Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 13

3.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng

Thu thập thông tin về khách hàng

Hiện nay có nhiều khách hàng cố tình che đậy tình trạng thua lỗ hay công việc kinh doanh gian dối của mình bằng nhưng báo cáo không trung thực. Do vậy, đối với cán bộ ngân hàng bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ phía đối tác của khách hàng, từ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan công an...

Thu thập thông tin về thị trường

Trong quá trình theo dòi giám sát khoản vay, bên cạnh việc khai thác thông tin từ phía khách hàng, ngân hàng còn phải khai thác thông tin về thị truờng sản phẩm kinh doanh của khách hàng như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm... từ đó có những đánh giá chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng.

Phân tích xử lý thông tin, xác định dấu hiệu các khoản cho vay có vấn đề

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin cán bộ tín dụng phải sàng lọc, phân tích, đánh giá và xác định xem khoản vay của khách hàng có vấn đề hay không, xếp nhóm mấy. Công việc này đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì nó liên quan tới những quyết định tiếp theo trong các bước thực hiện quản lý RRTD.

Để có thể cung cấp các thông tin đó cho NHTM một cách đầy đủ và có hiệu quả cần có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế, thiếu minh bạch, chính xác. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy việc nâng cấp hệ thống thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ và các cơ quan ban hành những quy định xử lý nghiêm các đơn vị cố tính che giấu, khai báo, cung cấp sai thông tin nhằm minh bạch hóa hệ thống thông tin.

3.2.3.3. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro và qui trình quản trị rủi ro tín dụng

Ngày 19/12/2013 BIDV đã ban hành Nghị quyết số 2505/NQ-HĐQT về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khung quản trị rủi ro tổng thể của BIDV. Theo đó định hướng quản trị rủi ro của

BIDV là trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Basel cũng như quy định của Ngân hàng Nhà nước, thiết lập mô hình chức năng giám sát rủi ro, bảo đảm nguyên tắc minh bạch, độc lập giữa các chức năng kinh doanh, quản trị rủi ro, và quản trị, chuyển đổi sang mô hình quản trị rủi ro hoạt động tập trung. Ngoài ra BIDV cũng đưa ra chiến lược quản trị rủi ro tổng thể bao trùm toàn bộ 4 loại rủi ro trọng yếu trong quá trình kinh doanh; Ban hành hệ thống văn bản chính sách, quy trình quy định về quản trị rủi ro; Xây dựng khẩu vi rủi ro của toàn ngân hàng để có kế hoạch triển khai các bước tiếp theo bao gồm cả vấn đề xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai thông lệ Basel. Dự kiến trong năm 2017 BIDV sẽ hoàn thành việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tại BIDV, và trong năm 2020 sẽ xây dựng, phát triển các công cụ, phương pháp đo lường rủi ro. Đây là việc cần làm ngay của BIDV để có cơ sở đánh giá, phòng ngừa, tài trợ rủi ro trong quá trình hoạt động.

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 13

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với NHNN

3.3.1.1 Đổi mới công tác quản lý tín dụng

NHNN với vai trò và vị trí là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện của các NHTM – NHNN ban hành các quy định có tính chất chung làm khuôn khổ, mực thước, tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm sự hoạt động của các NHTM theo tiêu thức khuôn khổ mà Luật Ngân hàng quy định, nhưng lại tạo điều kiện để các NHTM phát huy được sức sáng tạo của mình, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong khuôn khổ tiêu chuẩn, định mức.

Ngược lại, NHTM sáng tạo, chủ động nhưng phải trong khuôn khổ, phạm vi giới hạn, tiêu chuẩn, định mức mà NHNN quy định, bảo đảm sự quản lý và giám sát thống nhất của NHNN.

3.3.1.2 Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, quản lý tín dụng của các NHTM để có các chế tài xử lý kịp thời, đúng mức, xát thực, chính xác giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.

Đặc biệt phái có quy trình và chuẩn mực hóa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

của NHNN cũng như các quy định với các NHTM về lĩnh vực này.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý RRTD, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách

hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, giảm dần tỷ lệ thu phí từ các sản phẩm truyền thống.

- Cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam.

Tóm tắt chương 3

Trong Chương 3 Tác giả đã đề cập đến một số nội dung:

Một là, trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống NHTM, mục tiêu chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của BIDV, của Chi nhánh Quảng Bình, luận văn nêu lên một số vấn đề mang tính định hướng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Bình.

Hai là, đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

tại BIDV Quảng Bình.

Ba là, đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan tạo điều kiện để thực

hiện các giải pháp.

Trên đây là những đóng góp khoa học mới về mặt thực tiễn của luận văn.

KẾT LUẬN


Công tác quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động vô cùng cần thiết để hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động hiệu quả của Ngân hàng, và hiệu quả mà nó mang lại tùy thuộc vào thực trạng của từng ngân hàng, từng địa phương và phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống. Vì thế quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là xây dựng một quy trình, chính sách thực hiện hợp lý, kịp thời mà còn là sự phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, sự nỗ lực của bản thân ngân hàng và hành lang pháp lý, điều kiện kinh tế chung.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của BIDV Quảng Bình, Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, hệ thống hoá mang tính lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro

tín dụng trong các Ngân hàng thương mại.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn từ 2014-2016, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cơ bản và một số kiến nghị có tính khả thi đối với các cơ quan Nhà nước, BIDV nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Quảng Bình.

Hy vọng với nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, tác giả rất mong

nhận sự góp ý kiến của Quí thầy, cô để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bài giảng quản trị rủi ro, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội - Nguyễn Minh

Duệ (2007).

[2] Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

[3] Báo cáo tổng kết thường niên của BIDV Quảng Bình.

[4] Đề án tái cơ cấu BIDV Quảng Bình giai đọan 2012 – 2015.

[5] Luật các TCTD ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[6] Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Phương Đông, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngân hàng Nhà nước (2005).

[7] Nghị quyết của Hội đồng quản trị số 379/NQ-HĐQT ngày 16/05/2012 về tái cơ cấu BIDV giai đọan 2012 – 2013 và định hướng đến 2015.

[8] Nghị quyết số 2505/NQ-HĐQT ngày 19/12/2013 về Khung quản trị rủi ro tổng thể của BIDV.

[9] Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, nhà xuất bản thống kê - Nguyễn Đăng Dờn (2007).

[10] Quản lý rủi ro tín dụng - Kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam, Tạp chí thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 1+2, Lê Thị Huyền Diệu (2010).

[11] Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Thành phố Hồ

Chí Minh - Trần Huy Hoàng (2007).

[12] Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính - Peter S.Rose (2004).

[13] Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Nguyễn Văn Tiến.

[14] Tài liệu lớp Tập huấn công tác Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV năm 2012.

[15] Thông tin tín dụng định kỳ của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí