Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 2

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT


Viết tắt

Nguyên nghĩa

QH

Quốc hội

CP

Chính phủ

BTC

Bộ Tài chính

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KBNN

Kho bạc nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBNN

Ủy Ban nhân dân

HCNN

Hành chính nhà nước

CBCC

Cán bộ, công chức

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KTVNN

Kiểm toán viên nhà nước

KV

Khu vực

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NSNN

Ngân sách nhà nước

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NQ

Nghị quyết

BCQT

Báo cáo quyết toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 2

PHẦN MỞ ĐẦU‌


1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ngày càng tăng, nhưng vẫn còn khoảng cách so với nhu cầu chi tiêu thực tế phát sinh tại các cơ quan nhà nước. Để giải quyết mâu thuẫn này không thể chỉ thực hiện các biện pháp tăng chi NSNN, mà vấn đề đặt ra là phải xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực dành cho các cơ quan nhà nước để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Trên thực tế, sau khi thực hiện thành công thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước để triển khai thực hiện rộng rãi trong các cơ quan hành chính nhà nước, đến năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP. Đây là một chính sách đổi mới quản lý, nhưng vẫn còn một số cơ quan chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy chưa hiệu quả và vận dụng đúng vào thực tiễn để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với 6 nội dung lớn: trong đó, cải cách cơ chế quản lý tài chính trong nội dung cải cách tài chính công.

Từ khi Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 có hiệu lực thi hành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được kết quả thiết thực, góp phần thúc đẩy các nhiệm vụ cải cách hành chính khác. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp những khó khăn và hạn chế nhất định trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế

và kinh phí quản lý hành chính. Bên cạnh đó, KTNN là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; được hưởng nguồn kinh phí đặc thù (nguồn 5% được trích trên số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước do KTNN phát hiện và kiến nghị). Vì vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại KTNN là rất cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước”, với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại KTNN nói riêng và cơ quan hành chính nhà nước nói chung, đồng thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận và phương pháp luận cũng như thực tiễn công tác quản lý tài chính tại KTNN triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại KTNN, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

Làm rõ về mặt lý luận và phương pháp luận về cơ chế quản lý tài chính quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước; hoạt động quản lý tài chính tại KTNN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính, đồng thời chỉ ra kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế nguyên nhân trong quá trình thực hiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại KTNN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên

a. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại KTNN (kinh phí thường xuyên tự chủ).

b. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: Nghiên cứu về lý luận và thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại KTNN, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quản lý tài chính trong nước và nước ngoài (đề tài không nghiên cứu công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc KTNN).

Về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại KTNN.

Về thời gian: Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng và kinh phí quản lý hành chính tại KTNN giai đoạn 2015-2017 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn năm 2019 - 2021.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp cơ bản như phương pháp biện chứng, phương pháp lôgíc để nghiên cứu, đề tài chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh...

Ngoài ra đề tài còn chú trọng đến phương pháp tiếp cận thực tiễn để thu thập số liệu, tổng kết kinh nghiệm trong nước và nước ngoài trong quá trình nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp: được thu thập từ nguồn báo cáo quyết toán giai đọan năm 2015 – 2017 và các dữ liệu tại KTNN; các văn bản liên quan, giáo trình, tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước, các thông tin từ các trang web để có cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu với đề tài nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp: được thu thập trên cơ sở phiếu khảo sát công chức đang phụ trách tài chính - kế toán và công chức không phụ trách tài chính - kế toán trong các đơn vị trực thuộc KTNN.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ đối với các cơ quan hành chính nhà nước

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tư chủ tại KTNN


Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC‌


1.1 Khái niệm quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước‌

1.1.1 Cơ quan hành chính nhà nước‌

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. [12]

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước được thành lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động chấp hành và điều hành tức là thực hiện các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; trực tiếp chỉ đạo, điều khiển các cơ quan, tổ chức, công dân và điều hành các hoạt động đó hàng ngày.

Các cơ quan hành chính nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, hoạt động trên cơ sở của pháp luật, nên luật điều chỉnh các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đó là những luật công. Các cơ quan Nhà nước thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ được giao, các chỉ đạo theo chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của Nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó.

Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có thể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Do đó, kinh phí quản lý hành chính là tất yếu khách quan, là điều kiện quan trọng để đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay, các tổ chức

công được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.

Các cơ quan, đơn vị nhà nước hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, dựa trên nguồn kinh phí do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khác dựa nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Cơ quan, đơn vị nhà nước với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp và hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận.

Các cơ quan, đơn vị của Nhà nước phải thực hiện việc lập dự toán thu chi hàng quý, hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dựa trên Quy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chi thường xuyên).

Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan đơn vị Nhà nước phải tuyệt đối tôn trọng dự toán năm đã được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo đúng chế độ định mức và tiêu chuẩn nhằm mục đích cho các cơ quan, đơn vị Nhà nước hoạt động liên tục cũng là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính của tổ chức công.

1.1.2 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước‌

Hiện nay, có nhiều cách phân loại các cơ quan hành chính Nhà nước tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu:

* Theo lãnh thổ


Căn cứ vào tác động theo quy mô lãnh thổ để phân chia. Đó là hệ thống cơ quan hành chính trung ương, hoạt động trên quy mô cả nước và hệ thống các cơ quan hành chính hoạt động trên từng địa bàn lãnh thổ nhất – hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

* Theo thẩm quyền

Đó là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, quản lý hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trên lãnh thổ nhất định và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng.

* Theo hình thức thành lập


Mỗi cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo những căn cứ pháp lý khác nhau, do đó có những quyền hạn cũng như quy mô khác nhau. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thành lập theo quy định của Hiến pháp (Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân); cũng có những cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo quy định của Luật như cơ quan thuộc Chính phủ; Sở, Ban, Ngành; cũng có những cơ quan được thành lập theo văn bản pháp quy.

* Theo tính chất hoạt động


Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng thực hiện quyền hành pháp theo lãnh thổ và lĩnh vực của Nhà nước, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND và các cơ quan chuyên môn.

* Theo nguồn tài chính được sử dụng


Đó là những cơ quan hành chính nhà nước có tài chính cấp 1, 2, hoặc đó là những cơ quan hành chính nhà nước được phê chuẩn ngân sách trực tiếp từ Quốc hội. Tất cả các cơ quan quản lý hành chính hoạt động dựa vào ngân sách của Nhà nước, nhưng nguồn tài chính được phân bổ trực tiếp từ Bộ Tài chính hoặc cũng có thể phân bổ qua cơ quan hành chính cấp trên.

1.1.3 Tài chinh trong cơ quan hành chính nhà nước‌

Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có thể do NSNN cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí