Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM


TRẦN TUẤN LĨNH


HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 7340403


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH CÔNG KHẢI


Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 07 – 2018

LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi cam đoan rằng đây là nội dung nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi cam đoan rằng các thông tin thu thập và trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc một cách đầy đủ và trung thực.

HỌC VIÊN


TRẦN TUẤN LĨNH


TÓM TẮT


Nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác luân chuyển đối với động lực làm việc của đội ngũ cán bộ luân chuyển, hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh và hoàn thiện chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm góp phần nâng cao động lực làm việc của cán bộ được luân chuyển của tỉnh trong thời gian tới.

Bằng cách lược khảo nhiều nghiên cứu trước để xác định các yếu tố liên quan đến động lực làm việc và chính sách luân chuyển cán bộ, luân chuyển công việc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tác giả đã tổng hợp và hiệu chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ được luân chuyển, bao gồm bảy biến số độc lập khác nhau:

(A) Giảm sự đơn điệu; (B) Tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực; (C) Phát triển những kỹ năng quản lý; (D) Xác định đúng vị trí làm việc; (E) Phát triển mối quan hệ xã hội; (F) Yếu tố lãnh đạo trong luân chuyển; (G) Công bằng khi thực hiện luân chuyển, và (R) một biến phụ thuộc (là động lực làm việc) được sử dụng để chỉ ra động lực làm việc của các cán bộ được luân chuyển.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tác động tích cực đến động lực làm việc của cán bộ. Yếu tố lãnh đạo trong luân chuyển, yếu tố phát triển những kỹ năng quản lý, yếu tố xác định đúng vị trí việc làm, và yếu tố tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực được xác định là có tác động tích cực đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ được luân chuyển. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh cần lưu ý đến tính công bằng trong luân chuyển. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của cán bộ trong tổ chức nhà nước.


Từ việc phân tích các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp khác nhau để tăng động lực làm việc cho cán bộ được luân chuyển, giúp cho nhà quản lý bố trí cán bộ luân chuyển đảm bảo các yếu tố cần thiết. Việc xác định đối tượng luân chuyển công tác phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch và phù hợp với năng lực, sở trường công tác. Bố trí công tác sau luân chuyển cũng phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch để tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của cán bộ. Xây dựng và hoàn chỉnh phương án bố trí nhân sự hiệu quả và khoa học. Xác định rõ các tiêu chuẩn bố trí luân chuyển như theo trình độ chuyên môn, vị trí chức danh…Về thời gian luân chuyển phù hợp là từ 3 đến 5 năm. Cần thiết thường xuyên thanh kiểm tra công tác luân chuyển của các cơ quan, đơn vị có cán bộ được luân chuyển.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iv

Danh mục bảng biểu vi

Danh mục chữ viết tắt vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Bố cục của luận văn 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5

1.1. Các khái niệm 5

1.2. Các yếu tố của luân chuyển công việc ảnh hưởng động lực làm việc 8

1.2.2. Mối quan hệ giữa yếu tố nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực trong luân

chuyển công việc và động lực làm việc 9

1.2.3 Mối quan hệ giữa yếu tố phát triển kỹ năng quản lý trong luân chuyển công

việc và động lực làm việc 10

1.2.4 Mối quan hệ giữa yếu tố xác định đúng vị trí việc làm trong luân chuyển công

việc và động lực làm việc 11

1.2.5 Mối quan hệ giữa yếu tố phát triển các mối quan hệ xã hội trong luân chuyển

công việc và động lực làm việc 12

1.2.6 Mối quan hệ giữa yếu tố vai trò của người lãnh đạo trong luân chuyển công

việc và động lực làm việc. 13

1.2.7 Mối quan hệ giữa yếu tố công bằng trong quá trình luân chuyển trong luân

chuyển công việc và động lực làm việc 13

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. Thiết kế bảng hỏi khảo sát 16

2.2. Phương pháp thu thập số liệu 18

2.3. Phân tích số liệu 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 20

3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo 22

3.3. Kết quả chỉ số mức độ quang trọng tương đối (RII) 26

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 30

3.4.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mạnh 30

3.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất 34

3.5. Đánh giá động lực làm việc với chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu 36

3.6. Khảo sát hoàn thiện chính sách điều động và luân chuyển 37

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 39

4.1. Kết luận và khuyến nghị: 39

4.2. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 40

PHỤ LỤC...........................................................................

Tài liệu tham khảo


Danh mục bảng biểu


Bảng 1: Các biến số được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan 17


Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 20


Bảng 3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tiếp theo) 21


Bảng 3.3. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tiếp theo) 22


Bảng 3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố giảm sự đơn điệu trong công việc22


Bảng 3.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực 23

Bảng 3.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố phát triển những kỹ năng quản lý23 Bảng 3.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố xác định đúng vị trí việc làm 23

Bảng 3.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố phát triển các mối quan hệ xã hội 24 Bảng 3.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố lãnh đạo trong luân chuyển 24

Bảng 3.10 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố công bằng khi luân chuyển 25


Bảng 3.11 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm Đánh giá động lực làm việc với chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 25

Bảng 3.12 Kết quả xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ được luân chuyển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 26

Bảng 3.13 Kết quả xếp hạng yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ được luân chuyển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 29

Bảng 3.15 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng yếu nhất. 34


Bảng 3.16 Động lực làm việc với chính sách luân chuyển cán bộ 36


Bảng 3.17. Hoàn thiện chính sách điều động và luân chuyển 37


Danh mục chữ viết tắt


BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

EFA

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

NQ

Nghị Quyết

RII

Relative Important Index (hệ số quan trọng tương đối)

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

TW

Trung ương

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí