Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 29



+ ấn Độ không áp dụng ưu đLi về miễn thuế nhập khẩu đối vói máy móc, thiết bị. Máy móc, thiết bị nói chung đều phải chịu thuế nhập khẩu từ 41,25% đến 47,5%. Một số ít dự án được xem xét giảm thuế nhập khẩu như dự án khai thác than là 20%, các dự án điện từ 22% - 37,89%.

3. Ưu đAi về chuyển lỗ

Luật ĐTNN tại Việt Nam quy định các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

được chuyển lỗ tối đa là 5 năm. Thời hạn cho phép chuyển lỗ này là mức trung bình khu vực. Trung Quốc, Thái Lan cũng quy định cho phép chuyển lỗ tối đa là 5 năm. Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực mới từ sau 1-1-1991, Malaysia cho phép được chuyển lỗ vô thời hạn .v.v..

4. Ưu đAi

đối với tái

Theo quy định của Nghị định 12/CP ngày 18-2-1997, nhà ĐTNN dùng

đầu tư

lợi nhuận được chia để tái đầu tư vào những dự án thuộc lĩnh vực khuyến


khích đầu tư với điều kiện vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên


và đL góp đủ vốn pháp định ghi trong giấy phép đầu tư được hoàn lại số


thuế lợi tức đL nộp của số lợi nhuận tái đầu tư như sau:


- 100% đối với các dự án hưởng thuế suất ưu đLi 10%;


- 75% đối với các dự án hưởng thuế suất ưu đLi 15%;


- 50% đối với các dự án hưởng thuế suất ưu đLi 20%;


Có thể nói, quy định của Việt nam về hoàn thuế lợi tức trong trường hợp


đầu tư là hấp dẫn nhất trong khu vực. Trung Quốc quy định, nếu lợi


nhuận thu được từ đầu tư được dùng để mở rộng sản xuất thông qua việc


tăng vốn hoặc để thành lập xí nghiệp mới với thời gian hoạt động không


dưới 5 năm, thì tuỳ thuộc vào địa bàn và tính chất của dự án, được hoàn


trả 40% thuế thu hập doanh nghiệp đL nộp cho phần lợi nhuận được tái


đầu tư đó. Nhà đầu tư sẽ được xem xét hoàn trả 100% thuế thu nhập


công ty đL nộp đối với phần lợi nhuận tái đầu tư vào việc thành lập, hoặc


mở rộng dự án xuất khẩu, hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc tái đầu


tư lợi nhuận của dự án tại Đặc khu kinh tế Hải Nam vào các dự án phát


triển cơ sở hạ tầng hoặc trồng trọt tại khu này. Indonesia, ấn Độ, Thái


Lan không có các ưu đLi về tái đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 29


Có thể nói, các ưu đãi về thuế của Việt Nam là tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất tác động tới việc thu hút FDI [6].



Phô lôc 6:


Những điểm nhà ĐTNN được ưu đ4i hơn nhà đầu tư trong nước ở Việt nam



Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư trong nước

A. Thuế lợi tức



1- ThuÕ suÊt

Thuế suất phổ thông: 25%

Thuế suất trong trường hợp khuyến khích đầu tư: 20%

Thuế suất trong trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư: 15%

Thuế suất trong trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư: 10%

(Điều 38 Luật ĐTNN sửa đổi năm

1996)

áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chung là 32%.

(Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

2- Miễn giảm thuế:

Được miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm kể từ khi kinh doanh có lLi

Được miễn thuế lợi tức tối

đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lLi và giảm 50% trong thời gian tối đa là 9 năm tiếp theo

3-Chuyển lỗ

Được chuyển khoản lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tính thuế tiếp theo, nhưng không được quá 5 năm.

(Điều 11- NĐ 10/1998/NĐ-CP ngày

23-1-1998)

Được chuyển lỗ tối đa là 5 năm

(Điều 22 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

B. Thuế thu nhập

Tất cả các dự án đều được miễn thuế nhập khẩu đối với:

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc tạo tài sản cố định của Hợp đồng hợp tác

Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các Văn bản hướng dẫn thi hành (NĐ

07 của CP và TT 09/1998 của Bộ Thương mại): chỉ các dự án đầu tư và các lĩnh vực

và địa bàn khuyến khích



kinh doanh (kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm).

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT.

- Hàng hoá vật tư dùng cho dự án

đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Chính phủ.

- Các dự án thuộc Danh mục dự án

đặc biệt khuyến khích đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

(NĐ 10/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998)

được miễn thuế nhập khẩu

đối với hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Các hàng hoá này cũng gần tương tự như quy định đối với ĐTNN.

C. Thuế thu nhập cá nhân

Được tính từ mức 5 triệu đồng trở lên

Mức thuế tối đa là 50%

Được tính từ mức 2 triệu

đồng trở lên

Mức thuế tối đa là 60%

D. Bán sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu

đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với số sản phẩm trên (Điều 13-NĐ 10/1998/NĐ-CP ngày

23-1-1998)

Không được hưởng ưu đLi miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu trong trường hợp bán sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

(Nguồn: [ 6])


Phô lôc 7

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, chúng ta bước vào giai đoạn khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ 1975

đến 1990 với những nỗ lực to lớn của toàn dân, kinh tế nước ta đL đạt được những thành tựu đáng khích lệ, cụ thể là: “Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu phát triển phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế “, tốc độ lạm phát đL được kiềm chế. Tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực (như Thái lan, Singapore, Malaisia), kinh tế Việt nam vẫn còn chậm phát triển. Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân,

Đảng và Chính phủ chủ trương phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước. Xuất phát từ trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, vốn đầu tư cho sản xuất thiếu nghiêm trọng nên việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất yếu. Dựa vào đặc thù riêng của mình, nhiều địa phương trong cả nước đL vận dụng và triển khai cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn FDI đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. Sau

đây là kinh nghiệm của một số địa phương đL đạt được kết quả khá khả quan trong lĩnh vực thu hút FDI, thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ.

Đồng nai: Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam,

Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển công ngiệp (cơ sở hạ tầng như:

Điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng tương đối tốt). Dựa vào đặc điểm này, tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân đL chủ trương xây dựng các khu công nghiệp nhằm mục đích: “thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”. Qua nhiều năm thực hiện chủ trương này chúng ta nhận thấy kết quả thu hút FDI ở từng thời kỳ là rất khác nhau. Theo báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về tình hình thu hút FDI tại Đồng Nai với kết quả sau:


- Giai đoạn trước 1995: Tổng số giấy phép đL cấp còn hiệu lực 115 dự án, tổng vốn đăng ký 3.373 triệu USD.

- Giai đoạn 1996 - 2000: Tổng số giấy phép đL cấp còn hiệu lực 132, tổng vốn đăng ký mới 1.699 USD, tăng vốn 270 triệu USD, tổng cộng đạt 1.968 USD, giảm 50% so với giai đoạn 5 năm trước đó.

- Giai đoạn 2001 - 2005: Tổng số giấy phép đL cấp giai đoạn 2001 - 2004 là 353, vốn đăng ký mới 2.088 triệu USD và vốn đầu tư tăng thêm 1.134 triệu USD. Ước tính năm 2005 cấp 70 giấy phép, vốn đăng ký 350 triệu USD, vốn tăng thêm 250 triệu USD. Như vậy giai đoạn 2001 - 2005, dự kiến thu hút

được khoảng 423 giấy phép đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký mới và tăng vốn

đạt khoảng 3.821 triệu USD, tăng 13% so với giai đoạn 1991 - 1995 và tăng 1,9 lần so với giai đoạn 1996 - 2000.

Kết quả trên chỉ ra rằng việc thu hút FDI luôn có biến động là do tình hình thế giới, trong nước hoặc khu vực có những thay đổi (thời kỳ 1996 -2000 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế trong khu vực). Để thu hút và nâng cao hiệu quả vốn FDI. Đồng Nai đL chú trọng việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho lĩnh vực này. Cụ thể đL thực hiện, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách sau:

Đồng Nai thi hành cơ chế một cửa, tức là việc cấp phép đầu tư cho các hLng nước ngoài giao toàn quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp. Với cơ chế này đL giảm khá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm được chi phí ban đầu cho các nhà đầu tư và vì vậy đL hấp dẫn họ. Bên cạnh việc áp dụng cơ chế một cửa, Đồng Nai cũng ban hành trong từng thời kỳ cụ thể những qui

định, chính sách phù hợp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Sau đây là một số giải pháp quan trọng mà tỉnh đL thực thi:

- Thực hiện các ưu đLi đầu tư đối với địa bàn kinh tế xL hội khó khăn (như miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập).

- Tôn vinh các doanh nghiệp (tổ chức các buổi lễ long trọng để trao giấy phép đầu tư), thực hiện đối xử công bằng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.


- Thiết lập các mối quan hệ hợp tác song phương với các địa phương trong nước và nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh của Đồng Nai ra thế giới.

Nhận thấy vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể sẽ thực hiện các chủ trương, giải pháp sau đây cho giai

đoạn 2005 - 2010:

- Qui hoach bổ sung quĩ đất, ưu tiên cấp đất cho sản xuất công nghiệp,

đặc biệt là các ngành sử dụng công nghệ cao (cơ khí, điện tử)

- Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào các khu công nghiệp (đường xá giao thông, hệ thống cấp điện, nước, viễn thông).

- Nâng cao chất lượng dự án đầu tư, thông qua việc ban hành các chính sách ưu đLi thích hợp cho lĩnh vực đầu tư công nghệ cao và khu công nghiệp chuyên ngành.

- Xây dựng danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư, giảm các dự án

đầu tư gây ô nhiễm môi trường.

- Chuyển dần các dự án có vốn đầu tư nước ngoài về nông thôn để cân đối kinh tế vùng.

- Tăng cường áp dụng tin học vào quản lý, xây dựng phần mềm thông tin doanh nghiệp, để giúp các nhà đầu tư mới nắm được tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể.

- Chú trọng công tác đào tạo ngành nghề, đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng tuyển dụng đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao.

Mặc dầu thu được một số kết quả khích lệ, song việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Đồng Nai vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của Đồng Nai cần phải được tiến hành liên tục phù hợp với từng thời kỳ và đáp ứng được các nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh: Là thành phố lớn nhất và là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt nam, trong những năm qua thành phố


Hồ Chí Minh là địa phương đL thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất so với các địa phương khác trong toàn quốc. Tại thời điểm năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 416 giấy phép chứng nhận dành cho các doanh nghiệp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 1.663,55 triệu USD. Trong năm 2004, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đL xuất khẩu hơn 1,6 tỷ USD và nhập khẩu 1,015 tỷ USD. Để thu hút FDI Đạt hiệu quả cao, thành phố Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng các khu chế xuất và các khu công nghiệp. Sau đây là một số kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trên lĩnh vực này.

- Qui hoạch phát triển khu công nghiệp phải gắn liền với qui hoạch phát triển khu đô thị và song song tổ chức thực hiện.

Khu đô thị bao gồm khu thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí …, được xây dựng đồng thời và gần khu công nghiệp tạo điều kiện cho các chuyên gia, công nhân có nơi ăn ở thoải mái và có thể dễ dàng đi bộ đến nơi làm việc. Do tiết kiệm được thời gian đi lại, công nhân có thêm điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi giải trí để phục hồi sức khoẻ sau thời gian làm việc và điều này giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên.

- Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp

Các khu công nghiệp thường được xây dựng xa trung tâm thành phố, ở vùng hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp thấp, vì vậy cần thiết phải tính đến việc xây dựng cầu đường giao thông, hệ thống cấp điện nước, viễn thông … kéo đến sát hàng rào khu công nghiệp. Làm tốt điều này, tạo điều kiện cho khu công nghiệp sớm đi vào hoạt động, đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện

được kế hoạch kinh doanh của mình không để lỡ mất thời cơ .

- Xây dựng khu công nghiệp phải gắn liền với việc quan tâm công tác quản lý môi trường.

Các nhà đầu tư đặt lợi nhuận lên trên tất cả, vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh việc chống gây ô nhiễm môi trường ít được quan tâm. Thực tế cho thấy khi môi trường bị ô nhiễm không chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ của cán bộ công nhân viên làm việc trong khu công nghiệp, các hộ dân sống xung


quanh mà còn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của cả vùng (ví dụ như khi nguồn nước bị ô nhiễm). Để khắc phục môi trường ô nhiễm nhiều khi những thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

- Kiên trì cơ chế quản lý “một cửa - tại chỗ”.

Thực chất cơ chế quản lý “một cửa - tại chỗ” là việc giao quyền, uỷ quyền cho ban quản lý các khu công nghiệp trong việc giải quyết cấp phép cũng như các vấn đề nẩy sinh khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện cơ chế này góp phần chống nạn quan liêu, tham nhũng, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà qua đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các nhà

đầu tư, tạo hưng phấn cho họ nhanh chóng xuất vốn đầu tư vào lĩnh vực mà họ

đang quan tâm.

- Trân trọng tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt lớn hoặc nhỏ.

Đối xử công bằng với tất cả các nhà đầu tư không có nghĩa là áp dụng các chính sách như nhau đối với tất cả các lĩnh vực, khu vực đầu tư (bởi lẽ cần có chính sách ưu tiên cho các lĩnh vực, khu vực mà thành phố quan tâm, nhằm khai thác được tiềm năng lao động, đất đai và bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế). Đối xử công bằng ở đây cần hiểu là không phân biệt nhà đầu tư lớn hay nhỏ, hễ họ gặp khó khăn, vướng mắc, ban quản lý và các bộ phận liên quan cần tận tình giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ họ khắc phục kịp thời.

Một số kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh nêu trên

đây là rất bổ ích, tuy nhiên cần phải được bổ sung hoàn thiện thêm cho phù hợp với sự biến động về kinh tế - xL hội trong nước, trong khu vực và quốc tế thì mới đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trong lĩnh vực thu hút vốn FDI.

Ngày đăng: 11/01/2023