Dự Toán Chi Chương Trình Đào Tạo Chất Lượng Cao Dựa Trên Hoạt Động


Nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong cơ chế quản lý chi ngân sách cho các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập đã cho thấy còn nhiều điểm bất cập, hạn chế. Từ đó khẳng định sự cần thiết phải có giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn NSNN nhằm khắc phục các nhược điểm nói trên.

Phân tích các mô hình cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong Chương 1 cho thấy những ưu điểm của phương thức quản lý chi NSNN gắn với đầu ra. Phương thức này đã được áp dụng khá phổ biến đối với GD ĐH ở các nước tiên tiến như Austalia, Mỹ, Hàn Quốc.

Nội dung giải pháp:

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn NSNN theo hướng thí điểm áp dụng phương thức quản lý chi NSNN gắn với đầu ra đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học trọng điểm,

Dựa trên mô hình đã nêu tại phần lý thuyết, để áp dụng được giải pháp này các chủ thể tham gia cơ chế quản lý tài chính cần thực hiện các yêu cầu sau:

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, xây dựng chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra

Các chỉ số để có đánh giá các sản phẩm đầu ra của chương trình là hết sức cần thiết vì nó là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước, trường đại học và các bên liên quan tiến hành đánh giá sản phẩm đầu ra của chương trình. Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo CLC. Để đánh giá khoa học và khách quan thì hệ thống tiêu chí phải hết sức khoa học, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Giải pháp được đề xuất là áp dụng thí điểm hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm các hoạt động của chương trình đào tạo CLC; đánh giá về hiệu quả tài chính được đề xuất dưới đây.

Dựa trên việc tham khảo nhóm sản phẩm của các chương trình NVCL theo quy định ở ĐHQG Hà Nội và các tiêu chí xác định chương trình đào tạo CLC được trình bày tại Chương 1, tác giả đề xuất các nhóm sản phẩm của các chương trình đào tạo CLC. Các sản phẩm này là căn cứ đánh giá đầu ra của chương trình.

Nhóm sản phẩm về điều kiện đảm bảo chất lượng

1) Đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên:

Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên: 100%; Tỉ lệ sinh viên trên giảng viên: tối đa là 12/1;


Tỉ lệ giảng viên có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh: 100%; Tỉ lệ giảng viên là giáo sư và phó giáo sư: tối thiểu 30%.

2) Giáo trình, cơ sở học liệu (kể cả phần mềm, nếu có), tài liệu tham khảo ở dạng in và số hóa đạt chuẩn của trường đại học đối tác.

3) Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt chuẩn khu vực (dựa trên tiêu chí kiểm định khu vực):

Phòng học, phòng thí nghiệm thực hành; Các phòng thí nghiệm, thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Mạng internet và intranet kết nối với phòng làm việc, phòng thí nghiệm của cán bộ và các địa điểm học tập, nơi ở của người học; công tác quản lý và tổ chức đào tạo, NCKH được tin học hóa, thực hiện các giao dịch hành chính trực tuyến;

Tài nguyên số công bố và xuất bản trên cổng thông tin của cơ sở giáo dục; Mức độ đầu tư cho thư viện: 01 thư mục/sinh viên/năm.

Sản phẩm đào tạo gồm có:

Số lượng sinh viên được đào tạo từ chương trình tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra của chương trình.

Các sản phẩm dịch vụ đào tạo và khoa học cơ bản được chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu sử dụng.

Sản phẩm hoạt động khoa học và công nghệ gồm có:

Số bài báo đăng trên tạp chí khoa học ISI. Số lần được trích dẫn.

Số các nhà khoa học có báo cáo mời, thuyết trình tại các hội nghị khoa học quốc tế.

Số sách chuyên khảo;

Số bằng phát minh sáng chế, giải thưởng khoa học và công nghệ (hoặc số lượng các sản phẩm khoa học và công nghệ tiêu biểu, tư vấn hoạch định chính sách, giải pháp hữu ích);

Số chương trình, đề tài khoa học và công nghệ lớn hợp tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương.

Các sản phẩm liên kết và hợp tác gồm có:

Số giảng viên quốc tế tham gia chương trình Số sinh viên quốc tế tham gia chương trình

Số giảng viên của chương trình được đi trao đổi nước ngoài; Số sinh viên của chương trình được đi trao đổi nước ngoài;


Các sản phẩm khác của chương trình đào tạo CLC/cơ sở đào tạo.

Ngoài việc đánh giá về mặt số lượng đạt được, thời gian thực hiện còn cần phải đánh giá hiệu quả đầu ra về mặt tài chính. Bên cạnh các tiêu chí về kết quả các nhóm sản phẩm, các cơ quan quản lý cũng cần xây dựng và ban hành các tiêu chí để làm căn cứ đánh giá hiệu quả tài chính. Tác giả đề xuất một số tiêu chí được áp dụng để đánh giá như sau:

Nhóm 1. Chỉ số đánh giá hiệu quả nhóm sản phẩm về các điều kiện ĐBCLĐT

Mức tăng thu nhập của cán bộ (1)

Mức độ tăng diện tích phòng học/ sinh viên (2) Mức độ tăng tỷ lệ tài liệu, giáo trình/ sinh viên (3) Mức độ tăng tỷ lệ trang thiết bị/ sinh viên (4)

Nhóm 2. Chỉ số đánh giá hiệu quả nhóm Sản phẩm đào tạo

Đánh giá về chi phí đào tạo bình quân/ sinh viên (5)

Đánh giá tỷ trọng học phí/ tổng chi phí đào tạo bình quân theo sinh viên (6)

Nhóm 3. Chỉ số đánh giá hiệu quả nhóm sản phẩm khoa học công nghệ

Kinh phí NCKH bình quân/ giảng viên của chương trình (7)

Số lượng các sản phẩm khoa học công nghệ (bài báo, phát minh sáng chế, bằng sở hữu trí tuệ, sản phẩm hữu ích,..) bình quân/ giảng viên (8)

Đánh giá tỷ trọng nguồn tài chính từ hoạt động khoa học công nghệ / tổng nguồn tài chính của chương trình (9)

Nhóm 4. Chỉ số đánh giá hiệu quả nhóm sản phẩm hợp tác quốc tế

Số lượng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế/ năm (10)

Đánh giá tỷ trọng nguồn tài chính từ hợp tác quốc tế/ tổng nguồn tài chính của chương trình (11)

Hệ thống các tiêu chí nêu trên được xác định như sau:

Nhóm 1

1. Mức tăng thu nhập của Cán bộ tham gia chương trình



2 Mức độ tăng diện tích phòng học sinh viên 3 Mức độ tăng giáo trình tài 2


2. Mức độ tăng diện tích phòng học/ sinh viên


3 Mức độ tăng giáo trình tài liệu sinh viên 4 Mức độ tăng đầu tư trang 4


3. Mức độ tăng giáo trình, tài liệu / sinh viên




4. Mức độ tăng đầu tư trang thiết bị / sinh viên



Nhóm 2 5 Mức độ tăng chi phí đào tạo 6 Mức độ tăng tỷ trọng học 9

Nhóm 2

5. Mức độ tăng chi phí đào tạo




6. Mức độ tăng tỷ trọng học phí/tổng chi phí đào tạo




Nhóm 3 7 Mức độ tăng kinh phí NCKH 8 Mức độ tăng các sản phẩm KHCN 9 Mức 17


Nhóm 3

7. Mức độ tăng kinh phí NCKH


8 Mức độ tăng các sản phẩm KHCN 9 Mức độ tăng nguồn kinh phí từ hoạt 19


8. Mức độ tăng các sản phẩm KHCN





9. Mức độ tăng nguồn kinh phí từ hoạt động KHCN



Nhóm 4 10 Mức tăng số lượng các chương trình dự án HTQT 11 Mức độ tăng 29

Nhóm 4

10. Mức tăng số lượng các chương trình, dự án HTQT




11. Mức độ tăng nguồn kinh phí từ hoạt động HTQT




Thứ hai, kiểm tra, giám sát

Các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện giám sát dựa trên các tiêu chí đã có sẵn; đánh giá các hoạt động được triển khai; các sản phẩm đạt được; thời gian thực hiện và các tác động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thứ ba, sử dụng các kết quả đánh giá làm căn cứ để cấp kinh phí

Việc cấp ngân sách cho các chương trình đào tạo CLC qua từng giai đoạn theo hoạt động đã được xác lập cần dựa vào kết quả đánh giá chương trình.

Dựa vào kết quả đánh giá của cơ quan quản lý.

Dựa vào các chỉ số và tiêu chí được xây dựng trên đây, các cơ quan quản lý tiên hành đánh giá để có kết quả đánh giá về sản phẩm đầu ra và hiệu quả tài chính của chương trình đào tạo CLC. Kết quả này sẽ được sử dụng để điều chỉnh mức ngân sách cấp cho các chương trình trong giai đoạn tiếp theo căn cứ vào: số lượng sản phẩm đạt được (có thể tăng hoặc giảm trừ số kinh phí đã cấp cho giai đoạn trước), mức độ đầu tư theo chất lượng sản phẩm đạt được (cần tăng hoặc giảm nếu không hiệu quả) hoặc dừng cấp ngân sách nếu chương trình không có sản phẩm, hiệu quả tài chính thấp.

Dựa vào kết quả đánh giá của các tổ chức độc lập


Đối với các chương trình đào tạo CLC cần được tiến hành kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Song song với việc dựa trên kết quả đánh giá theo các tiêu chí nêu trên thì kết quả kiểm định cũng là một căn cứ để cấp ngân sách: đầu tư bổ sung thêm để nâng chất lượng các tiêu chuẩn mà chương trình chưa đạt được hoặc tiếp tục để duy trì chất lượng kiểm định đã đạt được.

Đối với các trường đại học có chương trình đào tạo CLC

Một là, xác định mục tiêu cụ thể của các chương trình đào tạo CLC.

Hai là, xác định các nhóm sản phẩm cơ bản của chương trình đào tạo CLC cần phải đạt được.

Các trường đại học khi xây dựng chương trình đào tạo CLC phải xây dựng kế hoạch, mục tiêu, hoạt động cụ thể. Trên cơ sở mục tiêu của chương trình, xác định các nhóm sản phẩm cơ bản của chương trình đào tạo CLC cần phải đạt được để đạt các mục tiêu. Các sản phẩm đầu ra của từng hoạt động được sắp xếp theo từng nhóm sản phẩm (theo các chỉ số đề xuất như trên).

Ba là, lập dự toán dựa trên hoạt động gắn với sản phẩm đầu ra

Căn cứ vào các sản phẩm đầu ra của chương trình đã được cam kết, các trường đại học xác định các hoạt động cần phải thực hiện; nguồn lực và các điều kiện cần có để thực hiện làm cơ sở lập dự toán chi phí cho các hoạt động gắn với sản phẩm đầu ra dự kiến.

Vấn đề cần lưu tâm khi tiến hành giải pháp này là việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và định mức tài chính làm cơ sở để lập dự toán. Phần thực trạng chương 2 đã cho thấy bất cập hiện nay là chưa có đủ các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức tài chính ngân sách đối với các chương trình đào tạo CLC. Vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các định mức mới phù hợp với thực tiễn, phản ánh được đặc thù và yêu cầu thực tế của các ngành đào tạo.

Phương pháp lập dự toán theo hoạt động được thực hiện cùng với phương pháp quản lý chi phí theo mô hình ACB sẽ cho phép xác định được chi phí trực tiếp cho từng hoạt động/ nhóm sản phẩm/ sản phẩm làm cơ sở để đánh giá sản phẩm đầu ra của chương trình.

Lập dự toán dựa trên hoạt động gắn với sản phẩm đầu ra khái quát theo bảng

3.1 sau đây:


Bảng 3.1. Dự toán chi chương trình đào tạo chất lượng cao dựa trên hoạt động



STT


Mục tiêu


Sản phẩm cần đạt


Nội dung và các hoạt động

Các nguồn lực

Dự toán kinh phí

Thời hạn hoàn thành


1


Nêu rõ các mục tiêu cụ thể của chương trình

Ghi cụ thể từng sản phẩm của đề án thành phần với các chỉ đo tương ứng cần đạt (gồm các nhóm sản phẩm được nêu

như giả thiết)

Nêu cụ thể từng nội dung cần thực hiện để đạt được mục tiêu và sản phẩm.

Nêu rõ các nguồn lực

cần có để

triển khai

từng nội

dung, từng hoạt động để đạt từng sản phẩm.

Dự toán rõ kinh phí cần có để thực hiện từng

nội dung,

từng hoạt động đã nêu.








Tổng






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam - 19

Nguồn:tác giả tự tổng hợp

Bốn là, tự đánh giá các hoạt động và sản phẩm của chương trình dựa trên các tiêu chí đánh giá được Nhà nước ban hành và các nhóm sản phẩm thực tế đạt được để từ đó có quyết định làm tăng hiệu quả hoạt động;

Cuối cùng là cần thực hiện tốt nội dung kiểm tra, giám sát nội bộ trường đại học của Hội đồng trường và cán bộ, giảng viên, hệ thống tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để đảm bảo thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Đối với các bên liên quan

Thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát: người sử dụng lao động, phụ huynh học sinh và các bên liên quan sẽ giám sát hoạt động của chương trình dựa trên các tiêu chí đánh giá được cơ quan Nhà nước ban hành và các sản phẩm mà họ mong muốn từ chương trình. Từ đó để có các quyết định và lựa chọn đối với chương trình; đồng thời cơ quan Nhà nước cũng sử dụng kết quả giám sát này để điều chỉnh các quyết định quản lý của mình.

3.2.1.2. Áp dụng kết quả phân loại các chương trình đào tạo CLC theo khả năng XHH để cấp kinh phí ngân sách Nhà nước

Cơ sở lựa chọn giải pháp:

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đẩy mạnh XHH một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” đã khẳng định đẩy mạnh XHH sự nghiệp công là cần thiết; hướng tới


việc cung cấp dịch vụ tốt hơn cho mọi tầng lớp nhân dân và đảm bảo đối tượng chính sách xã hội, người nghèo được tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ với chất lượng cao hơn. Kết luận cũng khẳng định đổi mới cơ chế tài chính cần tính đến đặc điểm của từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ và bước đi phù hợp.

Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong khâu phân bổ và cấp NSNN cho lĩnh vực GDĐH nói chung khá phức tạp, Chính phủ đã có Đề án và Quyết định thành lập Ban chỉ đạo đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, trong phạm vi rộng, việc thực hiện đổi mới không dễ cho ngay kết quả mong muốn trong thời gian ngắn. Với chương trình đào tạo CLC có đặc điểm là một hoạt động đặc thù trong trường đại học, phạm vi tác động không nhiều đối tượng liên quan; đồng thời quá trình thực hiện có tiếp cận với các xu thế của GDĐH thế giới. Vì thế, tác giả đề xuất áp dụng thí điểm phương thức phân bổ và cấp NSNN cho các chương trình đào tạo CLC trên cơ sở phân loại theo khả năng XHH.

Mục tiêu của giải pháp này sử dụng tốt công cụ NSNN để điều tiết các chương trình đào tạo CLC nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà nước và thị trường trong dài hạn; gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội.

Nội dung giải pháp:

Nhà nước cần điều chỉnh cơ chế phân bổ, cấp ngân sách cho các chương trình đào tạo CLC theo nguyên tắc: cơ cấu lại NSNN cấp cho các chương trình đào tạo CLC; không phân bổ NSNN bình quân đối với tất cả các chương trình như hiện nay. Cơ chế cấp ngân sách cần được điều chỉnh theo hướng:

Đối với những chương trình đào tạo CLC ở các ngành nghề ít có khả năng XHH như đào tạo sư phạm, KHCB,… nhưng Nhà nước có nhu cầu sử dụng cao: Nhà nước cấp đủ ngân sách đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu sử dụng. Đồng thời có cơ chế quy định việc sử dụng nhân lực được đào tạo để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ NSNN, tránh lãng phí.

Đối với những chương trình đào tạo CLC ở ngành học có khả năng XHH cao như các ngành thuộc khối Kinh tế, Luật, Công nghệ mũi nhọn,… Nhà nước sẽ giảm dần mức hỗ trợ của ngân sách đồng thời điều chỉnh mức thu học phí để từng bước bù đắp đủ chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước có các chính sách để đa dạng và tăng các nguồn lực đầu tư cho các chương trình này; tiến tới các trường đại

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 27/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí