Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 29


KẾT LUẬN

Trong hơn 20 năm qua, để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội, chính sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) cũng đã và đang được đổi mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự chuyển biến của chính sách


phát triển GDĐH còn chậm so với các yêu cầu mới nẩy sinh từ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.


Luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu quan điểm lý luận của các nhà khoa học và thực tiễn các nước.


Luận án đã đánh giá được thực trạng chính sách tăng trưởng GDĐH, chính sách cơ cấu GDĐH, chính sách chất lượng GDĐH với tư cách là những chính sách then chốt để phát triển GDĐH ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển GDĐH hiện nay. Từ đó, luận án đã khuyến nghị những phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục ở nước ta những năm tới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Liên quan đến phương hướng hoàn thiện, luận án đề xuất phương hướng thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm GDĐH đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội; hoàn thiện cơ cấu GDĐH kể cả ở cấp hệ thống cũng như về trình độ, ngành nghề, vùng miền, thành phần kinh tế trong phát triển GDĐH; tiếp tục nâng cao chất lượng các cấp đào tạo.


Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 29

Để thực hiện được phương hướng đó, luận án đã đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp khá toàn diện, đồng bộ và có khả năng thực thi cao trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế và chính sách để thực thi chính sách phát triển GDĐH; đặc biệt chú ý đến chính sách đầu tư


đồng bộ cả về tài chính và nguồn nhân lực nhằm tạo cơ hội cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển GDĐH; đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý trong xây dựng và thực thi chính sách; cũng như tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển GDĐH ở nước ta những năm tới.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN


1. Nguyễn Bá Cần (1994), Tăng quy mô học sinh nông thôn các cấp học sau tiểu học-Một yêu cầu cần thiết và cấp bách, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (36), tr. 19; HN.


2. Nguyễn Bá Cần (1994), Hoạt động của Thị trường lao động và vai trò của giáo dục đào tạo, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (44) tr. 5; HN.


3. Nguyễn Bá Cần (1997), Phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu CNH và HĐH đất nước, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (9), tr. 16; HN.


4. Nguyễn Bá Cần (2001), Tự chủ tài chính và việc nâng cao chất lượng trong các trường đại học, Tạp chí Giáo dục (12), tr.11; HN.


5. Nguyễn Bá Cần (197), Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Thông tin Thị trường lao động (5), tr. 1; HN.


6. Nguyễn Bá Cần (2002), Để giáo dục và đào tạo đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công-nhận thức và giải pháp; NXB Văn hoá-Thông tin, tr. 135, HN.


7. Nguyen Ba Can (ed) (2001), Educational financing and budgeting in Viet Nam, IIEP/UNESCO, Paris.


8. Nguyễn Bá Cần (2008), Thiết lập mô hình phân bổ chi thường xuyên cho các trường đại học và cao dẳng công lập dựa trên các tiêu chí linh hoạt và minh bạch, Tạp chí Giáo dục (1-12), tr.2; HN


9. Nguyễn Bá Cần (2009), Tăng cường công tác kế hoạch và tài chính giáo dục đại học, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (140), tr. 45; HN.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, HN.

2. Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Các chuyên đề bổ trợ phục vụ nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội IX, HN.

3. Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1969), Một số văn kiện của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác khoa học và giáo dục 1960-1965, NXB Sự thật, HN.

4. Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (1976), Niên giám thống kê 20 năm phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp:1955-1975, HN, tr.7.

5. Bộ Đại học, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề (1998), Ba chương trình hành động ngành đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 1988- 1990, HN.

6. Bộ Đại học, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề (1987); Phương hướng, mục tiêu chương trình hành động 1987-1990, HN, tr.4a đến tr.4q.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, NXB Giáo dục, HN, tr.23 và 24.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2008, HN, từ tr.101 đến 126.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1981-1990, HN, tr. 81, 82 và 83.


10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010, HN.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, HN.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa VII, HN.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Báo cáo chuẩn bị xây dựng văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, HN.

14. Bố Giáo dốc và ốào tốo (2003), ăăi măi phăăng pháp dăy hăc ă ăăi hăc và cao ăăng, NXB Giáo dốc, HN.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Giáo dục đại học và những thách thức đầu thế kỷ XXI, kỷ yếu hội thảo, HN.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội, kỷ yếu hội thảo, HN.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Đổi mới giáo dục đại học: Hội nhập và Thách thức, kỷ yếu hội thảo, HN.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Việt kiều Trung ương (1994), Kỷ yếu hội nghị chuyên đề giáo dục đại học Việt Nam xuân Giáp tuất, HN.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1995-1996, HN.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học các năm học 1996-1997, HN.

21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1997-1998, HN.


22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1998-1999, HN.

23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 1999-2000, HN.

24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2000-2001, HN.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2001-2002, HN.

26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2002-2003, HN.

27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2003-2004, HN.

28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thống kê giáo dục cao đẳng và đại học năm học 2007-2008, HN

29. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012, HN

30. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, NXB Giáo dục, HN.

31. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷ XXI, Báo cáo thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, HN.

32. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác- Lênin; NXB Chính trị Quốc gia, HN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022