các đơn vị y tế. Để thực hiện được điều này, các cơ sở khám chữa bệnh cần áp dụng triệt để Thông tư số 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện. Để thực hiện được điều này, nội bộ các cơ sở khám chữa bệnh cần thành lập phòng quản lý chất lượng bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ triển khai và giám sát các hoạt động quản lý chất lượng tại cơ sở khám chữa bệnh, tiêu biểu như: xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm và cải tiến chất lượng trong bệnh viện; duy trì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện; xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện; tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh...Từ đó, phòng quản lý chất lượng bệnh viện sẽ đề xuất các phương pháp nhằm cải thiện khám chữa bệnh.
Thứ ba, thực hiện công khai minh bạch về giá dịch vụ y tế
Các cơ sở y tế thiết lập các bản thông tin đặt tại khu vực người dân có thể dễ quan sát, dễ đọc; thực hiện giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến thông tin chi trả phí dịch vụ y tế được BHYT chấp thuận bằng nhiều hình thức: tư vấn trực tiếp, in ấn tài liệu hướng dẫn liên quan và phát miễn phí tại cơ sở y tế…
Thứ tư, thực hiện chương trình quản lý rủi ro - an toàn người bệnh
Để thực hiện chương trình này, các cơ sở y tế tuyến quận/huyện cần thiết hành 2 nhiệm vụ:
Hoàn thiện các phác đồ điều trị thông qua hội đồng y của khoa cơ sở y tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các sai sót trong quá trình khám chữa bệnh. Thực hiện thống nhất phác đồ điều trị chung cho cả loại hình khám chữa bệnh BHYT và khám chữa bệnh dịch vụ. Tiến đến phác đồ chung cho hai đối tượng khám chữa bệnh BHYT và dịch vụ nhằm loại trừ sự phân biệt trong 2 đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế
Rà soát và xây dựng quy trình cấp phát thuốc an toàn, đồng thời tập trung sử dụng các nhóm thuốc có trong danh mục BHYT nhằm giảm thiểu chi phí y tế phát sinh cho người dân.
Thứ năm, cải tiến quy trình quản lý, cắt giảm chi tiêu lãng phí.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Ưu Điểm Về Cơ Chế Thực Hiện Chính Sách Bảo Hiểm Y Tế Tại Tphcm
- Mối Quan Hệ Tài Chính Và Nâng Cao Chất Lượng Kcb
- Các Mục Tiêu Hoàn Thiện Cơ Chế Thực Hiện Chính Sách Bảo Hiểm Y Tế Đến Năm 2020
- Hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện chương trình giảm thiểu chi phí lãng phí trong quá trình khám chữa bệnh, nhằm tạo giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh BHYT, thu hút người bệnh BHYT tham gia khám chữa bệnh, đồng nghĩa với tăng nguồn thu cho cơ sở y tế. Thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý hiện đại: mô hình quản lý chất lượng toàn diện, mô hình quản lý tinh gọn,… nhằm góp phần làm giảm thiểu chi phí quản lý dư thừa, giúp cơ sở y tế có thêm nguồn tài chính đầu tư các hạng mục cần thiết khác.
Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nghệ hiện đại trong khám chữa bệnh BHYT
Đây là một trong các giải pháp có tầm ảnh hưởng rộng trong phải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT. Luận văn kiến nghị các cơ sở y tế áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác khám chữa bệnh BHYT.
Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức khám chữa bệnh BHYT. Phấn đấu trong giai đoạn 2015-2020, cơ bản hoàn thành kết nối dữ liệu, đảm bảo liên thông hệ thống dữ liệu kể cả thông tin về chi phí khám chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH và các cơ quan quản lý trên địa bàn TPHCM. Để thực hiện tốt chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và khám chữa bệnh BHYT, luận văn đề xuất 2 phương án sau:
Phương án 1: kiến nghị các cơ sở y tế phối hợp với các doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin dùng trong quản lý điều hành dành cho lĩnh vực y tế.
Phương án 2: xây dựng phòng công nghệ thông tin trực thuộc sự quản lý của cơ sở y tế; phòng công nghệ thông tin có trách nhiệm xây dựng chương trình quản lý như: hệ thống bệnh án điện tử, quản lý cấp phát thuốc, quản lý an toàn người bệnh, quản lý quy trình xảy ra sự cố… Các khoa, phòng khác có nhiệm vụ tham mưu cho việc xây dựng chương trình quản lý cho phù hợp với thực tế.
