Nghị định 10/CP tuy có qui định bảo đảm cho nhà đầu tư được cân đối ngoại tệ theo nhu cầu, song chưa đề cập tới việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản ở nhiều ngân hàng. Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và đề ra hướng giải quyết vấn đề này, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thanh toán. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng soạn thảo và ban hành các văn bản quy định chế độ bảo lLnh tín dụng bằng thế chấp, cầm cố khi các doanh nghiệp muốn vay vốn, song song với nó cần ban hành quy chế thu hồi nợ.
Cho phép các ngân hàng được tự quyền quyết định việc mua và bán ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn FDI. Xúc tiến hoạt động của thị trường tài chính theo hướng tự do hóa, đồng thời quản lý tốt các hoạt động tín dụng thương mại quốc tế nhằm đảm bảo sự tín nhiệm trong thanh toán quốc tế, đặc biệt phải chú trọng theo dõi và và quản lý chặt chẽ các diễn biến trên thị trường chứng khoán, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động lành mạnh có hiệu quả.
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực đất đai.
Hoàn thiện theo hướng cho các doanh nghiệp FDI được kéo dài thời gian thuê đất, điều chỉnh giá thuê đất, quy định rõ mức bồi thường cho từng khu vực để việc giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng. Có những vấn
đề cần thay đổi triệt để mới giải quyết được những vướng mắc về đầu tư nước ngoài, đó là chế độ sở hữu, mặc dù Nhà nước đL quy định người sử dụng đất có tới 5 quyền (tương đương với quyền sở hữu hạn chế về đất đai), nhưng về lý luận vẫn có mâu thuẫn, do vậy trong thực tế điều hành chính quyền các cấp còn rất lúng túng và người sử dụng đất thì ngộ nhận về các quyền của họ.
Theo điều 17 Nghị định 108/NĐ/CP khoản 2 cho phép nhà đầu tư được phép thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn. Để có thể triển khai được: Vấn
đề đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đất đai đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa 3 quyền
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 20
- Phương Hướng Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Thu Hút Fdi.
- Thống Nhất Về Nhận Thức Vai Trò Quan Trọng Của Fdi.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 24
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010 - 25
- Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư (2000), Dự Thảo Phương Án Sửa Đổi, Bổ Sung Luật
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về đất đai, đó là quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê và quyền thế chấp. Việc thể chế hoá các quyền trên, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư chủ động sử dụng đất thuê như một nguồn tài sản của mình. Cần tăng cường hiệu lực của pháp luật về đất đai, ngăn chặn tình trạng “cát cứ”, “phép vua thua lệ làng” làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án và nẩy sinh tiêu cực. Hình thành bộ máy quản lý đất đai nhằm xử lý nhanh chóng và có hiệu quả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này (như vấn đề thủ tục cấp đất, đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng và bảo đảm tính ổn định của khu đất được sử dụng cho đầu tư nước ngoài). Nhanh chóng đưa ra quy hoạch đất đai phục vụ cho đầu tư nước ngoài trước hết là qui hoạch giành cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng kinh tế động lực. Phát huy năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách về đất đai như Quốc hội, Chính phủ trong việc xây dựng các đạo luật, các chính sách, quy định về đất
đai áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Các chính sách về đất đai phải được trình bày cụ thể, rõ ràng, ổn định và đặc biệt là phải đảm bảo nguyên tắc: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người chủ sở hữu duy nhất. Để có thể đảm bảo cụ thể hóa một cách hợp lý chính sách đất đai áp dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trong quá trình hoàn thiện cần căn cứ vào những vấn đề cụ thể sau:
+ Tích cực tham khảo kinh nghiệm của các nước về việc xây dựng chính sách đất đai dành cho hoạt động đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Mianma...
+ Tham khảo ý kiến của các nhà ĐTNN tại Việt Nam về cách áp dụng chính sách đất đai đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của các nước và các thông lệ quốc tế, để hình thành một chính sách đất đai dành cho đầu tư nước ngoài ổn định.
+ Tất cả những khu vực đL được quy hoạch dành cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, cần thống nhất cách thức cấp đất và giải phóng mặt bằng, giống như ở trong các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất. Để có thể đầu tư có hiệu quả vào công tác phân vùng và quy hoạch, trước mắt cần dựa vào
hai nguồn vốn chủ yếu là vốn từ ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách của Chính phủ kết hợp với ngân sách của địa phương) và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các chính phủ hoặc tổ chức quốc tế. Cần chủ động xây dựng các dự án quy hoạch và tìm kiếm, kêu gọi các đối tác cùng tham gia hoặc hỗ trợ đầu tư hạ tầng.
Ngoài ra, cần điều chỉnh khung chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tế hơn (khi làm dự toán cho công tác giải phóng mặt bằng cần chú ý đến việc đền bù cho mùa màng, cây cối, chi phí di chuyển mồ mả, các di tích lịch sử và nhà ở) và áp dụng thống nhất một chính sách đền bù, thu hồi
đất. Gía đất tính đền bù phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, loại bỏ hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển sang chế độ Nhà nước cho thuê đất. Cần kéo đất dài thời hạn cho thuê đất đến 90 năm cho phù hợp với xu thế chung của quốc tế, thu tiền một lần để các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp phần
đất thuê của mình trong thời gian được quyền sử dụng. Bộ phận được cấp đất, thuê đất chịu trách nhiệm chi trả đền bù cho người có đất bị thu, nhưng phía Việt Nam phải thực hiện khâu giải phóng mặt bằng. Chỉ giao đất cho chủ dự
án khi mặt bằng đL được giải phóng, cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm giải quyết khi có tranh chấp về đất xẩy ra.
Để đảm bảo hiệu lực thi hành của chính sách đất đai, cần kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức pháp luật với thực hiện biện pháp cưỡng chế (đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng). Xử lý nghiêm các hành vi cố ý làm trái pháp luật. Nghiên cứu khả năng đưa chi phí đền bù vào giá thuê đất để giảm bớt rắc rối cho cả phía Việt Nam lẫn phía các nhà ĐTNN. Miễn hoặc giảm tiền thuê đất đối với những dự án xin dừng, hoặc dLn tiến độ triển khai. Giảm giá thuê đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất xuống mức hợp lý
để tăng khả năng điền đầy các khu đất còn trống.
Cần cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai, giá thuê
đất, bằng các văn bản qui định có hiệu lực pháp lý. Công tác đo đạc để bàn giao mặt bằng chỉ nên tiến hành tối đa 2 lần, kết hợp với việc đơn giản hoá các
thủ tục khác. Xúc tiến việc xây dựng pháp lệnh đền bù và tái định cư (qui đinh quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất khi di chuyển đến nơi ở mới). Việc
đảm bảo các cơ sở hạ tầng (nhất là trường học, cơ sở khám chữa bệnh, khu vườn cây sinh thái đảm bảo môi trường sống) và các công trình phúc lợi phục vụ đời sống của nhân dân tại khu tái định cư phải được coi là bắt buộc.
- Thành phố nên nghiên cứu sửa đổi chính sách giá đất đai cho hợp lý, hiện tại so với các địa phương khác và so với thủ đô của các nước trong khu vực giá thuê đất của Hà Nội là quá cao. Thành phố nên qui định trong 3 năm
đầu đi vào sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn không phải trả tiền thuê đất, 5 năm tiếp theo chỉ phải nộp 50% so với giá qui định nhằm đẩy nhanh việc thu hút các tập đoàn đầu tư quốc tế.
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực lao động.
Hoàn thiện theo hướng tăng cường giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lượng lao động, tăng hiệu lực các quy định Nhà nước về lao động. Hoàn thiện các loại thủ tục đối với lao động trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài như ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thành lập và phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên. Để thực hiện tốt mục tiêu này, cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Hoàn thiện các loại văn bản, quy định áp dụng đối với người lao động và phía tuyển dụng lao động cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Cần chú trọng hoàn thiện các nội dung như: Quy định về tuyển dụng lao động, về chức năng của các cơ quan quản lý lao động, về công tác đào tạo, đề bạt và sa thải lao động, về xử lý tranh chấp tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc. Tuy cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp tuyển dụng lao
động, nhưng việc can thiệp một cách mềm dẻo vào vấn đề này của phía Việt Nam là cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp FDI phải tuyển dụng lao động qua các tổ chức cung ứng như hiện nay. Xác định thang bậc lương hợp lý cho người lao động để một mặt bảo đảm lợi ích kinh tế cho họ, mặt khác tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cho các nhà đầu tư (tuy theo
quy định mới mức lương tối thiểu là 870.000 đ, nhưng cần quy định rõ thời gian thử việc không quá 3 tháng, thời gian hưởng mức lương trên lâu nhất kéo dài không quá 8 tháng).
- Thực hiện phân tòa lao động trong bộ máy hành pháp, để xử lý các tranh chấp giữa lao động và giới chủ trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Tăng cường hiệu lực pháp luật của các quy định về lao động do Nhà nước ban hành (đặc biệt là quy định về ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể) thông qua việc xử lý nghiêm minh những sai phạm của cả hai phía. Công đoàn là người đại diện hợp pháp cho người lao động, có vai trò đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Cần thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI và xây dựng nó trở nên vững mạnh làm chỗ dựa đáng tin cậy cho người lao động trong việc bảo vệ nhân phẩm cũng như lợi ích vật chất của họ. Có chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lao động của các cơ sở trong nước, trường hợp cần thiết có thể gửi lao động ra đào tạo ở nước ngoài. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị như tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp có vốn FDI nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại cho công tác quản lý lao động của họ. Để đảm bảo hiệu lực pháp lý của các chính sách lao động và tiền lương được ban hành, cơ quan thanh tra lao động cần phát huy quyền hạn của mình trong khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trên, xử lý kịp thời các vi phạm, ngăn chặn các xung
đột dẫn đến phải phân xử trước toà. Cần có qui định: Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được quyền thỏa thuận tiền lương với người lao động trên cơ sở mức tối thiểu mà Nhà nước xác lập, nhưng có hạn định thời gian cụ thể
để không vi phạm Luật Lao động. Cần trang bị các kiến thức về pháp luật cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để hạn chế tối đa những bất đồng giữa công nhân với chủ đầu tư, do thiếu hiểu biết về các kiến thức này. Các bộ phận quản lý hoạt động ĐTNN của Việt Nam và tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hoà hữu giữa hai phía.
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực thị trường.
Hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động thương mại để mở rộng thị trường, nhanh chóng ban hành và hướng dẫn triển khai Luật cạnh tranh, Luật chống đầu cơ, Luật chống độc quyền, Luật bảo hộ và sở hữu trí tuệ và thực thi nghiêm túc các luật này để lành mạnh hoá thị trường trong nước. Xử lý nghiêm hiện tượng tiêu thụ hàng giả, hàng lậu trên thị trường, thực hiện các biện pháp kích cầu để mở rộng sức mua qua đó khuyến khích tăng cường mở rộng đầu tư.
Vấn đề định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp có vốn FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng (cả từ thị trường “đầu vào” lẫn thị trường “đầu ra”). Đối với thị trường “đầu vào”, cần chọn nước có khả năng cung cấp các loại máy móc, thiết bị, công nghệ thế hệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Đối với thị trường “đầu ra”, cần chú trọng mở rộng tiêu thụ sản phẩm cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cần khai thác thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu, các giải pháp cần được thực hiện là:
- Khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm đL chế biến sâu, chế biến tinh, các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và Hà Nội (thông qua các ưu đLi về thuế, về việc đơn giản hoá các thủ tục hải quan).
- Nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh để tạo nên sự bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn FDI, đảm bảo hoạt động cạnh tranh trên thị trường luôn diễn ra lành mạnh (hỗ trợ cho Luật Cạnh tranh là Luật chống độc quyền, chống bán phá giá, chống đầu cơ).
- Hỗ trợ thị trường trong nước để khuyến khích các nhà ĐTNN, đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thông qua các giải pháp:
+ Xác định cụ thể các ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên (chú trọng những ngành nghề tạo ra tiềm lực công nghệ cho đất nước như chế tạo cơ khí, tin học, hoá chất cơ bản, và những ngành nghề mà chúng ta có tiềm lực lớn,
nhưng do thiếu vốn nên chưa phát huy được như các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên). Bằng cách giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng như ô tô, xe máy, đồ điện tử,...và các hàng hoá mà chúng ta có khả năng lắp ráp, chế tạo trong nước cũng góp phần vào khuyến khích các nhà đầu tư, tăng cường các hoạt động của mình ở Việt Nam cũng như Hà Nội.
+ Cần sử dụng thuế như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ thị trường trong nước (nhưng phải thận trong để tránh vi phạm qui định của các tổ chức mà chúng ta tham gia). Cụ thể, nên áp dụng thuế nhập khẩu có phân phân biệt đối với các hàng hóa nhập vào Việt Nam, những sản phẩm nhập khẩu có giá bán quá thấp so với giá thông thường trên thị trường (do được chính phủ nước đó trợ giá), phải chịu mức thuế cao hơn các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hay nhập từ nước khác có giá phù hợp. Cũng có thể bảo hộ thị trường nội
địa bằng các công cụ phi thuế quan, như qui định hạn ngạch nhập khẩu, tăng cường chống buôn lậu, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nhLn hiệu hàng hoá, tuyên truyền vận động người tiêu dùng sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước.
+ Cần thận trọng áp dụng chính sách bảo hộ đầu tư, việc áp dụng chính sách này giống như con dao hai lưỡi: Nếu chọn đúng đối tượng cần bảo hộ với mức độ và thời gian thích hợp sẽ bảo vệ tốt được sản xuất trong nước, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu bảo hộ những nghành, sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh với thời gian kéo dài sẽ dẫn đến sự trì trệ và suy thoái ngành sản xuất đó. Cần coi chính sách bảo hộ như một công cụ để điều tiết nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, không nên coi
đó như rào cản để bảo vệ sản xuất trong nước và biện pháp thu ngân sách.
+ Bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng, minh bạch giữa các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực kinh tế như xuất, nhập khẩu, tham gia tín dụng.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị thua lỗ, do việc bán sản phẩm dưới giá thành kéo dài vì động cơ không lành mạnh, cần phải được xử lý thông qua qui trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt tài chính.
3.3.7. Giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực công nghệ.
Thành lập các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm định công nghệ. Xử lý nghiêm các trường hợp nhập thiết bị công nghệ lạc hậu, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường.
Để đạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại vào Hà Nội trong thời gian tới, điều đầu tiên cần phải thực hiện là phải xây dựng một chiến lược thu hút công nghệ lâu dài, phù hợp điều kiện cụ thể của từng giai đoạn và đặc thù của Thủ đô. Đi cùng với chiến lược này là việc xây dựng chính sách công nghệ, nhằm một mặt đảm bảo cho công nghệ được đưa vào các dây chuyền sản xuất trong các xí nghiệp có vốn ĐTNN là công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, mặt khác có chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, phát minh ra công nghệ mới để đưa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Dựa vào những qui định rõ ràng, chặt chẽ được nêu trong chính sách chuyển giao công nghệ (ví dụ như qui định các doanh nghiệp phải qua tư vấn trước khi tiến hành nhận chuyển giao công nghệ, hoặc máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài phải qua thẩm định chất lượng trước khi đưa vào góp vốn), bộ phận tư vấn, thẩm
định công nghệ với các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, sẽ ngăn chặn được tình trạng nhập khẩu các dây chuyền sản xuất lạc hậu về công nghệ, máy móc, thiết bị cũ hoặc cố tình tính giá quá cao.
Thực hiện nguyên tắc để nhà đầu tư tự quyết định nhập khẩu dây chuyền công nghệ, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Cán bộ được bố trí vào cơ quan quản lý khoa học công nghệ nhất thiết phải qua đào tạo và thường xuyên có kế hoạch cử ra nước ngoài dự hội thảo chuyên đề, tập huấn hoặc tham quan để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tiếp nhận các thông tin mới về công nghệ của thế giới.
Một trong những nội dung quan trọng của chính sách công nghệ là phải có ưu tiên tăng cường phát triển công nghệ cao, công nghệ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong các doanh nghiệp Việt Nam, để tạo nên đối trọng với công nghệ mà các doanh nghiệp có vốn FDI đang sử dụng, qua đó sẽ xẩy ra cạnh