Bảng 2.1: Các biến số được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan
Nội dung | Tài liệu tham khảo | |
A | Giảm sự đơn điệu | Esharenana , 2006 ; Azizi và cộng sự, 2010; Gannon và cộng sự, 1972 ; Umstot và cộng sự, 1978 |
B | Tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực | Bennett , 2003 ; Eguchi, 2005 ; Eriksson và Ortega, 2006 ; Ho và cộng sự, 2009 ; Weerd-NederHof và cộng sự, 2002; Whittington, 2004. |
C | Phát triển những kỹ năng quản lý | Allwood và Lee, 2004 ; Campion và cộng sự, 1994 ; Eguchi, 2005 ; Gallagher và Einhorn, 1976; Kuijer và cộng sự, 1999. |
D | Xác định đúng vị trí làm việc | Coşgel và Miceli, 1999; Eguchi, 2005; Jaturanonda và cộng sự, 2006; Ortega, 2001 |
E | Phát triển mối quan hệ xã hội | Morris, 1956; Ofner, 1987. |
F | Yếu tố lãnh đạo trong luân chuyển | Azzam, 2013. |
G | Công bằng khi thực hiện luân chuyển | Mann, 2006 Broeck và Buelens, 2007 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1
- Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Yếu Tố Nâng Cao Kiến Thức, Kỹ Năng Và Năng Lực Trong Luân Chuyển Công Việc Và Động Lực Làm Việc
- Kết Quả Chỉ Số Mức Độ Quang Trọng Tương Đối (Rii)
- Đánh Giá Động Lực Làm Việc Với Chính Sách Luân Chuyển Cán Bộ Của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 7
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Thang đo mức độ đồng ý của cán bộ đối với chính sách luân chuyển công việc dựa trên thang điểm Likert với 5 mức độ từ:
- Hoàn toàn không đồng ý: 1
- Không đồng ý: 2
- Bình thường: 3
- Đồng ý: 4
- Hoàn toàn đồng ý: 5
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Tổ chức thu thập số liệu:
+ Phương pháp phát vấn: người tham gia điều tra tự điền vào bộ phiếu điều tra.
+ Khi người tham gia điều tra nộp phiếu điều tra, điều tra viên kiểm tra đã xem phiếu đã được điền đầy đủ chưa. Những trường hợp còn thiếu, điều tra viên yêu cầu người tham gia bổ sung đầy đủ. Người tham gia nghiên cứu không ghi hoặc ký tên vào phiếu phát vấn.
+ Người nghiên cứu chính trực tiếp thu thập các số liệu thứ cấp.
- Báo cáo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vể công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 đến nay.
2.3. Phân tích số liệu
Số liệu sau khi làm sạch được nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phiên bản 22.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.
Sử dụng bảng hỏi thang đo Likert (5 mức độ) gồm khoảng 30 thang đo, bao gồm cả một số thang đo phụ (mục đích để ghi nhận thông tin phục vụ cho phân tích), tổng quan cần có để có thể thực hiện các phương pháp như EFA hay hồi quy là khoảng 150 phiếu khảo sát. Tuy nhiên, đề tài này chỉ sử dụng thống kê mô tả thì cở mẫu 80 là chấp nhận được. Đồng thời chọn phương pháp thống kê mô tả xếp hạng theo tiêu chí hệ số quan trọng tương đối (RII) và kết hợp phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan.
Số liệu thu thập được kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha bằng phần mềm SPSS Statistics 22.0. Việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo tính thống nhất của các thang đo và các đối tượng trả lời đều hiểu các nhận định, phát biểu là như nhau.
Kết quả tính toán chỉ số RII được sắp xếp để tách thành nhóm các yếu tố tác được đánh giá là tác động mạnh nhất đến sự hài òng của cán bộ đối với chính sách luân chuyển của tỉnh cũng như nhóm tác động yếu nhất để tập trung phân tích, phỏng vấn sâu chuyên gia về nguyên nhân cũng như cơ chế tác động.
Tổng hợp kết quả từ thống kê mô tả, xếp hạng mức độ ảnh hưởng, kết quả phỏng vấn sâu là cơ sở để tác giả đưa ra các bình luận, phân tích và kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả của chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Các số liệu định tính được xử lý theo theo từng chủ đề.
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Kết quả thống kê từ tổng số 79 đối tượng tham gia cho thấy có 43 đối tượng nghiên cứu đang công tác tại cấp tỉnh (chiếm 54,4%), 28 đối tượng đang công tác tại cấp huyện, thành phố (chiếm 35,4%) và chỉ 8 đối tượng đang tham gia công tác tại cấp xã, phường, thị trấn. Có 61 đối tượng là nam (chiếm 61%) và 18 đối tượng nữ (chiếm 22,8%). Hơn 65% số đối tượng nghiên cứu là dưới 40 tuổi.
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
n (n=79) | Tỷ lệ % | |
Cấp đang công tác: | ||
- Tỉnh | 43 | 54,4 |
- Huyện, thành phố | 28 | 35,4 |
- Xã, phường, thị trấn | 8 | 10,2 |
Giới tính: | ||
- Nam | 61 | 77,2 |
- Nữ | 18 | 22,8 |
Độ tuổi: | ||
- Từ 30 tuổi trở xuống | 7 | 8,9 |
- Từ 31 đến dưới 40 tuổi | 45 | 57,0 |
- Từ 41 đến dưới 50 tuổi | 25 | 31,6 |
- Trên 50 tuổi | 2 | 2,5 |
Về vị trí hiện đang công tác của các đối tượng nghiên cứu, có 28 đối tượng đang giữ chức vụ Giám đốc, Phó giám đốc Sở; Bí thư, phó Bí thư huyện, thành phố và tương đương (chiếm 35,4%). Có 32 đối tượng nghiên cứu đang giữ chức vụ Trưởng, phó phòng cấp tỉnh; Trưởng, phó phòng cấp huyện (chiếm 40,5%). Hơn 3/4 tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu có tổng thời gian làm việc từ 5 đến 15 năm. Đa số số đối tượng được luân chuyển từ 1 đến 2 lần, chỉ có 4 đối tượng (chiếm 5,1%) luân chuyển từ 3 lần trở lên.
Bảng 3.2: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tiếp theo)
n (n=79) | Tỷ lệ % | |
Vị trí hiện tại trong cơ quan: | ||
- Giám đốc, Phó giám đốc Sở; Bí thư, phó Bí thư huyện, TP | 28 | 35,4 |
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện, TP | 11 | 13,9 |
- Trưởng, phó phòng cấp tỉnh; Trưởng, phó phòng cấp huyện | 32 | 40,5 |
- Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã | 8 | 10,2 |
Tổng thời gian làm việc: | ||
- Từ 5 năm trở xuống | 10 | 12,7 |
- Từ 5 đến dưới 10 năm | 26 | 32,9 |
- Từ 10 đến dưới 15 năm | 35 | 44,3 |
- Trên 15 năm | 8 | 10,1 |
Tổng số lần được luân chuyển công tác | ||
- 01 lần | 49 | 62,0 |
- 02 lần | 26 | 32,9 |
- Từ 03 lần trở lên | 4 | 5,1 |
Bảng 3.3: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tiếp theo)
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số người | 7 | 20 | 36 | 8 | 8 |
Như vậy, kết hợp với số liệu thống kê về số lần luân chuyển, vị trí chức vụ, đơn vị công tác cho thấy các đối tượng trả lời bảng hỏi đảm bảo được yêu cầu về quy trình luân chuyển công tác hiện hành, và các kinh nghiệm liên quan đến công tác luân chuyển cán bộ. Qua đó, đảm bảo thông tin mà nhóm đối tượng này cùng cấp có thể sử dụng cho mục đích phân tích các phần tiếp theo.
3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo
3.2.1. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiếm tra độ tin cậy thang đo của nhóm yếu tố liên quan công tác luân chuyển cán bộ cho thấy tất cả các nhóm đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach Alpha nằm trong khoảng từ 0,724 - 0,877. Điều này cho thấy bảng hỏi đưa ra đạt yêu cầu về tính thống nhất và người trả lời hiểu về các nhận định, phát biểu trong bảng hỏi là tương đồng nhau. Kết quả từng nhóm xem từ Bảng 3.4 – 3.11 dưới đây.
Bảng 3.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố giảm sự đơn điệu trong CV
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
A1 | 10,54 | 6,687 | 0,767 | 0,813 |
A2 | 10,58 | 7,195 | 0,636 | 0,852 |
A3 | 10,59 | 3,885 | 0,850 | 0,735 |
A4 | 10,66 | 4,151 | 0,780 | 0,775 |
Cronbach's Alpha = 0.846 |
Bảng 3.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
B1 | 15,72 | 5,588 | 0,373 | 0,761 |
B2 | 15,51 | 5,381 | 0,546 | 0,705 |
B3 | 15,08 | 4,661 | 0,609 | 0,675 |
B4 | 15,46 | 4,456 | 0,582 | 0,688 |
B5 | 15,25 | 5,474 | 0,523 | 0,712 |
Cronbach's Alpha = 0.754 |
Bảng 3.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố phát triển những kỹ năng quản lý
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
C1 | 4,11 | 0,615 | 0,737 | - |
C2 | 3,75 | 0,422 | 0,737 | - |
Cronbach's Alpha = 0.840 |
Bảng 3.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố xác định đúng vị trí việc làm
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
D1 | 12,28 | 3,870 | 0,501 | 0,825 |
D2 | 11,81 | 3,310 | 0,662 | 0,757 |
11,77 | 2,896 | 0,711 | 0,731 | |
D4 | 11,99 | 2,960 | 0,687 | 0,744 |
Cronbach's Alpha = 0.816 |
Bảng 3.8: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố phát triển các mối quan hệ xã hội
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
E1 | 7,89 | 1,948 | 0,677 | 0,678 |
E2 | 7,66 | 1,638 | 0,615 | 0,723 |
E3 | 7,62 | 1,623 | 0,609 | 0,732 |
Cronbach's Alpha = 0.785 |
Bảng 3.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố lãnh đạo trong luân chuyển
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha if nếu loại biến | |
F1 | 8,09 | 1,287 | 0,637 | 0,558 |
F2 | 8,06 | 1,522 | 0,419 | 0,809 |
F3 | 8,15 | 1,259 | 0,639 | 0,552 |
Cronbach's Alpha = 0.736 |