TTTN
Báo cáo trách nhiệm
Trung tâm CP
Trung tâm CP sản xuất
Trung tâm CP bán hàng
Trung tâm CP quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo phân tích biến động CP nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Kế Toán Ghi Nhận Và Tập Hợp Cp (Nguồn: Tác Giả Đề Xuất)
- Dự Toán Cp Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Công Đoạn Khai Thác Đá
- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 23
- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
- Báo cáo thực hiện CP sản xuất
- Báo cáo phân tích biến động CP bán hàng
- Báo cáo thực hiện CP bán hàng
- Báo cáo phân tích biến động CP quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo thực hiện CP quản lý doanh nghiệp
Trung tâm DT
- Báo cáo phân tích biến động DT
- Báo cáo thực hiện DT bán hàng
Trung tâm lợi nhuận
- Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận theo phương pháp xác định CP trực tiếp
- Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận theo phương pháp CP toàn bộ
Trung tâm đầu tư
Báo cáo tổng hợp đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư
Hình 3.1: Hệ thống báo cáo trách nhiệm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm CP bao gồm:
Với các công đoạn sản xuất chính lập Báo cáo phân tích sự biến động CP bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP nguyên vật liệu trực tiếp; Báo cáo phân tích biến động CP nhân công trực tiếp để đánh giá sự biến động về lượng và giá của từng loại nguyên vật liệu, từng khoản hao phí lương, bảo hiểm, phụ cấp; Báo cáo phân tích biến động CP sản xuất chung theo biến phí và định phí và Báo cáo tình hình thực hiện CP sản xuất của công đoạn. Riêng tại công đoạn nghiền xi măng ngoài việc phân tích biến động theo công đoạn cần xem xét, phân tích sự biến động chi tiết theo sản phẩm xi măng sản xuất.
Với hoạt động sản xuất phụ trợ lập Báo cáo phân tích biến động biến phí, định phí tại bộ phận sản xuất phụ trợ để đánh giá mức độ biến động của các CP phát sinh tại các bộ phận sản xuất phụ trợ phân bổ cho các công đoạn chính.
Báo cáo trách nhiệm được lập tại các trung tâm CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp bao gồm Báo cáo phân tích biến động CP (biến phí, định phí) và Báo cáo thực hiện CP.
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm DT bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện DT bán hàng được lập tại các Trung tâm tiêu thụ để đánh giá kết quả thực hiện DT của các cửa hàng, chi nhánh thuộc trung tâm tiêu thụ, Báo cáo phân tích biến động DT lập tại các trung tâm tiêu thụ để so sánh giữa DT thực hiện so với DT dự toán, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động DT như giá bán và sản lượng của từng sản phẩm xi măng tiêu thụ.
Báo cáo trách nhiệm được lập tại trung tâm lợi nhuận bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận theo phương pháp xác định CP trực tiếp, Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận theo phương pháp CP toàn bộ.
Báo cáo tổng hợp đánh giá trách nhiệm được lập tại trung tâm đầu tư để so sánh các chỉ tiêu ROI, RI và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu.
Hệ thống các Báo cáo trách nhiệm có thể xây dựng theo Phụ lục 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10
3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam
3.3.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Xuất phát từ việc phân tích những khó khăn trong việc vận dụng khung pháp lý về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX kinh doanh nói chung và các DNSX xi măng nói riêng, để có thể thực hiện được các nội dung hoàn thiện đề cập ở trên, về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng:
- Cập nhập, sửa đổi và ban hành mới các chuẩn mực kế toán nhằm hoàn thiện khung pháp lý về kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các chuẩn mực kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán CP, DT, KQKD như VAS 02, VAS 03, VAS 04 hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất với chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT – BTC như: quy định các phương pháp tính giá hàng xuất kho, đo lường giá trị tài sản …; VAS 14 quy định về ghi nhận DT theo mô hình “chuyển giao rủi ro và lợi ích” sẽ không còn phù hợp với thông lệ quốc tế khi IFRS 15 được áp dụng theo mô hình “chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa và dịch vụ thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng”.
- Về chế độ kế toán: sử dụng riêng một tài khoản CP để theo dõi các khoản CP dự phòng, không theo dõi ghi nhận trên các TK 632, 642; quy định bắt buộc về các tài khoản cấp 1 sử dụng, các tài khoản cấp 2,3 …các doanh nghiệp vận dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý, hạch toán … mà không cần phải đăng ký với Bộ Tài chính.
3.3.2.Về phía TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các DNSX xi măng nói riêng và điều tiết, bình ổn thị trường xi măng trong cả nước nói chung. Để thực hiện được các nội dung hoàn thiện, về phía TCT công nghiệp xi măng Việt Nam:
- Xác định mô hình tổ chức kế toán trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Trước hết, việc tổ chức bộ máy kế toán và tổ
chức công tác KTTC, KTQT vẫn được thực hiện kết hợp để đảm bảo tính gắn kết cao về mặt thông tin kế toán. Khi các nội dung KTQT được hoàn thiện, chuyển sang áp dụng mô hình hỗn hợp tách biệt độc lập phần hành tổ chức KTQT CP và giá thành.
- Quy định nội dung, nguyên tắc kế toán các khoản CP sản xuất theo công đoạn sản xuất chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ, các khoản CP ngoài sản xuất để giảm thiểu sự khác biệt trong quá trình xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của các DNSX xi măng.
- Trên cơ sở những quy định mang tính hướng dẫn về áp dụng KTQT trong DNSX của Bộ Tài chính, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cần xây dựng và hướng dẫn các nội dung KTQT CP,DT và KQKD cụ thể:
Thiết lập hệ thống dự toán CP, DT và KQKD trong đó các dự toán CP cần phải xây dựng theo cách ứng xử CP, chi tiết cho từng công đoạn sản xuất chính, từng trung tâm tiêu thụ…
Tổ chức thu thập các thông tin CP, DT, KQKD phục vụ cho mục tiêu KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản lý để kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định như thiết lập hệ thống danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm, hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết CP, DT và KQKD.
Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu quản trị, tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp.
Thiết lập hệ thống các báo cáo KTQTCP, DT và KQKD trong đó CP được phân loại theo cách ứng xử, lập cho từng bộ phận và lập cho toàn doanh nghiệp.
3.3.3.Về phía các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt
Nam
- Nâng cao nhận thức của nhà quản lý và đội ngũ kế toán trong doanh
nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của thông tin KTTC và thông tin KTQT
trong hệ thống thông tin kế toán nói riêng và hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp nói chung.
- Tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT cần có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận kế toán trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán. Thông tin KTQT phải được thiết lập, tránh sự trùng lặp với các thông tin KTTC.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác kế toán trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với việc áp dụng mô hình kết hợp trong tổ chức bộ máy kế toán, xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả đã đưa ra các nội dung hoàn thiện phù hợp với mô hình kế toán, thể hiện được sự kết nối thông tin giữa hai hệ thống kế toán đồng thời vẫn chú trọng cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị trong doanh nghiệp.
Nội dung hoàn thiện chú trọng từ khâu đầu tiên khi thực hiện nhận diện và phân loại chi phí kết hợp giữa chức năng và cách ứng xử chi phí; tổ chức vận dụng các tài khoản và sổ kế toán phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, gắn với các trung tâm chi phí, doanh thu; xây dựng quy trình kế toán tập hợp chi phí, ghi nhận doanh thu; xây dựng hệ thống các dự toán, phân bổ chi phí phụ trợ sản xuất; phân tích, so sánh thông tin và đánh giá trách nhiệm quản lý.
KẾT LUẬN
Thông tin kế toán CP, DT và KQKD giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của DNSX, được đo lường, ghi chép và phản ánh đầy đủ qua hệ thống KTTC và KTQT. Xây dựng và thiết lập một hệ thống kế toán CP, DT và KQKD khoa học, hợp lý, hiệu quả sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin khác.
Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam”, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTTC được tiếp cận với góc độ các nguyên tắc chung và các chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Khái quát khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTQT được tiếp cận theo quy trình KTQT gắn với các chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
- Chỉ rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên hai phương diện KTTC và KTQT từ đó đưa ra những đánh giá làm căn cứ đề xuất các giải pháp.
- Đưa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD phù hợp với mô hình tổ chức kế toán kết hợp, thể hiện được sự gắn kết, mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống kế toán đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với đặc thù cung cấp thông tin của từng hệ thống kế toán.
Trong phạm vi của luận án, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức trong nghiên cứu để hoàn thành. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của luận án vẫn còn có những hạn chế nhất định, rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè để luận án hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1.Lương Khánh Chi (2011), “Ảnh hưởng của mô hình kế toán tiền mặt và mô hình kế toán dồn tích đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Thương mại, (19), Tr 37-40
2.Lương Khánh Chi (2014), “Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh theo hệ thống kế toán Mỹ, Pháp và bài học kinh nghiệm khi vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (02/03), ISSN 1859 – 2368, Tr 61-66.
3. Lương Khánh Chi (2015), “Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất”, Tạp chí khoa học Đại học Hải Phòng, (03/12), ISSN 1859 – 2368, Tr 19-25.
4. Lương Khánh Chi (2015), “Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 12 (623), ISSN – 005
– 56, Tr 35-36.
5. Lương Khánh Chi (2016), “Kế toán quản trị chi phí – nhìn từ thực tiễn triển khai tại các công ty sản xuất xi măng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 10 (643), ISSN – 005 – 56, Tr 31-33
6. Lương Khánh Chi (2016), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Hoàn thiện kế toán chi phí trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam”