5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt, bảng biểu, mục lục, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên nội dung của khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Kim Anh và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận tổng quan về tập đoàn kinh tế nhà nước
1.1.1 Các quan niệm về tập đoàn kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1
- Bốn Yếu Tố Quyết Định Đến Mô Hình Tđktnn
- Cơ Chế Quản Lý, Sử Dụng Vốn Và Tài Sản
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
a. Quan niệm của thế giới
Xét về mặt lịch sử, TĐKT đã ra đời từ cách đây rất lâu khi mà có sự xuất hiện của phát minh vĩ đại tiên phong cho nền công nghiệp thế giới đó là đầu máy tàu hỏa chạy bằng hơi nước. Các nhà tư bản cần một nguồn vốn lớn để xây dựng và phát triển phát minh vĩ đại này, vì thế việc tích tụ, tập trung sản xuất và hợp tác nghiên cứu, phát triển đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm sau thế chiến thứ II hình thành các tập đoàn tư bản lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ “ tập đoàn kinh tế’’ mới thực sự được người ta dùng đến vào những năm 60 của thế kỉ XX khi những Conglomerate được hình thành từ những đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau đó lan rộng ra toàn thế giới và đến ngày nay, thuật ngữ này có những tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau và vì thế mà quan niệm về TĐKT cũng có khác nhau đôi chút.
Nếu các nước phương Tây dùng “group” hay “business group” để ám chỉ một tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ về hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hay tài chính hoặc cả hai nhưng cũng có thể tham gia góp vốn hoặc kiểm soát các tổ hợp khác thì tại Nhật Bản dùng từ Keiretsu (trước đây gọi là Zaibatsu) làm tên gọi của TĐKT được giải thích như sau: Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý , nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ mât thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hoặc tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích mỗi bên. Còn tại Trung Quốc, tập đoàn doanh nghiệp là một hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp bao gồm công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên ( bao gồm công ty con và các doanh nghiệp liên kết khác), trong đó công ty mẹ giữ vai trò trung tâm kết nối các công ty thành viên với nhau và các công ty liên kết phải có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Về thực chất, các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với Keiretsu của Nhật Bản. Tuy nhiên, điều khác biệt là quá trình hình thành nên các tập đoàn doanh nghiệp mang đậm dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.
Bên cạnh các định nghĩa khác nhau của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số định nghĩa về TĐKT như sau:
“TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” (Leff, 1978); hay năm 1994, nhà kinh tế học Mark Granovette (Mỹ) đã nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về TĐKT như sau: “TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất”.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn mực, thống nhất cho thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” trên thế giới, nhưng cho dù các định nghĩa ở các quốc gia có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì những nét cơ bản về TĐKT là khá thống nhất và có thể tập hợp thành một khái niệm chung về TĐKT như sau:
TĐKT là tập hợp các doang nghiệp, bao gồm công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thị trường khác nhau có mối quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, trong đó các công ty thành viên chịu sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung của công ty mẹ và cùng thực hiện các hoạt động SXKD theo chiến lược chung của tập đoàn.
b. Quan niệm của Việt Nam
Mặc dù có khá nhiều văn bản quy định về TĐKT như Nghị định 39/CP ngày 27/6/1999, quyết định chuyển đổi các Tổng công ty 91 số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994, Luật Doanh nghiệp 2005 và gần đây nhất là Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
(TĐKTNN) của Chính phủ đã được ban hành ngày 5/11/2009 nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa được coi là chuẩn mực cũng như các quy định cụ thể nào về TĐKT. Tuy khung pháp lý xoay quanh hoạt động của các TĐKTNN lại được quy định khá cụ thể tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 do Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, trong đó Nghị định có định nghĩa về TĐKTNN: “TĐKTNN là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và TĐKTNN không có tư cách pháp nhân độc lập” nhưng thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” lại chỉ được đề cập chung chung.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì loại hình TĐKT được xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: Công ty mẹ, công ty con, TĐKT, các hình thức khác."
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:"Khái niệm TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển."
Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện các hành lang pháp lý quy định về định nghĩa, tư cách pháp nhân, phương thức hoạt động cho các TĐKT nói chung như Trung Quốc, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới mô hình TĐKTNN từ rất sớm. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước nhiệm vụ cơ bản của các TĐKTNN đó chính là xây dựng và phát triển mô hình TĐKT theo những đặc trưng cơ bản của TĐKTNN và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và với điều kiện kinh tế của nước ta, phát triển những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của cả nước phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế những TĐKTNN có vốn nhà nước rất mạnh do sự hỗ trợ của nhà nước cả về vốn lẫn các chính sách đầu tư khác. Bên cạnh đó, với xu hướng toàn cầu hóa và thương mại
hóa đang ngày càng lan rộng, Đảng ta cũng rất khuyến khích những TĐKT tư nhân có vốn trong nước hoặc nước ngoài hoạt động bằng nhiều chính sách ưu đãi khác. Trong nội dung của khóa luận tác giả xin phép được đề cập đến các tập đoàn kinh tế nhà nước (viết tắt là TĐKTNN).
1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước.
a. Đặc điểm về quy mô
Khi đã gọi là TĐKTNN thì có thể nói nôm na rằng đó là một tổ chức có sở hữu nhà nước với quy mô rất lớn không chỉ về vốn, số lượng lao động, doanh thu hàng năm mà còn về phạm vi hoạt động.
Vốn: Vốn của TĐKTNN là rất lớn, được huy động từ nhiều kênh khác nhau, qua đó các TĐKT tham gia vào nhiều kênh đầu tư khác nhau tạo một dòng vốn lưu chuyển lớn trong thị trường vốn… Các TĐKT thường huy động từ hai nguồn chính: Một là tích lũy từ nội bộ nền kinh tế trong nước mà chủ yếu là từ nhà nước; Hai là thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), hợp đồng hợp tác kinh doanh… Những TĐKTNN tại Việt nam được chuyển đổi từ các Tổng công ty (TCT) 91 cũ, có số vốn chủ yếu là của nhà nước. Đến nay mặc dù đã và đang tiến hành cổ phần hóa các TĐKTNN nhưng Nhà nước vẫn là một chủ sở hữu nắm giữ phần lớn cổ phần của các tập đoàn.
Lao động: TĐKTNN không chỉ có số lượng rất lớn lao động mà chất lượng lao động còn rất cao, được tuyển chọn và đào tạo kĩ lưỡng.
Doanh thu: Như đã nói ở trên các TĐKTNN có tiềm lực rất lớn về vốn, nhờ đó mà có thể đầu tư sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và thâm nhập các thị trường mới, tận dụng được lợi thế chi phí về quy mô nên có thể nâng cao năng suất lao động từ đó doanh thu tăng trưởng một cách nhanh chóng và đạt những con số khổng lồ thu được từ các kênh đầu tư khác nhau.
Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của các TĐKTNN không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới bằng rất nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là mua lại và sáp nhập, liên doanh, liên kết thành các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia… Các TĐKTNN hoạt động trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của Việt
Nam và hiện đang tiến hành các dự án thành lập các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài.
b. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Đặc điểm nổi bật của các TĐKTNN đó là hoạt động đa ngành nghề trong nhiều lĩnh vực kinh doanh chủ chốt trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với một tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh cộng với sự khuyến khích của Nhà nước thì việc mở rộng phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là để phân tán rủi ro và tận dụng lợi thế chi phí giảm theo quy mô. Như tập đoàn Petronas (Malaysia) bắt nguồn từ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí rồi mở rộng sang việc kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi, giải trí, đào tạo nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, những tập đoàn lớn như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), bưu chính viễn thông (VNPT)… hầu như là độc quyền trong những lĩnh vực kinh doanh chính như điện lực, dầu khí…
c. Đặc điểm về các hình thức liên kết
Hình thành từ khá lâu và phát triển ở nhiều nước nên các hình thức liên kết của TĐKT hiện nay rất đa dạng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
- Nếu tiếp cận theo tiêu chí phương thức hình thành và nguyên tắc tổ chức thì TĐKT có các hình thức liên kết sau:
Liên kết cứng: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thống nhất của các công ty thành viên thành 1 tổ chức có mối quan hệ rất chặt chẽ và mất đi hẳn tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. TĐKT này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với nhiều thành viên đồng sở hữu. Liên kết này chủ yếu diễn ra ở những công ty hoạt động trong cùng ngành, cùng chu kỳ sản xuất hay quy trình sản xuất để bổ sung đầu vào cho nhau.
Liên kết mềm: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thỏa thuận giữa các công ty thành viên với nhau về quy mô sản xuất, hợp tác, nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kĩ thuật, quy định giá cả và thị trường tiêu thụ… mà trong đó các công ty thành viên vẫn không mất đi tính độc lập về tài chính, sản xuất hay thương mại. Họ thống nhất thành lập một Ban
quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung.
Holding Company: Là một công ty mẹ được hình thành trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính và sự kiểm soát tài chính của công ty mẹ do các công ty thành viên thỏa thuận và kí kết các hiệp định về tài chính. Đây là hình thức tổng hợp được hai ưu điểm của hai hình thức trên: công ty mẹ chặt chẽ trong kiểm soát tài chính nhưng lại nới lỏng kiểm soát trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
- Nếu tiếp cận theo tiêu chí nguồn gốc xuât xứ và tính chất đặc trưng thì TĐKT có những hình thức liên kết sau:
Consortium: Xét về phương diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, được sử dụng để chỉ sự tập hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động SXKD chung hoặc đóng góp nguồn lực vào quá trình SXKD để đạt được mục tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium.
Cartel: Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dưới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức.
Ngoài ra còn rất nhiều kiểu liên kết khác như Trust, Syndicate, Conglomerate, Concern…
Tại Việt Nam hay dùng từ Holding Company hay Conglomerate để chỉ công ty mẹ của một TĐKTNN.
1.1.3 Mô hình phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước
a. Nguyên tắc hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước
Các doanh nghiệp muốn phát triển lên thành TĐTKNN cần phải hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ. Trong đó điều kiện cần là tuân thủ các nguyên tắc chung khi tiến hành thành lập TĐKT:
- Chiến lược phát triển phải phù hợp với chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động của các TĐKTNN theo đúng hướng.
- Kể từ khi Luật Cạnh tranh (2004) ra đời càng cho thấy quan điểm của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đó là khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền làm tổn hại đến các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi tiến hành mua lại, sáp nhập, liên doanh, liên kết thành TĐKTNN các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định này của luật Cạnh tranh (trừ một số tập đoàn được phép hoạt động độc quyền dưới sự bảo hộ của Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu như dầu khí, điện lực, viễn thông).
- Việc hình thành và phát triển các TĐKTNN phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện của các công ty thành viên, không thể ép buộc bằng các mệnh lệnh hành chính.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để tập đoàn hoạt động hiệu quả, việc hình thành tập đoàn cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định.
- Nền kinh tế thị trường đạt trình độ nhất định và thiết lập cơ cấu thị trường vững chắc.
- Chính phủ phải ban hành tương đối đầy đủ các quy định và chính sách liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.