Loại Hình Và Mối Liên Hệ Giữa Các Doanh Nghiệp May Tại Việt Nam


BỘ CÔNG THƯƠNG

Hiệp hội Dệt May Việt Nam



Doanh nghiệp thành viên

Doanh nghiệp may ngoài quốc doanh

Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài

Khối sự nghiệp

Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc

Khối đơn vị hạch toán độc lập

Khối doanh nghiệp cổ phần

Khối công ty liên doanh liên kết


Vụ Công nghiệp nhẹ

Vụ Xuất khẩu

Sơ đồ 2.1. Loại hình và mối liên hệ giữa các doanh nghiệp may tại Việt Nam

(Nguồn: Công ty Chứng khoán Phố Wall (2008), Báo cáo phân tích ngành dệt may)


Bảng 2.8 Phân loại doanh nghiệp may tại Việt Nam theo hình thức sở hữu



Năm

Tổng số doanh nghiệp

Chia theo hình thức sở hữu

DNNN

FDI

Liên doanh

Ngoài nhà nước

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

2005

1.742

59

3,38

274

15,73

37

2,12

1.372

78,77

2006

1.955

44

2,25

316

16,16

30

1,53

1.565

80,06

2007

2.349

38

1,62

388

16,51

34

1,44

1.889

80,43

2008

3.171

32

1,00

433

13,65

38

1,19

2.668

84,16

2009

3.184

37

1,16

475

14,91

39

1,22

2.633

82,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 12

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

phát triển tương đối lâu, có thế mạnh về cơ sở vật chất và diện tích mặt bằng sử dụng, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt. Những doanh nghiệp còn lại được thành lập trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây gắn liền với thời kỳ hưng thịnh của may gia công xuất khẩu. Do hạn chế về quy


doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cách thức quản lý và kiểm soát của cả doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

2.1.3. Chọn mẫu các doanh nghiệp may Việt Nam để nghiên cứu

Về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp may để nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ hiện diện ở mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thường chỉ ở các doanh nghiệp lớn, các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ mới có điều kiện xuất hiện và hội tụ đầy đủ. Việc nhận diện đặc điểm cơ cấu doanh nghiệp may theo nguồn vốn đầu tư giúp cho Tác giả xác định phạm vi nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là các doanh nghiệp có quy mô lớn, tập trung vào nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Việt Nam. Sở dĩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài vì kiểm soát nội bộ của những doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ các đối tác góp vốn có quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp được xác lập trong mối quan hệ tương quan với tỷ lệ vốn góp. Tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp lớn theo hướng dẫn tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2009. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, một doanh nghiệp được coi là lớn khi quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn hay tổng tài sản được xác định trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp) trên 100 tỷ đồng; hoặc quy mô lao động bình quân năm trên 300 người. Mặc dù nguồn vốn là tiêu chí được ưu tiên, tuy nhiên do phần lớn các doanh nghiệp may Việt Nam bị giới hạn về nguồn lực tài chính nên tiêu chí về quy mô lao động được Tác giả sử dụng là tiêu chí chính để chọn mẫu trong Luận án.

Về mục đích khảo sát: Mục đích khảo sát của Luận án nhằm phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam theo các yếu tố cấu thành: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát. Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi. Ngoài phần thông tin chung về doanh nghiệp, phần quan trọng và chủ yếu nhất của Phiếu điều tra được xây dựng dựa theo ba yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ là: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát.


Các câu hỏi liên quan đến thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động gia công xuất khẩu trong các doanh nghiệp may Việt Nam, vì vậy, có nhấn mạnh đến khả năng kiểm soát chủ động nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất như: kiểm soát tài sản trong sản xuất gia công, kiểm soát chi phí sản xuất, kiểm soát thiệt hại do sản phẩm hỏng. Các nội dung kiểm soát mà doanh nghiệp may cần phải thực hiện tốt hơn nữa liên quan đến giai đoạn cung ứng trong mối quan hệ với nhà cung cấp, giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong mối quan hệ thanh toán với khách hàng cũng được xây dựng. Xét tổng thể, các thủ tục kiểm soát này đều có vai trò giúp cho nhà quản lý của doanh nghiệp may đảm bảo thực hiện các mục tiêu về bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, tuân thủ các chế độ pháp lý, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý, trong đó nhấn mạnh đến đảm bảo mục tiêu mà mọi nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh kỳ vọng nhất, đó là hiệu quả hoạt động.

Các câu hỏi trong Phiếu điều tra bao gồm hai loại mở và đóng. Các câu hỏi dạng đóng được trả lời có, không hoặc không áp dụng. Do Phiếu điều tra bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến các cấp độ quản lý và các mặt hoạt động, các nội dung kiểm soát khác nhau trong doanh nghiệp, vì vậy đối tượng phỏng vấn được lựa chọn phù hợp với từng loại câu hỏi. Với các câu hỏi về môi trường kiểm soát, đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là lãnh đạo doanh nghiệp, thành viên ban kiểm soát (nếu có). Với các câu hỏi về hệ thống thông tin, đối tượng được phỏng vấn là cán bộ phòng kế toán. Với các câu hỏi về thủ tục kiểm soát, Tác giả thực hiện phỏng vấn với cán bộ phòng kế toán, cán bộ phòng kế hoạch, cán bộ phòng quản trị chất lượng, cán bộ kỹ thuật,… Tác giả cũng thực hiện việc phỏng vấn với một số nhà quản lý của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhằm lấy ý kiến đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Nhân viên của một số văn phòng đại diện của nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc tại Việt Nam cũng được lựa chọn phỏng vấn nhằm kiểm chứng các thông tin đã thu thập từ các phiếu điều tra. (Nội dung Phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 11).


Về kết quả khảo sát: Số lượng các doanh nghiệp được tác giả lựa chọn để gửi phiếu điều tra là 80, theo đó, mỗi doanh nghiệp được gửi một phiếu điều tra. Các doanh nghiệp này đều có hoạt động sản xuất kinh doanh chính là may gia công xuất khẩu. Trong 80 phiếu điều tra gửi đến 80 doanh nghiệp, Tác giả đã thu về được 63 phiếu (tỷ lệ trả lời 78,75%). (Danh sách các công ty thu được phiếu điều tra được Tác giả trình bày tại Phụ lục 12). Các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Do mô hình tổ chức cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lớn của Ngành May Việt Nam có nhiều nét tương đồng nên kết quả điều tra chọn mẫu có thể suy rộng cho tổng thể các doanh nghiệp may có quy mô lớn của Việt Nam. Kết quả điều tra được trình bày trong Mục 2.2. và Phụ lục 13, từ đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiêu chí đánh giá được sử dụng bao gồm:

Một là, sự hiện diện của các chính sách và thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp;

Hai là, sự vận hành liên tục và hữu hiệu của các chính sách và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế.

Về bản chất, hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ được coi là hữu hiệu khi nó giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu mà họ kỳ vọng. Vì vậy, đánh giá sự hiện diện, sự vận hành của các chính sách và thủ tục kiểm soát cuối cùng phải khẳng định được rằng: doanh nghiệp có thực hiện được các mục tiêu bảo vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; đảm bảo tuân thủ các chế độ pháp lý; đảm bảo hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý, thực hiện các giá trị đạo đức liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động hay không.

2.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

2.2.1. Môi trường kiểm soát

2.2.1.1. Khái quát về môi trường kiểm soát trong các doanh nghiệp may Việt Nam Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài có

tính môi trường tác động đến việc thiết kế và vận hành và xử lý dữ liệu thuộc

các loại hình kiểm soát nội bộ. Trước hết phải kể đến các yếu tố thuộc môi


trường ngành chi phối trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công đơn thuần thể hiện sự phụ thuộc đáng kể của doanh nghiệp may vào khách hàng tại các thị trường chủ yếu như Mỹ, EU hoặc Nhật Bản,.... Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến ý thức của nhà quản lý trong việc đáp ứng một cách tốt nhất có thể các yêu cầu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm mà các nhà nhập khẩu đặt ra. Những yêu cầu trực tiếp đến sản phẩm bao gồm về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn của bên mua, việc giao hàng phải đúng theo kế hoạch đã thoả thuận,… Những yêu cầu liên quan gián tiếp cũng không kém phần quan trọng góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, với môi trường. Bên cạnh đó, thể chế chính trị, hệ thống các quy định và chế độ pháp lý của từng nước có những nét đặc thù, vì vậy, cần phải am hiểu để áp dụng những quy định, chế độ này trước khi doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường đó.

Tại Việt Nam, văn bản có tính pháp lý cao nhất điều tiết hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh) là Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 nhằm thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, chủ trương của Chính phủ là tách chức năng quản lý nhà nước khỏi các hoạt động kinh doanh thông qua việc cơ cấu lại doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hoá. Với chủ trương này, các doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ hơn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.

Trong phạm vi Ngành, hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” theo Quyết định 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng


Chính phủ. Theo Quyết định 36, định hướng phát triển ngành trong nhiều năm tới vẫn tập trung sản xuất cho xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn bằng cách mở rộng các thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Về thực chất, những định hướng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Bằng chứng cho thấy, ngoài thị trường chính là xuất khẩu sang các nước phát triển, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa bằng các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

Ngoài các yếu tố phân tích trên đây, môi trường kiểm soát trong các doanh nghiệp may Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ các nhân tố thuộc về nội tại của đơn vị như: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ, trong đó, nhân tố có ảnh hưởng đáng kể nhất đến hệ thống kiểm soát nội bộ là nhận thức, quan điểm, triết lý, phong cách điều hành của nhà quản lý của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Đặc thù về quản lý

Đặc thù về quản lý ở một số các doanh nghiệp lớn trong Ngành cho thấy nhiều điểm tích cực thể hiện ở sự coi trọng vai trò của kiểm tra kiểm soát đối với các hoạt động của đơn vị. Ở Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, May Nhà Bè, May 10,… với quan điểm tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng, nhà quản lý của những đơn vị này đã chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, lao động như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, hay sản xuất tinh gọn (LEAN), 5S….vào các hoạt động của đơn vị. Những công cụ này không tách rời mà được xây dựng, tổ chức thực hiện trên cơ sở kết hợp hài hoà với nhau đảm bảo việc ứng dụng trên thực tế mang lại kết quả tốt nhất. Sự kết hợp của ISO 9000, ISO 14000, SA 8000,…. tạo nên hệ thống quản lý tích hợp bao gồm nhiều tài liệu chính thức bằng văn bản nhằm hỗ trợ cho nhà quản lý trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động diễn ra tại doanh nghiệp một cách sâu


sát và thiết thực. Thông qua hệ thống này, bộ máy kiểm soát và cách thức kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng được định hình rõ ràng, tạo nên cơ chế kiểm tra, kiểm soát thống nhất và xuyên suốt quy trình thực hiện các hoạt động cơ bản cũng như các cấp độ khác nhau trong tổ chức. Thực tế này được minh hoạ ở Phụ lục 3 mô tả tổng quan về hệ thống quản lý của Tổng Công ty Cổ phần May 10.

Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức, quan điểm, triết lý và phương thức điều hành của phần lớn nhà quản lý ở các doanh nghiệp may khác còn có những bất cập. Sự bất cập thể hiện rõ ở quan điểm và thái độ của nhà quản lý đối với tầm quan trọng của việc nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro có ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu của đơn vị. Có 35/63 (55,5%) nhà quản lý trong doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro, đồng thời cho rằng việc nhận diện, phân tích, đánh giá từ đó thiết kế các thủ tục kiểm soát để hạn chế những rủi ro là cần thiết đối với doanh nghiệp. Tuy vậy, có đến 28/63 (45,5%) doanh nghiệp thuộc diện điều tra chưa quan tâm đến vấn đề này. Nguyên nhân xuất phát từ quan điểm của nhà quản lý cho rằng bản chất hoạt động sản xuất hàng may xuất khẩu là đơn giản. Với phương thức may gia công, rủi ro được chia sẻ đáng kể với các khách hàng nhập khẩu đến từ các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ. Rủi ro mà khách hàng gánh chịu liên quan đến nhiều công đoạn trong chuỗi giá trị, từ khi nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đến khi tiêu thụ sản phẩm hoàn thành. Những rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thường chỉ liên quan đến công đoạn sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế không có nghĩa là có quá ít rủi ro để nhà quản lý doanh nghiệp có thể chủ quan, không quan tâm đến chúng.

Những rủi ro mà doanh nghiệp may mặc có thể gặp phải tương đối đa dạng: rủi ro do biến động nguồn nhân lực; do tài sản bị thất thoát, lãng phí trong sử dụng; do không thực hiện được kế hoạch sản xuất sản phẩm; thiệt hại do sản phẩm hỏng không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng; do khách hàng chậm thanh toán hoặc không thanh toán,… Một số nhà quản lý


quan tâm đến năng suất, sản lượng sản xuất hơn là chất lượng của sản phẩm vì vậy khó có thể duy trì được các mối quan hệ kinh doanh bền vững với khách hàng. Một số nhà quản lý khác lại quá đề cao đến chất lượng của sản phẩm nên không có những biện pháp thích hợp đảm bảo năng suất, sản lượng dẫn đến kế hoạch sản xuất không đạt được. Có nhà quản lý lại không quan tâm đến việc lựa chọn khách hàng theo các tiêu thức thận trọng, xảy ra tình trạng khách hàng chậm thanh toán hoặc không thanh toán khi hàng đã được giao… Như vậy, nhà quản lý trong các doanh nghiệp may Việt Nam có quan tâm đến rủi ro nhưng chưa đầy đủ, toàn diện. Đặc điểm này chi phối mạnh mẽ đến quan niệm của nhà quản lý về tầm quan trọng trong nhận diện các mục tiêu kiểm soát, từ đó thiết kế nên các thủ tục kiểm soát thích hợp để hạn chế được rủi ro khi mục tiêu không đạt được. Khi việc nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh không được nhà quản lý coi trọng, kết quả tất yếu là hệ thống các chính sách, thủ tục kiểm soát nghèo nàn, không được thiết kế, hoặc nếu có, khoảng cách giữa thiết kế và vận hành sẽ tương đối lớn.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Các doanh nghiệp lớn trong Ngành, ngoài Tổng Công ty May 28 trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng), đều nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam như Tổng Công ty Cổ phần May 10, Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, Tổng Công ty May Nhà Bè, Tổng Công ty May Đức Giang,.. Những doanh nghiệp này được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Chẳng hạn, May Nhà Bè (NBC) có vốn điều lệ 140 tỷ đồng (phần vốn của Nhà nước giao cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam đại diện chiếm 28,8% tương ứng 40,32 tỷ đồng), số lao động khoảng 17.000 người, với 34 đơn vị thành viên [50]. Đây là một công ty đại chúng đã làm thủ tục đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, tuy nhiên cổ phiếu của May Nhà Bè hiện chưa được lưu ký tập trung tại các sở giao dịch. Cơ cấu tổ chức của May Nhà Bè được thể hiện ở Sơ đồ 2.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/11/2022