốn đầu tư của một trung tâm đầu tư bao gồm tỷ lệ sinh lời của DT và vòng quay của vốn đầu tư. Để tăng ROI, các nhà quản lý đưa ra các biện pháp để tăng lợi nhuận như tăng DT, giảm CP hoặc giảm vốn đầu tư. Tuy nhiên khi sử dụng ROI để đánh giá nếu nhà quản lý của trung tâm quá chú trọng đến ROI dẫn đến việc đưa ra các quyết định mang tính ngắn hạn, bỏ qua các cơ hội đầu tư cho tương lai. Ngoài chỉ tiêu ROI, để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư còn có thể sử dụng chỉ tiêu Thu nhập thặng dư (RI) được xác định như sau:
Thu nhập thặng dư (RI) = Lợi nhuận - (Vốn đầu tư x Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn)
Chỉ tiêu RI đánh giá được kết quả của trung tâm đầu tư khi cho biết lợi nhuận còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi CP vốn sử dụng. Tuy nhiên, RI là chỉ tiêu tuyệt đối, RI thường cao hơn ở những trung tâm đầu tư có quy mô lớn lên không thể so sánh, đánh giá giữa các trung tâm đầu tư do số vốn, tài sản đầu tư khác nhau. Vì vậy khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư cần sử dụng kết hợp hai chỉ tiêu ROI và RI.
- Về hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm
Báo cáo trách nhiệm được lập tại các trung tâm bắt đầu từ cấp quản trị thấp nhất đến cấp quản trị cao nhất. Mức độ chi tiết của báo cáo trách nhiệm được lập ở cấp quản trị thấp sẽ chi tiết hơn so với các báo cáo trách nhiệm ở cấp quản trị cao. Nhà quản trị cấp cao cần thông tin tổng hợp để bao quát được tình hình thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, khi cần có thể yêu cầu cấp quản trị thấp hơn cung cấp các báo cáo chi tiết. Định kỳ (tháng, quý, năm), nhà quản trị cấp thấp sẽ lập các báo cáo trách nhiệm báo cáo lên cấp cao hơn về những chỉ tiêu đánh giá của trung tâm. Các loại báo cáo trách nhiệm tại các TTTN trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam được xây dựng như sau: