Kết Quả Hoạt Động Của Các Hệ Thống Thanh Toán Những Năm Qua



NHNN

NHNN


NGÂN HÀNG A

NGÂN HÀNG B

Sơ đồ 2.6 - Tổng quát thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước

(Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh)

Tuỳ theo hình thức thanh toán (Séc, UNC, UNT, Thư tín dụng) mà Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh) sẽ xử lý chứng từ: ghi nợ, ghi có vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng A, ngân hàng B.

Năm là: Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng (TTBT)

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng chủ trì. TTBT là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả trên cơ sở chỉ thanh toán với nhau số chênh lệnh (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân Ngân hàng. TTBT được áp dụng giữa các Ngân hàng khác hệ thống với nhau hoặc có thể áp dụng giữa các đơn vị Ngân hàng thuộc cùng một hệ thống Ngân hàng. Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) và thanh toán bù trừ điện tử.

Các Ngân hàng, TCTD và Kho bạc Nhà nước, kể cả các chi nhánh và đơn vị trực thuộc được phép làm dịch vụ thanh toán tham gia TTBT được gọi là Ngân hàng thành viên. Các Ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại Ngân hàng chủ trì. Đối với thanh toán bù trừ khác hệ thống thì các Ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì là NHNN trên địa bàn.

Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các Ngân hàng thành viên và thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ cho từng


Ngân hàng thành viên. Ngân hàng chủ trì được quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi của các Ngân hàng thành viên để thanh toán.

Thanh toán bù trừ có thể tổ chức trong phạm vi địa bàn (nội thành, nội thị và các đơn vị Ngân hàng lân cận có cự li gần để đảm bảo giao nhận chứng từ TTBT theo phiên giao dịch trong ngày), hoặc có thể tổ chức thanh toán bù trừ theo khu vực hay toàn quốc (khi đã thực hiện thanh toán bù trừ điện tử, nối mạng trực tiếp giữa các Ngân hàng thành viên và trung tâm thanh toán bù trừ).

Trong thanh toán bù trừ giấy, các Ngân hàng thành viên phải mang chứng từ đến Ngân hàng chủ trì ít nhất 1 lần/ ngày và phải có một khoảng thời gian (độ trễ) nhất định để có thể nhận được kết quả TTBT. Điều này gây chậm trễ trong việc thanh toán và tốn kém thời gian, chi phí đi lại của các nhân viên Ngân hàng, giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Về luân chuyển chứng từ: Đối với TTBT truyền thống (luân chuyển chứng từ giấy), tuỳ theo hình thức hoạt động của các Ngân hàng thành viên trong địa bàn để quy định phiên giao nhận chứng từ trong ngày. Đến giờ giao nhận chứng từ, các Ngân hàng thành viên phải mang các chứng từ TTBT đến địa điểm giao dịch (tại Ngân hàng chủ trì) để giao, nhận chứng từ giữa các Ngân hàng thành viên và giữa Ngân hàng thành viên với Ngân hàng chủ trì.

Thanh toán bù trừ điện tử có những đặc trưng sau:

+ Ngân hàng chủ trì là đơn vị chịu trách nhiệm nhận, kiểm tra các lệnh thanh toán từ các Ngân hàng thành viên gửi lệnh; xử lý bù trừ và gửi bảng kết quả bù trừ cùng các lệnh thanh toán cho Ngân hàng thành viên liên quan qua mạng máy tính; xử lý việc đối chiếu TTBT điện tử với các Ngân hàng thành viên; quyết toán và hạch toán kết quả TTBT điện tử.

+ Các Ngân hàng thành viên tham gia TTBT không phải mang chứng từ trực tiếp đến Ngân hàng chủ trì mà sẽ lập và gửi lệnh thanh toán, bảng kê lệnh thanh toán qua mạng máy tính đến Ngân hàng chủ trì; Ngân hàng chủ trì sau khi xử lý bù trừ các khoản thanh toán của các Ngân hàng thành viên sẽ chuyển kết quả TTBT và các lệnh thanh toán qua mạng về các Ngân hàng thành viên đối chiếu, quyết toán.


+ Áp dụng chữ ký điện tử trong việc chuyển, nhận các lệnh thanh toán và các giao dịch có liên quan giữa Ngân hàng chủ trì và Ngân hàng thành viên.

Khi thực hiện thanh toán bù trừ, các Ngân hàng tham gia TTBT phải tuân thủ quy định mang tính nguyên tắc là: Phải có văn bản đề nghị tham gia TTBT và cam kết chấp hành các quy định trong thanh toán bù trừ.

Sáu là: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (Hệ thống thanh toán quốc gia)

“Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành” [58]

Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng vi tính.

Hệ thống TTĐTLNH là hệ thống thanh toán tổng thể, bao gồm hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHTW. Hệ thống TTĐTLNH có các đặc trưng sau đây:

- Về mô hình tổ chức

Ở Việt Nam, hệ thống TTĐTLNH có một Trung tâm thanh toán Quốc gia đặt tại Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Trung tâm này thực hiện các chức năng tiểu hệ thống giá trị cao, chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp, xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán; giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHTW và các chức năng kiểm tra hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. Kết nối với Trung tâm thanh toán Quốc gia có 63 Trung tâm xử lý tỉnh (trước đây đặt ở 6 chi nhánh NHTW tỉnh, thành phố và Sở giao dịch NHTW), thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ thống giá trị thấp và chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống TTLNH.

Các thành viên trực tiếp của hệ thống TTĐTLNH là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có đủ điều kiện và được chấp nhận tham gia hệ thống TTLNH. Các thành viên trực tiếp phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHTW và phải đăng ký danh sách các chi nhánh trực thuộc của mình (gọi là đơn vị


thành viên) tham gia TTĐTLNH để được kết nối trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, hệ thống còn có các thành viên gián tiếp là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia hệ thống TTLNH thông qua thành viên trực tiếp.

- Về kỹ thuật nghiệp vụ xử lý thanh, quyết toán

Hệ thống TTLNH xử lý các Lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng thành viên mở tại Sở giao dịch NHTW theo phương thức quyết toán tổng tức thời. Đối với các Lệnh thanh toán giá trị thấp sẽ được xử lý thông qua thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết quả thanh toán bù trừ trên các địa bàn tỉnh, thành phố được chuyển về Trung tâm thanh toán quốc gia, cùng với kết quả bù trừ tại Trung ương (bù trừ giữa các Hội sở chính ngân hàng), sẽ được tiếp tục xử lý bù trừ một lần nữa – bù trừ “kép” để xác định kết quả cuối cùng và quyết toán.

- Áp dụng chữ ký điện tử (Mã khóa bảo mật) trong việc chuyển, nhận các Lệnh thanh toán và các giao dịch có liên quan trong hệ thống.

2.2. Kết quả hoạt động của các hệ thống thanh toán những năm qua

Hiện nay, các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng chủ yếu được xử lý

qua các hệ thống thanh toán sau đây:

Một là:Các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức và quản lý (Hệ thống qua tài khoản tiền gửi; Hệ thống thanh toán bù trừ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng).

Hai là:Các hệ thống thanh toán song phương do một số TCTD tổ chức.

Ba là:Các giao dịch tự động nhỏ lẻ chủ yếu là các giao dịch thẻ, được xử lý qua các hệ thống chuyển mạch thẻ do các công ty chuyển mạch thẻ (Banknetvn, Smartlink và VNBC) tổ chức.

Qua theo dõi và tổng hợp của Vụ thanh toán NHNN - TW thì: Theo số liệu thống kê giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2010, tỷ trong giao dịch thanh toán qua NHNN (thanh toán bù trừ và thanh toán khác qua tài khoản tiền gửi tại NHNN) chiếm khoảng 7,7% số món, 25% giá trị giao dịch thanh toán không


dùng tiền mặt và tỷ trọng giao dịch thanh toán song phương chiếm khoảng 7,4% số món, 10,6% giá trị.

Theo đánh giá tại Báo cáo tính hình hoạt động thanh toán của các đơn vị NHNN, đánh giá của Cục Công nghệ Tin học, Sở Giao dịch NHNN, Vụ Tài chính - kế toán, hiện nay các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức và quản lý đang hoạt động ổn định, an toàn phát huy hiệu quả, phục vụ tốt trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể về tình hình hoạt động của từng hệ thống thanh toán như sau:

2.2.1 Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT)

Hệ thống TTBTĐT bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002, sau 6 năm triển khai thực hiện, đến tháng 6/2008, TTBTĐT đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc (ngoại trừ 5 tỉnh, thành phố đã triển khai Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn I là : Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng). Tại các địa bàn tỉnh, thành phố Hệ thống TTBTĐT do chi nhánh NHNN trên địa bàn chủ trì tổ chức, quản lý và vận hành. Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử lý và quyết toán bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa các Ngân hàng thành viên tham gia BTĐT trên địa bàn tỉnh, thành phố (bao gồm các giao dịch giá trị thấp < 500 tr, giá trị cao >= 500 tr, ngoại trừ các giao dịch giá trị cao

>= 500 tr chuyển đi ngoại tỉnh).

Khác với tiểu hệ thống giá trị thấp TTĐTLNH, hệ thống BTĐT chỉ thực hiện chuyển lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận sau khi đã xử lý quyết toán bù trừ theo phiên (thường là 2 - 3 phiên/ngày), do hệ thống thanh toán bù trừ rất an toàn, chắc chắn trong quyết toán.

Theo số liệu báo cáo của các đơn vị đã triển khai, đến cuối năm 2010, toàn Hệ thống TTBTĐT có khoảng 950 thành viên (bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 15 - 20 thành viên) tăng 18,4 % so với năm 2009 (ngoài ra còn hơn 230 thành viên thực hiện Thanh toán bù trừ giấy tại 5 địa bàn nêu trên), với khối lượng giao dịch trong năm 2010 là 9,5 triệu giao dịch, đạt 2.444.827 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 48% về số lượng giao dịch và tăng gần 95% về giá trị giao dịch so


với năm 2009 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thanh toán của 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp )

Tại địa bàn tỉnh, thành phố đã triển khai TTBTĐT, TTBTĐT đã thay thế hoàn toàn cho phương thức thanh toán bù trừ giấy thủ công. Hệ thống TTBTĐT cùng với các hệ thống thanh toán khác (hệ thống chuyển tiền điện tử, Hệ thống TTĐTLNH) đã tạo ra mạng lưới thanh toán điện tử rộng khắp tới hầu hết các đơn vị TCCƯDVTT trên địa bàn các tỉnh, thành trong toàn quốc. Từ khi triển khai đến nay, hệ thống luôn hoạt động tốt, ổn đinh, an toàn và hiệu quả; tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân công lao động trực tiếp; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng, các TCTD trên các địa bàn. Hầu hết các thành viên đếu tuân thủ quy trình và luôn đảm bảo khả năng thanh toán.

2.2.2 Hệ thống chuyển tiền điện tử (CTĐT)

Hệ thống chuyển tiền điện tử là hệ thống thanh toán nội bộ NHNN, được triển khai áp dụng từ năm 1998 nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán chuyển tiền khác địa bàn tỉnh, thành phố của NHNN cũng như các TCTD thông qua các chi nhánh NHNN. Hệ thống CTĐT đã thay thế hệ thống thanh toán truyền file trước đây giúp tăng cường bảo mật và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển tiền đi các tỉnh, thành phố khác địa bàn cho tất cả TCTD.

Với chức năng chủ yếu là thực hiện điều chuyển vốn và thanh toán ngoại tỉnh cho các TCTD, ngoài ra còn điều chuyển tiền giữa các quỹ nghiệp vụ của NHNN, đồng thời là những món thanh toán chuyển tiền có doanh số rất lớn. Tính đến hết tháng 10/2008 (trước khi triển khai Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn II), hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, kết nối toàn bộ 68 đơn vị NHNN phục vụ hơn 690 đơn vị tổ chức tín dụng có mở tài khoản tại các đơn vị NHNN, khối lượng giao dịch trong năm 2008 là 890.346 giao dịch, đạt 2.023.990 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,5% tổng giá trị thanh toán được xử lý bằng phương thức điện tử ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thanh toán trên địa bàn của 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước). Từ đầu năm 2009, Hệ thống CTĐT đã được thay thế và đóng vai trò dự phòng cho Hệ thống TTĐTLNH (đầu năm 2009 phát sinh 24 món chuyển tiền với giá trị 28.561 tỷ đồng).


Toàn bộ số liệu chuyển tiền điện tử năm 2009 đã hoàn thành ngay trong tháng 01/2010; trong năm 2010, không phát sinh doanh số chuyển tiền qua Hệ thống CTĐT. Mặt khác, từ tháng 01/2009, tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN có thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử đã tham gia trực tiếp vào hệ thống TTĐTLNH để thực hiện chuyển tiền. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần sớm nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn, xử lý các vấn đề liên quan đến Hệ thống CTĐT.

2.2.3 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH)

Hệ thống TTĐTLNH là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (Online), hiện đại được tài trợ của World Bank. Hiện nay, Hệ thống TTĐTLNH được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất Việt Nam. Nhìn chung, hệ thống hoạt động ổn định; quy mô, lượng giao dịch và doanh số giao dịch ngày càng tăng; đáp ứng được nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của các đơn vị thành viên, đồng thời thúc đẩy hoạt động thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và an toàn, bảo mật. Hệ thống gồm ba cấu phần chính: tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao; tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp và tiểu hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán. Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao thực hiện xử lý, quyết toán tức thời lệnh thanh toán giá trị cao (>= 500 triệu đồng) và các lệnh thanh toán khẩn. Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp thực hiện nhanh chóng các lệnh thanh toán giá trị thấp (< 500 triệu đồng). Hệ thống được triển khai theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn I bắt đầu từ tháng 5 năm 2002 đến năm 2008, hệ thống mới chỉ triển khai thí điểm 5 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hổ Chí Minh và Cần Thơ.

- Giai đoạn II triển khai mở rộng ra toàn quốc từ cuối 2008 (theo Quyết định số 2751/QĐ - NHNN ngày 13/11/2008 của Thống đốc NHNN).

Đến hết năm 2010, Hệ thống TTĐTLNH đã được triển khai mở rộng cho 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, 3 đơn vị thuộc NHNN và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc 97 TCTD thành viên (hội sở chính) trong toàn quốc, gấp 2 lần so với năm 2008 - thời điểm trước khi triển khai hệ thống TTĐTLNH giai đoạn II, dẫn đến việc gia tăng mạnh về khối lượng và giá trị giao dịch qua hệ thống, với lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 60.000 - 70.000 giao dịch/ngày, doanh số trung bình khoảng 100.000 tỷ đồng/ngày.


Trong năm 2010, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống TTĐTLNH đã đạt

26.344.056 tỷ đồng với 17.375 ngàn giao dịch, tăng xấp xỉ 70% về giá trị, 39% về số lượng giao dịch so với năm 2009 (Bảng 2.1). Trong đó giao dịch thanh toán giữa các đơn vị NHNN là 678 ngàn món/11.745.070 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% số món và 44,6% số tiền giao dịch.

Bảng 2.1: Số liệu giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng qua các năm 2005 - 2010


Thời gian

Toàn hệ thống

NHNN(*)


Tổng phát sinh


Tăng, giảm (%)


Phát sinh


Tăng, giảm (%)

Tỷ trọng (%) so với toàn hệ

thống

SLGD

(ngàn món)

GTGD

(tỷ đồng)

Số món

Số tiền

SLGD

(ngàn món)

GTGD

(tỷ đồng)

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

2005

3.456

2.171.363



112

386.529





2006

4.500

3.653.000

30,2

8,2

118

461.588

5,6

19,4

2,6

12,6

2007

6.334

7.572.000

40,8

107,3

158

673.453

33,1

45,9

2,5

8,9

2008

6.992

9.945.914

10,4

31,3

169

1.226.436

7,4

82,1

2,4

12,3

2009

12.516

15.483.978

79,0

55,7

527

3.486.803

211,0

184,3

4,2

22,5

2010

17.375

26.344.056

38,8

70,1

678

11.745.070

28,6

236,8

3,9

44,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 13

(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2010) (*): Các giao dịch thanh toán do chi nhánh NHNN lập lệnh chuyển đi

- Luồng thanh toán giá trị thấp (LV) đã đưa vào hoạt động từ tháng 11/2003, thời gian đầu có 13 ngân hàng đủ điều kiện tham gia với lượng giao dịch bình quân tính đến hết tháng 03/2008 đạt khoảng 2.500 – 3.000 giao dịch/ngày, chỉ chiếm khoảng 13% lượng giao dịch/ngày. Tính đến cuối năm 2010, đã có 62/97 ngân hàng thành viên đủ điều kiện và được chấp thuận tham gia LV, nâng tổng số đơn vị tham giao LV lên 677 đơn vị thành viên. Trong năm 2010, chỉ tính riêng luồng thanh toán giá trị thấp đã xử lý bình quân gần 50.000 giao dịch/ngày, tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022