Tổng Mức Đầu Tư Điều Chỉnh Dự Án Khu Du Lịch Sinh Thái Flamingo


Bảng 2.5: Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án Khu du lịch sinh thái Flamingo

Đại Lải - năm 2011


Đơn vị: 1.000 đồng


Stt


Hạng mục

Thành tiền


Ký hiệu

Trước thuế

Thuế VAT

Sau thuế

1

Chi phí xây dựng

838.981.313

83.898.131

922.879.444

Gxd

2

Chi phí thiết bị các công trình

103.590.854

10.359.085

113.949.939

Gtb

3

Chi phí bồi thường GPMB, tiền sử

dụng đất

18.217.166


18.217.166

GPMB

4

Chi phí Quản lý dự án

8.940.085

894.008

9.834.093

QL

5

Chi phí Tư vấn

22.748.411

2.274.841

25.023.252

TV

6

Chi phí khác

7.961.713

796.171

8.757.885

CK

7

Dự phòng phí

36.302.808

3.630.281

39.933.089

DP

8

Lãi vay trong thời gian xây dựng

54.000.000


54.000.000

LV


Tổng cộng

1.090.742.350

101.852.518

1.192.594.868

G


Làm tròn số

1.090.742.000

101.853.000

1.192.595.000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư khu biệt thự trung tâm thuộc khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải - 7

(Nguồn: Theo tổng mức đầu tư dự án năm 2011)

- Thực trạng công tác xác định tổng mức đầu tư:

+ Từ các Bảng 2.4 và 2.5 ở trên ta thấy rằng công tác lập tổng mức đầu tư cho toàn dự án chưa được coi trọng đúng mức, tổng mức đầu tư cần phải điều chỉnh tuy nhiên phải đến 9 năm mới có sự điều chỉnh. Điều này cho thấy việc lập tổng mức đầu tư chỉ nhằm mục đích phục vụ cho công tác hoàn thiện hồ sơ phê duyệt dự

án mà không chú trọng đến việc làm cơ sở cho việc quản lý chi phí sau này.

+ Phương pháp xác định tổng mức đầu tư chưa phù hợp với thực tế dự án. Hiện nay, cơ sở để lập tổng mức đầu tư dự án vẫn chủ yếu dựa trên các văn bản quy

định, hướng dẫn của nhà nước mà chưa quan tâm đến đặc điểm riêng của dự án là một khu du lịch sinh thái.

Thiết lập ngân sách:

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chỉ xem xét đến việc thiết lập ngân sách của các khoản mục chi phí đầu tư phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đó chính là ngân sách cho các khoản mục chi phí: Chi phí lập quy hoạch bản đồ tỷ lệ 1/500; Chi phí khoan khảo sát địa chất công trình; Chi phí lập dự án đầu tư; Chi phí thẩm tra hiệu quả của dự án đầu tư; Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Các lệ phí khác (lệ phí thỏa thuận chuyên ngành, lệ phí thẩm tra tính hiệu quả của dự án đầu tư, lệ phí thẩm tra thiết kế cơ sở...); Chi phí quản lý dự án. Tập hợp của các khoản mục chi phí này chính là hệ chi phí cơ sở cần thiết lập trong giai

đoạn này.


Do dự phòng phí được tính bằng tỷ lệ % so với tổng các chi phí còn lại trong Tổng mức đầu tư (chưa tính lãi vay) nên việc thiết lập ngân sách được thực hiện rất

đơn giản, và được thực hiện cùng với quá trình Dự toán chi phí.

- Phòng ban phụ trách: Việc thiết lập ngân sách do Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật đảm trách.

- Cơ sở thiết lập ngân sách:

+ Tổng mức đầu tư được phê duyệt.

+ Bảng thuyết minh lập tổng mức đầu tư.

+ Các căn cứ lập tổng mức đầu tư.

- Thực trạng quá trình thiết lập ngân sách trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Có thể thấy rằng công tác thiết lập ngân sách trong giai đoạn này là chưa đầy đủ. Kết quả duy nhất của quá trình này vẫn chỉ là bản tổng mức đầu tư được phê duyệt cho toàn bộ dự án với ngân sách được lập cho tổng thể dự án, mà không có sự phân chia ngân sách riêng cho từng gói công việc của dự án. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự chồng chéo trong công tác quản lý, việc lập và trình phê duyệt các khoản mục phí từ khi hình thành tới khi quyết toán là do phòng Quản lý dự án đảm trách, tuy nhiên công tác lập ngân sách lại do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật thực hiện và ở đây có sự thiếu kết nối thông tin giữa các phòng ban làm cho công tác thiết lập ngân sách không được thực hiện trọn vẹn, vai trò của công tác thiết lập ngân sách chưa được quan tâm đúng mức.

Kiểm soát chi phí

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các chi phí đầu tư bắt đầu phát sinh là: Chi phí lập quy hoạch bản đồ tỷ lệ 1/500; Chi phí khoan khảo sát địa chất công trình; Chi phí lập dự án đầu tư; Chi phí thẩm tra hiệu quả của dự án đầu tư; Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Các lệ phí khác (lệ phí thỏa thuận chuyên ngành, lệ phí thẩm tra tính hiệu quả của dự án đầu tư, lệ phí thẩm tra thiết kế cơ sở...); Chi phí quản lý dự án.

Kiểm soỏt chi phớ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chính là việc cập nhật

được những chi tiêu của dự án (tạm ứng, thanh toán, phát sinh, hay quyết toán) so với hệ dự toán chi phí cơ sở đã được duyệt và kiểm soát các khoản mục chi phí đó so với dự toán chi phí đã được duyệt sao cho các chi phí không vượt ngân sách đã

được duyệt.

- Công cụ và kỹ thuật kiểm soát chi phí: Phòng Quy hoạch kiến trúc và phòng Quản lý dự án đang chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm soát này. Kỹ


thuật kiểm soát thông thường là so sánh chi phí phát sinh thực tế với ngân sách và các quy định hợp đồng, đặc biệt là giá trị các lần thanh toán đã được thống nhất.

- Căn cứ kiểm soát chi phí:

+ Dự toán chi phí được duyệt (Khoản mục chi phí tương ứng được duyệt trong tổng mức đầu tư).

+ Các hợp đồng tư vấn, hợp đồng khảo sát và các quy định thu nộp lệ phí liên quan.

+ Hồ sơ thanh toán, quyết toán.

-Kết quả thực hiện: Ta có bảng tổng hợp thanh toán, quyết toán các chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án như trong Bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6: Tổng hợp thanh toán, quyết toán Dự án Khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Đơn vị tính: 1000 đồng

Stt

Khoản mục

chi phí

Giá trị

Thanh toán

Quyết

toán

Tư vấn thực

hiện

Ghi

chú

Lần 1

Lần 2

Lần 3


1

Chi phí lập QH chi tiết

1/500


781.525


328.060


240.975


212.490


781.525




1A

Chi phí lập

QH chi tiết 1/500


204.000


40.800


56.075


107.125


204.000

Công ty KT Việt Nam



1B

Thiết kế Điều chỉnh Cục bộ QHCT Khu

DL sinh thái Đại Lải, tỷ lệ 1/500


294.525


147.260


100.000


47.265


294.525


Công ty Bạch Đằng (CDCC)



1C

PL HĐ số 07/HĐ-

TVXD - bổ

sung Hạ tầng kỹ thuật của ĐCQHCT TL

1/500


283.000


140.000


84.900


58.100


283.000


Công ty Bạch Đằng (CDCC)


2

Chi phí lập

dự án đầu tư

2.243

93.458

56.075

37.383

186.916

Công ty KT

Việt Nam



3

Chi phí thẩm tra HQ dự án

đầu tư


19.019


9.510



9.510


19.019

Công ty Bạch Đằng

(CDCC)




4

Chi phí khảo sát khoan địa chất công

trình


108.000


54.000


32.400


21.600


108.000

công ty TNHH Khảo sát thiết kế

Địa Cầu



5

Lệ phí thoả thuận chuyên

ngành






34.650


Sở ban ngành tỉnh Vĩnh

Phúc



6

Lệ phí thẩm

định dự án

đầu tư






148.679



7

Lệ phí thẩm

định thiết kế cơ sở






148.679



(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


* Thực trạng kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:


Trong giai đoạn này hợp đồng sử dụng cho các công tác đa số là loại hợp

đồng trọn gói. Nhìn chung các hồ sơ quyết toán của nhà thầu đầy đủ, các khoản đề nghị tạm ứng hợp lý theo đúng với các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Tuy vậy khoản mục chi phí lập quy hoạch chi tiết phát sinh giá trị lớn. Tổng giá trị dự toán được duyệt của khoản mục chi phí tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án

Đại Lải trong giai đoạn này là: 204.000.000 đồng, trong khi tổng giá trị các hợp

đồng và quyết toán chi phí cho các hợp đồng tư vấn liên quan đến lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết là 781.525.000 đồng. Công tác lập báo cáo phát sinh này không

được thực hiện để kịp thời điều chỉnh. Biểu hiện là trong tổng mức đầu tư điều chỉnh không có khoản mục chi phí này. Điều này cho thấy hệ thống kiểm soát chi phí hầu như không hoạt động.

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đưa công trình vào sử dụng.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng thì dự toán xây dựng công trình bắt đầu hình thành. Các chi phí đầu tư xây dựng phát sinh như: Chi phí thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí lập dự toán; Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Chi phí thẩm tra dự toán xây dựng công trình; Chi phí lập hồ sơ mời thầu xây lắp, thiết bị; Chi phí đánh giá hồ sơ mời thầu xây lắp, thiết bị; Chi phí giám sát thi công xây dựng; Chi phí xây dựng công trình; Chi phí lắp đặt thiết bị; Phí phí quản lý dự án và một số chi phí khác.

Dự toán chi phí


Trong giai đoạn này dự toán chi phí biểu thị qua dự toán xây dựng công trình (không có dự phòng phí), giá gói thầu, giá dự thầu và giá trúng thầu, giá hợp đồng. Dự toỏn chi phớ được chính xác hóa dần theo quá trình thực hiện. Dự toán là cơ sở

để cho quá trình thiết lập ngân sách, tạo hệ chi phí cơ sở làm căn cứ cho việc kiểm soát chi phí sau này.

* Công cụ và kỹ thuật tính dự toán:

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật có trách nhiệm lập dự toán công trình hoặc thẩm tra các dự toán công trình do các nhà thầu tư vấn lập. Lập giá gói thầu, xét thầu và thỏa thuận giá hợp đồng.

- Công cụ hữu hiệu là các phần mềm hỗ trợ: microsoft office, dự toán Acitt.



đây:

* Cơ sở lập dự toán:

Dự toỏn chi phớ xây dựng các hạng mục được lập dựa trên các yếu tố sau


- Khối lượng theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

- Các thông tư về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

công trình.

- Các văn bản về định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

- Đơn giá định mức nhà nước ban hành và đơn giá định mức nội bộ của doanh nghiệp.

* Các kết quả lập dự toán:

- Các dự toán xây dựng công trình.

- Giá gói thầu cho từng công trình, hạng mục công trình.

- Giá dự thầu, giá trúng thầu.

- Giá hợp đồng.

* Thực trạng công tác lập dự toán chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đưa công trình vào sử dụng:

- Thực trạng công tác lập dự toán chi phí:

Trong thực tế thực hiện dự án Khu biệt thự trung tâm, phần lập bản vẽ thiết kế và dự toán trong giai đoạn này do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật kết hợp với phòng


Quy hoạch kiến trúc thực hiện đồng thời Chủ đầu tư lập ban quản lý để trực tiếp quản lý dự án, vì vậy tác giả không xem xét các khoản mục chi phí tư vấn, chi phí quản lý do không có đủ số liệu và quá phức tạp. Tổng hợp dự toỏn chi phí các hạng mục đang triển khai của Khu biệt thự trung tâm do Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của công ty lập được :

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí các hạng mục đang triển khai


Đơn vị tính: 1000 đồng


STT


Hạng mục

Tổng hợp dự toán

chi phÝ

Tổng hợp giá gói thầu

Tổng hợp giá hợp

đồng

1

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt ngoài các công trình kiến trúc

Hoàn thiện sân vườn và mái xanh các biệt thự

Tỉng céng

9.863.669

9.863.669

9.863.669


2


28.596.735


28.596.735


28.355.237


3


5.217.953


5.217.953


5.217.953

4

43.678.357

43.678.357

43.436.859

( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong quá trình lập dự toán, đơn vị lập dự toán là Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lại áp dụng các đơn giá, định mức nhà nước, áp giá vật tư, thiết bị theo các thông báo giá hiện hành quý, tháng của liên sở Tài chính - Xây dựng trong khi đặc thù của công trình là khu nghỉ dưỡng cao cấp, việc cần thiết là cập nhật đơn giá thực tế tại thời điểm hiện tại và theo yêu cầu của thiết kế.

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật là đơn vị lập dự toán nhưng cũng chính là đơn vị kiểm tra dự toán, việc thẩm tra dự toán không được thực hiện bởi một đơn vị độc lập, dẫn đến chưa kiểm soát được các sai lệch trong dự toán, còn nhiều thiếu sót khối lượng công việc, nhầm hạng mục hay các sai sót trong tính toán số học.

Chưa có sự phân chia giai đoạn đầu tư rõ ràng, do đó không có tiến độ cụ thể cho các hạng mục công việc và cho tổng thể dự án, dẫn đến xảy ra tình trạng đầu tư tới đâu thiết kế, lập dự toán, lựa chọn nhà thầu và thi công tới đó, nhiều hạng mục

đang thực hiện còn xảy ra tình trạng vừa thi công vừa thiết kế, tất cả các công việc thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán chỉ được thực hiện khi có sự chỉ đạo của ban


giám đốc một cách bị động. Điều này gây nên tình trạng bị động khi lập dự toán và dẫn đến dự toán không chính xác với thực tế những gì thực hiện.

Trong quá trình thực hiện dự án, thiết kế bị điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thực tế thi công, việc thay đổi này có nhiều nguyên nhân như do thực trạng chưa phù hợp với thiết kế, do sự thay đổi trong sở thích của Tổng giám đốcViệc thay

đổi như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lập và quản lý dự toán cũng như kiểm soát chi phí sau này vì việc điều chỉnh dự toán là bắt buộc cho phù hợp với thiết kế.

Dự toán của các hạng mục được lập gần như không có liên hệ gì với tổng mức đầu tư được phê duyệt, điều này có nghĩa là dự toán các hạng mục sau khi

được lập, kiểm tra và trình Ban giám đốc phê duyệt gần như là một hạng mục mới

được phê duyệt về mặt chi phí, không có sự so sánh với tổng mức đầu tư để làm căn cứ điều chỉnh thiết kế và dự toán trong một khuôn khổ chi phí.

- Thực trạng trong công tác lập giá gói thầu, giá hợp đồng:

Hình thức đấu thầu chủ yếu cho các gói thầu của công ty cũng như của Khu biệt thự trung tâm hiện nay là hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Các hình thức đấu thầu này có nhiều điểm hạn chế đặc biệt là việc không có sự cạnh tranh nhiều giữa các nhà thầu do vậy không lựa chọn được các nhà thầu có năng lực thực sự tốt. Như đã nói ở trên, việc lập thiết kế và dự toán các hạng mục, cũng như các gói tư vấn khác đều do các phòng ban trong công ty thực hiện nên tác giả chỉ xem xét việc hình thành dự toán chi phí đối với giá gói thầu và giá hợp đồng cho các khoản mục chi phí xây dựng, thiết bị. Giá gói thầu và giá hợp đồng các gói thầu của các hạng mục đang thực hiện tại Khu biệt thự trung tâm được chi tiết trong Bảng 2.7 và Phụ lục số 1.

Giá gói thầu được lập dựa trên cơ sở dựa trên dự toán chi phí đã được phê duyệt. Một số công trình hạng mục được chia thành các gói thầu quá nhỏ, ở đây nguyên nhân là do việc nhà thầu không đủ năng lực để thực hiện toàn bộ các hạng mục của công trình. Có thể đưa ra dẫn chứng ở đây là các gói thầu xây thô và hoàn thiện mặt ngoài các lô biệt thự A1, A3, A16 do công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú thực hiện, giá trị của toàn bộ gói xây thô mỗi lô theo dự toán chỉ có 988.558.000

đồng, tuy nhiên Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú không có năng lực làm về điện nước nên đã phải chia nhỏ gói thầu thành 2 gói thầu xây dựng phần thô và điện nước, trong đó gói thầu điện nước giao cho Công ty Hùng Vương Vĩnh Phúc thực


hiện, việc này gây lắt nhắt trong thực hiện thanh quyết toán với các nhà thầu và gây khó khăn cho việc quản lý chi phí sau này và cũng như cho công tác quản lý chất lượng và tiến độ.

Từ thực tế cho thấy việc quản lý giá hợp đồng của công ty còn rất lỏng lẻo,

điều này thể hiện ở chỗ hình thức đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, điều này dẫn đến chưa có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu về mặt giá cả bỏ thầu. Đối với các nhà thầu được chỉ định thầu giá hợp đồng thường lấy theo giá trị dự toán do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của công ty lập, đơn cử một nhà thầu

đó là nhà thầu Công ty Xây dựng Hùng Vương Vĩnh Phúc, hầu hết các hợp đồng

đều có giá hợp đồng bằng với giá gói thầu và giá trị dự toán. Đối với các nhà thầu

đấu thầu hạn chế, các khối lượng tiên lượng được lấy theo khối lượng theo giá trị mời thầu, với đơn giá thay đổi một chút so với giá mời thầu và không hề có tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Thiết lập ngân sách


* Công cụ thiết lập:

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật thực hiện việc thiết lập ngân sách trong giai

đoạn này.

* Cơ sở thiết lập ngân sách:

- Các dự toán được phê duyệt

- Bảng thuyết minh dự toán các công trình

- Các hướng dẫn lập dự toán

* Kết quả công tác thiết lập ngân sách:

- Các dự toán chi phí

* Thực trạng công tác thiết lập ngân sách trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đưa công trình vào sử dụng:

Công tác thiết lập ngân sách trong giai đoạn này là không đầy đủ, kết quả duy nhất của quá trình này vẫn chỉ là các dự toán chi phí riêng rẽ của từng công trình được phê duyệt. Quá trình tập hợp dự toán chi phí của các khoản mục chi phí thành một hệ chi phí cơ sở chưa được thực hiện và không có ngân sách cho từng giai đoạn đầu tư. Ngân sách vẫn chỉ là cho từng công trình riêng lẻ, và vẫn chưa cho ta biết có bao nhiêu công trình cần làm, ngân sách tổng cộng là bao nhiêu, cho từng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí