+ 576 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 3 quỹ tín dụng khu vực, 1 quỹ tín dụng trung ương.
+ 64 hợp tác xã tín dụng.
Ngoài ra, còn có 67 văn phòng đại diện ngân hàng và công ty tài chính của 21 quốc gia hoạt động tại nước ta.
Sau một thời gian hoạt động Ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với những tác động lớn của kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá danh mục các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cũng có nhiều biến đổi theo xu hướng phát triển: một số tổ chức tín dụng không đứng vững trong cạnh tranh sau những khủng hoảng tài chính khu vực vào những năm 1997 - 1998 và khó khăn tín dụng trong nước như Ngân hàng Việt Hoa hoặc sáp nhập vào ngân hàng thương mại lớn như NHTM Châu Á Thái Bình Dương sáp nhập vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,… đồng thời cũng ra đời thêm không ít các NHTM cổ phần nhất là NHCP có vốn đầu tư của nước ngoài như NHTM Quốc tế, một số liên doanh hợp nhất trở thành NHTMCP lớn đủ sức hoạt động. Một số NHTM CP mới chuyển từ nông thôn lên NHCP đô thị như NHCP An Bình,… đã làm phong phú thêm danh mục các loại hình và sơ đồ của hệ thống Ngân hàng và các TCTD ở nước ta.
Đến tháng 06 năm 2011 hệ thống các Ngân hàng và TCTD ở nước ta bao gồm:[47]
- Ngân hàng Nhà nước (NHTW) với 63 chi nhánh và 03 đơn vị của NHTW tham gia thanh toán.
- 05 Ngân hàng thương mại Nhà nước (trong đó có 2 NHTM đã cổ phần hóa).
- 01 Ngân hàng phát triển.
- 01 Ngân hàng chính sách xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Thu Nhập Ngoài Lãi Tín Dụng Của 13 Nhtm Thái Lan (Tính Đến 9/2005)
- Cơ Cấu Doanh Thu Của 6 Nh Lớn Nhất Thế Giới (Gồm Các Ngân Hàng: Citigroup, Mizuhofinancial Group, Sumitoom Mitsui Banking Corp, Deutsche Bank, Hsbc Holdings, Jp
- Tổ Chức Bộ Máy Ngân Hàng Thương Mại Lớn (Nguồn: Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân Hàng Thương Mại, Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)
- Phương Thức “Kiểm Soát Tập Trung, Đối Chiếu Phân Tán”
- Kết Quả Hoạt Động Của Các Hệ Thống Thanh Toán Những Năm Qua
- Tổng Hợp Giao Dịch Thanh Toán Qua Hai Hệ Thống Chuyển Tiền Điện Tử Và Thanh Toán Điện Tử Liên Ngân Hàng.
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
- 05 Ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
- 05 Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài.
- 37 Ngân hàng TM cổ phần (bao gồm cả lập mới, sáp nhập,…)
- 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc 30 quốc gia trên thế giới).
- 09 Công ty tài chính.
- 12 Công ty cho thuê tài chính.
- 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gồm 24 chi nhánh khu vực.
- 996 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Ngoài ra, còn có 51 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam làm cầu nối cho các hoạt động đầu tư, dịch vụ tài chính, tiền tệ của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Xu hướng thành lập ngân hàng mới trong những năm 2006 - 2010: Dự báo trong những năm tới, hoạt động ngân hàng tiếp tục sôi động hơn, nhưng cạnh tranh và hợp tác về hoạt động ngân hàng - tiền tệ cũng phát triển mạnh hơn. Nhiều NHTM cổ phần, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được thành lập mới, màng lưới được mở rộng, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng lên một bước mới.
b) Phát triển về chất lượng ngân hàng thương mại cổ phần
Trong những năm gần đây (2008 – 2009) có ít nhất khoảng 15 NHTM CP mới được thành lập đi vào hoạt động trong tổng số 30 bộ hồ sơ nộp lên NHNN. Trong đó NHTM CP Liên Việt có số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Him Lam, Công ty vận tải hàng không phía Nam, Tổng công ty thương mại Sài Gòn, NHTM CP FPT có số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia, VMS MobiFone,… NHTM CP Dầu khí vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, NHTM CP Quốc tế - VIB, và NHTM CP Bảo Việt có vốn điều lệ
1.500 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt góp 40%, Vinamilk, Sea Bank. NHTM Năng lượng do các cổ đông sáng lập: Lilama, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tập đoàn than và khoáng sản. NHTM CP ngoại thương châu Á do Vietcombank cùng một số doanh nghiệp khác thành lập. NHTM CP Đông Dương Thương tín do NHTM CP Quân đội cùng một số doanh nghiệp quốc phòng thành lập. NHTM CP Bảo Tín do Habubank cùng một số doanh nghiệp khác thành lập.
NHTM CP Ngôi sao Việt Nam cũng do một số doanh nghiệp góp vốn thành lập. Đặc biệt là có 03 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đi vào hoạt động, đó là Industrial Bank of Korea, Comommwealth Bank of Australia và Taipei Fubon Bank của Đài Loan và khoảng 03 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài chính thức ra mắt trên thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện IPO cổ phần hoá xong bước đầu tiên cho việc cổ phần hoá ngân hàng vào năm 2008. Quy định về cho vay vốn đầu tư chứng khoán sẽ có cơ chế kiểm soát mới. Nhiều sản phẩm mới và tiện ích về dịch vụ ngân hàng tiếp tục được các NHTM cạnh tranh đưa ra thị trường.
Cổ phiếu các NHTM cổ phần tiếp tục được coi là loại Blue Chips hấp dẫn các nhà đầu tư. Một số Ngân hàng nước ngoài tiếp tục mua cổ phần trở thành đối tác chiến lược của một số NHTM cổ phần Việt Nam. Cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng diễn ra sôi động hơn. Cạnh tranh hoạt động ngân hàng thương mại mạnh mẽ hơn đó là tốt cho nền kinh tế vì thúc đẩy tăng trưởng và đem lại nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản trị rủi ro ở cả góc độ quản lý nhà nước cũng như quản trị điều hành của từng TCTD.
Ngân hàng Nhà nước (NHTW)
05 NHTM Nhà nước
01 NH Chính sách xã hội
01 Ngân hàng phát triển
05 NH liên doanh với nước ngoài
37 NHTM cổ phần
48 Chi nhánh NH nước ngoài
05 NH 100% vốn nước ngoài
Hệ thống quỹ TDND 24 chi nhánh, 915 quỹ TDND cơ sở
17 Công ty tài chính
13 Công ty cho thuê tài chính
Hệ thống tổ chức tín dụng
Sơ đố 2.3: Sơ đồ hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (đến 06/2011)
(Nguồn: Báo cáo gửi Văn phòng Chính Phủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 7/2011)
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động thanh toán
a) Các phương thức, phương tiện thanh toán
Phương thức thanh toán là quá trình xử lý các mối quan hệ giữa các bên có liên quan đến việc chi trả thể hiện trên chứng từ theo một trật tự nhất định, nói cách khác việc xử lý quá trình luân chuyển chứng từ thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán gọi là phương thức thanh toán.
Thanh toán qua Ngân hàng được chia ra: Thanh toán quốc nội và thanh toán quốc tế nhưng với vai trò là người tổ chức hệ thống thanh toán NHNN thiết kế các hình thức thanh toán quốc nội theo phương châm: phổ biến, dễ sử dụng, an toàn cao, đáp ứng các nhu cầu giao dịch thanh toán đa dạng, phong phú.
Theo Quyết định số 226/QĐ - NHNN ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì ở Việt Nam hiện đang áp dụng các phương thức thanh toán sau đây:
Một là: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
Phương tiện thanh toán bằng tiền mặt là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Tiền mặt được sử dụng như một phương tiện thanh toán chủ yếu trong giao dịch thanh toán xét về mặt số lượng cho các giao dịch thanh toán giá trị nhỏ trong mua bán lẻ hàng hóa cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị giao dịch, tiền mặt ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các giao dịch thanh toán. Số lượng và giá trị thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt rất khó xác định, đo lường và người ta chỉ có thể ước tính, bởi các quan hệ thanh toán bằng tiền mặt diễn ra hàng ngày trên thị trường với số lượng lớn, ngoài khả năng kiểm soát của một cơ quan nào và thường không được ghi nhận.
Hai là: Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Đối lập với các giao dịch thanh toán tiền mặt, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng có thể được ghi lại và đo lường về mặt số lượng và giá trị, qua đó cho thấy mức độ phát triển của cơ chế tổ chức thanh toán qua Ngân hàng của một nền kinh tế.
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:
- Séc
- Uỷ nhiệm chi - hoặc lệnh chi;
- Uỷ nhiệm thu - hoặc nhờ thu;
- Thư tín dụng;
- Thẻ ngân hàng.
Mỗi đơn vị, cá nhân, tuỳ theo yêu cầu của mình mà lựa chọn phương thức thanh toán cho thích hợp. Trừ những đơn vị hay cá nhân vi phạm kỷ luật thanh toán thì buộc phải áp dụng phương thức thanh toán do ngân hàng chỉ định.
Khi lựa chọn phương thức thanh toán một mặt phải dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, nhưng đồng thời cũng cần tạo thuận lợi cho khách hàng của đơn vị mình. Do đó cần chú ý một số điểm như sau:
- Khoảng cách và địa bàn hoạt động giữa hai đơn vị mua và bán.
- Khoảng thời gian và tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của các khoản giao dịch.
- Tính chất hoạt động của các bên tham gia thanh toán.
1/ Thanh toán bằng Séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
Như vậy, Séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hóa, chi phí, dịch vụ,…
Séc là một trong những phương tiện thanh toán ra đời rất sớm, được sử dụng cho các giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế. Năm 1931, một số nước châu Âu đã ký một bản công ước chung về séc tại Hội nghị Quốc tế Giơ-ne-vơ, đến nay vẫn được coi là đạo luật chính điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phát hành và sử dụng séc. Theo đó, các bên liên quan đến séc gồm:
- Người phát hành séc;
- Người nhận séc (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ);
- Người thực hiện trả tiền trên tờ séc là Ngân hàng.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn. Tính thời hạn của séc được thể hiện ở chỗ: Nó chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được quy định tuỳ thuộc vào mỗi nước và cho từng loại séc riêng biệt. Séc có nhiều loại, được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có các loại séc:
+ Séc ký danh, được ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ séc;
+ Séc vô danh, không ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ séc, bất kỳ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng;
+ Séc theo lệnh, ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này
được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu;
- Căn cứ nào hình thức thanh toán có các loại séc:
+ Séc tiền mặt, chỉ được dùng để nhận tiền mặt tại Ngân hàng.
+ Séc chuyển khoản, dùng để chuyển khoản bằng cách trích tiền trên tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người được hưởng.
+ Séc xác nhận, được Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.
Khác với hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi và chuyển tiền, thanh toán bằng séc là thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán. Bằng phương thức thanh toán séc, người mua hàng trực tiếp trao séc cho người bán hàng. Trong quá khứ, việc chi trả bằng séc đòi hỏi người mua và người bán phải có sự tin tưởng hoặc quan hệ lâu dài với nhau. Trong nền kinh tế hiện đại, sự hỗ trợ của kỹ thuật và pháp luật đã cho phép bỏ qua đòi hỏi nhằm mở rộng phạm vi sử dụng séc trong nước và quốc tế.
2/ Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - hoặc lệnh chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản mở lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính mình.
Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
3/ Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy uỷ nhiệm thu và các chứng từ hoá đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hoá đã giao, dịch vụ cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế.
Uỷ nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức uỷ nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.
4/ Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua (theo đề nghị của người mua) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán theo các chứng từ của người bán xuất trìnhvề hàng hoá đã giao, dịch vụ đã được cung ứng cho bên mua, phù hợp với các khoản đã ghi trong thư tín dụng.
- Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các bên mua và bán khác địa phương trong hệ thống ngân hàng trong trường hợp bên bán đòi hỏi bên mua phải đảm bảo vốn để chi trả ngay sau khi giao hàng hoá, dịch vụ.
- Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán với một người bán duy nhất (tức là với một người thụ hưởng).
- Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng.
- Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.
5/ Thẻ Ngân hàng
Thẻ ngân hàng (dưới đây gọi tắt là “thẻ”) là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ,
thẻ tín dụng, thẻ trả trước.