3.3.5 Mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT
Tăng cường mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT thông qua việc tích cực triển khai các giải pháp giúp 5 nhóm đối tượng được quy định trong Luật bảo hiểm sửa đổi dễ dàng tiếp cận chính sách BHYT hơn, cụ thể sau:
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình: BHXH TPHCM sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến phát triển đối tượng tham gia BHYT nói chung, tham gia BHYT hộ gia đình nói riêng theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Đặc biệt, không bắt buộc người tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình phải xuất trình các giấy tạm vắng, giấy xác nhận ly hôn hoặc các giấy tờ khác thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã như đã đề cập ở phần 3.3.1. Cần triển khai đánh giá hiệu quả của hệ thống đại lý bán thẻ BHYT của xã, phường. Riêng, đại lý bưu điện cần chủ động hoàn thiện hệ thống đại lý theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu mở rộng các hình thức tổ chức đại lý thu BHYT thông qua hợp đồng với Trạm y tế xã, phường, phòng khám bác sĩ gia đình…Về phía Ủy ban nhân dân, thực hiện nghiêm các quy định về việc khai báo tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu về lợi ích, về quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ UBND cấp xã về nhiệm vụ lập danh sách, rà soát đối tượng, thu tiền và trả thẻ BHYT cho đối tượng này.
Nhóm hộ gia đình cận nghèo, hộ có mức sống trung bình: Đề xuất phương thức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo có mức sống trung bình theo phương pháp kết hợp hỗ trợ mức đóng và được giảm mức đóng khi toàn bộ thành viên trong hộ gia đình tham gia BHYT, đề xuất này có bất cập là gây áp lực tài chính lên quỹ BHYT tuy nhiên lợi ích đạt được là giải quyết được việc mở rộng bao tỷ lệ bao phủ BHYT đến một bộ phận không nhỏ đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện chính sách BHYT nói riêng cũng như chính sách an sinh xã hội nói chung.
Nhóm người lao động trong các doanh nghiệp: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, và đặc biệt phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHYT tại các doanh nghiệp để tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHYT tại các doanh nghiệp, bảo đảm 100% người lao động trong các nhà máy, công trường, xí nghiệp, khu công nghiệp được tham gia BHYT và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Nhóm học sinh, sinh viên: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ban, ngành xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch phát triển BHYT tại mỗi cơ sở giáo dục đào tạo; chủ động đề xuất nâng mức cho vay ưu đãi và thực hiện các giải pháp mở rộng BHYT đối với học sinh, sinh viên. Phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Bên cạnh đó, hiện đại hóa hệ thống y tế trường học, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
Nhóm lực lượng quân đội, công an: cần sự chỉ đạo của Chính phủ về Nghị định hướng dẫn tham gia BHYT của các đối tượng này
3.3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền
Tăng cường công tác huấn luyện các cán bộ BHYT hiểu rõ các lợi ích của chính sách BHYT, Luật BHYT giúp họ có đủ kiến thức để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT phù hợp với vùng miền, nhóm đối tượng.
Hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận người dân còn chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của BHYT nên lạm dụng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT không cần thiết hoặc không tham gia BHYT. Kết quả là tiến độ thực hiện mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT, nguồn lực y tế vẫn tiếp tục bị lãng phí, quỹ BHYT vẫn chịu áp lực về tài chính. Đối với các đối tượng này cần phải kiên trì phổ biến các lợi ích khi tham gia BHYT, hướng dẫn cách thức, các thủ tục khi tham gia BHYT theo hộ gia đình thông qua các thức diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi với người dân; giúp người dân nhận biết đc lợi ích thực tế khi tham gia BHYT.
Ngoài ra, triển khai các chiến dịch tuyên truyền qua tranh ảnh, tờ rơi, áp phích, xe tuyên truyền lưu động, cũng như tổ chức các đợt tuyên truyền qua cuộc họp tổ dân phố mà tổ trưởng dân phố ở các phường, xã là cán bộ đã được tập huận có đủ kiến thức hiểu biết để tuyên truyền lại cho đối tượng hộ gia đình về lợi ích tham gia BHYT
Tăng cường công tác phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng như: báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh,… có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT phù hợp với các nhóm đối tượng, nhất là nhóm đối tượng thuộc diện tham gia theo hộ gia đình thông qua các chương trình cụ thể.
3.3.7 Hoàn thiện hệ thống tài chính trong việc thực hiện chính sách BHYT.
Cải thiện cơ chế tài chính cơ quan BHXH:
Thứ nhất, kiến nghị hoàn thiện và thống nhất quy trình việc đấu thầu, quản lý giá, thanh toán thuốc BHYT vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia BYT vừa hạn chế tăng nguồn chi cho quỹ BHYT.
Thứ hai, kiến nghị thực hiện lộ trình tăng mức phí BHYT phù hợp với từng thời kỳ giai đoạn phát triển kinh tế TPHCM nhằm tăng nguồn thu cho quỹ BHYT, đảm bảo nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho công tác chi trả chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT.
Thứ ba, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét phương thức trích một phần thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng gây tổn hại sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá bổ sung vào quỹ BHYT để đa dạng hóa nguồn thu cũng như tăng thêm nguồn thu giúp cơ quan BHXH hạn chế những áp lực tăng giá dịch vụ y tế.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Thứ nhất, kiến nghị TPHCM thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ theo hướng tính đúng, tính đủ, ban hành giá dịch vụ y tế thống nhất theo xếp hạng bệnh viện không
chỉ tăng chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn TPHCM mà còn giúp người dân tham gia khám chữa bệnh BHYT có thể dự đoán được chi phí cần chi trả.
Thứ hai, triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan BHXH và cơ sở y tế trong quản lý và kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, giúp hạn chế lãng phí nguồn tài chính và nguồn lực khác, đồng thời cũng là phương pháp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHYT, hạn chế tình trạng người bệnh phải nộp vượt mức tiền khám chữa bệnh BHYT.
Hệ thống đòn bẩy tài chính trong ngành y tế.
Tại phần 2.4.3 đã đề cập đến công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại tuyến cơ sở ban đầu gặp nhiều khó khăn trong tài chính đã dẫn đến mối liên hệ 3 bên gồm: mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; kinh phí; người khám chữa bệnh. Để giải quyết vấn đề này, luận văn kiến nghị Sở Y tế TPHCM kết hợp các ban, ngành cấp chính quyền địa phương huy động nguồn kinh phí đầu tư ban đầu để đầu tư trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn và tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn; với mục tiêu 100% trạm y tế phường đủ điều kiện là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Sau khi công tác khám chữa bệnh các cơ sở y tế đi vào ổn định thì giảm dần nguồn kinh phí thường xuyên; tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí này tiến hành đầu tư vào các cở sở khám chữa bệnh ban đầu khác để nâng cao tổng thể chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM.
quả
Nguồn kinh phí
Nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh
Tạo nguồn thu
Thu hút người dân tham gia khám
chữa bệnh
Bảng 3.1 Hệ thống đòn bẩy tài chính nâng cao chất lượng KCB
Đầu tư
Hiệu
Hiệu quả
Hiệu quả
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nội dung trên)
Xã hội hóa về y tế
Trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hạn chế, nợ công tăng cao khó có khả năng tăng thêm ngân sách cho ngành y tế để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người dân, luận văn kiến nghị giải pháp có thể giải quyết vấn đề tài chính cũng như hạn chế tình trạng quá tải trong ngành y tế đó là xã hội hóa y tế.
Việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hợp tác về quản lý, nâng cao chất lượng y tế sẽ mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước vào quá trình xã hội hóa y tế:
Tăng chi ngân sách cho ngành y tế.
Tạo cơ chế để cơ sở y tế công lập có thể huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư trang thiết bị.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập (Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định các mức ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia chương trình xã hội hóa y tế và các lĩnh vực khác).
Xã hội hóa y tế đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết nhu cầu về tài chính của ngành y tế, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên xã hội hóa y tế cũng xuất hiện một vài bất cập cần phải có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý phù hợp.
Tóm tắt chương 3
Trong giai đoạn 2015-2020, chính sách bảo hiểm y tế sẽ từng bước phát huy tác dụng tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Sự gia tăng về tỷ lệ bao phủ BHYT cùng với công tác tổ chức điều hành quỹ BHYT cũng như công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cũng cải thiện đáng kể. Chính sách bảo hiểm y tế vẫn sẽ là chính sách ưu tiên và được Nhà nước quan tâm. Cụ thể, các đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình sẽ gia tăng nhằm đảm bảo đúng lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân đến 2020 mà Nhà nước đã đề ra; các bệnh viện, cơ sở y tế cũng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho nhân dân. Việc hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách BHYT góp phần tích cực vào việc cải thiện an sinh xã hội, giúp giải quyết được nhiều khó khăn trong ngành y tế cũng như ổn định trật tự xã hội.
Tuy nhiên, trong tương lai tình hình thế giới là biến đổi không ngừng đang và sẽ tác động phần nào đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của toàn đất nước Việt Nam làm cho các chủ trương, đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước vận dụng vào thực tiễn chưa đạt hiệu quả nhất. Vì vậy, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn TPHCM cần phải dựa trên các quan điểm của Đảng, của Nhà nước: đó là thực hiện lộ trình tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân trên 80% dân số đến năm 2020. Từ đó, thực hiện các giải pháp triển khai đồng bộ công tác tổ chức, giám sát thực hiện chính sách BHYT; đặc biệt là giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, hoàn thiện hệ thống tài chính BHYT đảm bảo đáp ứng đủ đầy đủ các điều kiện thực hiện chính sách BHYT hiệu quả nhất và tăng cường công tác tuyên truyền đến nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý sự hài hòa trong nguồn thu BHYT và mức thu nhập của các tầng lớp dân cư tại địa bàn TPHCM nói riêng và trên cả nước nói chung.