Áp Dụng Pháp Luật Xử Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật

một số quyền lợi cho họ trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các quy định về hôn nhân gia đình nói chung và các quy định về kết hôn nói riêng. Từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành đến nay, tình trạng kết hôn vi phạm quy định về kết hôn nhìn chung có giảm hơn nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước, thậm chí có khía cạnh lại còn tăng lên đáng kể (sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn và quan hệ đồng giới). Những hiện tượng vi phạm trên cần sớm tìm ra giải pháp khắc phục, đảm bảo xây dựng nên gia đình Việt Nam hạnh phúc, tiến bộ và bền vững.

3.1.3. Áp dụng pháp luật xử hủy việc kết hôn trái pháp luật

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn là trái pháp luật và có thể bị tòa án xem xét, quyết định hủy việc kết hôn đó. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể các trường hợp kết hôn trái pháp luật cần thiết phải xử hủy và những trường hợp kết hôn trái pháp luật không cần thiết phải xử hủy mà cần công nhận hôn nhân cho các bên đương sự. Trên thực tế, việc kết hôn trái pháp luật do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị cưỡng ép, bị lừa dối, một bên vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự nhưng trong nhiều trường hợp, trong quá trình chung sống, vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc và bản thân người vợ hoặc chồng không có yêu cầu hủy việc kết hôn thì không nhất thiết phải hủy quan hệ hôn nhân đó [10].

Hiện nay, khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án đã áp dụng Điểm d, Mục 2, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định hủy kết hôn trái pháp luật hay công nhận hôn nhân của các đương sự. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, điều này lại

không được cụ thể hóa trong luật nên gây lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết.

Ví dụ 1: Tòa án huyện M, tỉnh H đã thụ lý vụ kiện xin ly hôn giữa anh N và chị V (thụ lý số 15/DSST ngày 09/01/2001). Nội dung vụ kiện như sau: Anh N sinh năm 1981 và chị V sinh năm 1982, đăng ký kết hôn tại xã P vào tháng 02/1997. Hai người chung sống hạnh phúc và có một con chung là cháu L sinh tháng 8/1999. Mâu thuẫn giữa anh N và chị V bắt đầu phát sinh từ tháng 6/2000, nguyên nhân là do chị V phải qua một ca phẫu thuật nên sức khỏe giảm sút, anh N và bố chồng chị muốn đuổi chị ra khỏi nhà. Thấy cuộc sống chung không thể tiếp tục nên chị V đã yêu cầu được ly hôn. Bản án số 02/DSST ngày 04/02/2001 của Tòa án huyện M căn cứ vào việc cả hai kết hôn khi chưa đến tuổi nên đã quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị V và anh N. Có thể thấy rằng, trong trường hợp này, Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh N và chị V là quá máy móc. Bởi vì, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn thì anh N đã 20 tuổi và chị V đã 19 tuổi, tức là họ đã đủ tuổi kết hôn, mặt khác, anh chị đã có thời gian chung sống hạnh phúc từ tháng 02/1997 đến tháng 6/2000, họ cũng đã có một con chung 18 tháng tuổi. Giữa họ chỉ mới phát sinh mâu thuẫn từ tháng 6/2000. Vì vậy, trường hợp này cần áp dụng hướng dẫn tại Mục 2 Điểm d1 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP để giải quyết theo thủ tục ly hôn.

Ví dụ 2: Tại quyết định số 112/2012/HNGĐ ngày 30/10/2012 của Tòa án nhân dân thành phố H đã xử hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp anh A và cô C. Nội dung vụ việc: anh A kết hôn với chị B năm 2005 đến năm 2006, anh chị sinh được một bé gái. Anh A và gia đình muốn có con trai nhưng vì sức khỏe của chị B rất yếu nên không thể tiếp tục sinh con. Thời gian gần đây, anh A khi đi làm ăn xa, anh A quen biết và có tình cảm với cô C. Sau thời gian chung sống như vợ chồng, cô C đã có thai với anh A nên cô C yêu cầu anh A bằng mọi cách phải đăng ký kết hôn với mình. Cuối năm 2011,

anh A đã về quê ở tỉnh Y nhờ người thân xin giấy xác nhận tình trạng còn độc thân để đăng ký kết hôn với cô C. Đầu năm 2012, chị B, vợ anh phát hiện ra chuyện anh A và cô C nên đã làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Tòa án thành phố H đã thụ lý đơn yêu cầu của chị B, căn cứ giấy đăng ký kết hôn giữa anh A và chị B, tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C vì vi phạm điều kiện kết hôn khi đang có vợ, có chồng (Khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000).

Như vậy, khi xử lý các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án rất cẩn trọng xem xét đến hoàn cảnh, mức độ vi phạm, bản chất của mối quan hệ để đưa ra quyết định đúng đắn, đảm bảo thấu tình đạt lý, đảm bảo quyền lợi của các đương sự, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Điều 4, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Cấm kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo". Tuy nhiên, trong thực tế rất khó phát hiện và nhận biết được việc kết hôn giả, vì việc kết hôn này thường được sắp đặt, dàn dựng và toàn bộ hồ sơ thủ tục pháp lý là đầy đủ và hợp pháp. Khi phát hiện ra thì có xử hủy kết hôn trái luật hay giải quyết theo thủ tục ly hôn? Đây là vấn đề cần được nghiên cứu, bàn luận để hoàn thiện các quy định về HN&GĐ.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 14

Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật HN&GĐ năm 1959 và năm

1986 của nhà nước ta, Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực HN&GĐ. Chế định kết hôn được thừa kế, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2000 còn một số hạn chế, một số quy định pháp luật chưa đạt được hiệu quả điều chỉnh trên thực tế, thiếu tính đồng bộ với các luật khác. Qua nghiên

cứu chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000, cá nhân xin đưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như sau:

3.2.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình

* Về tuổi kết hôn

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì có quyền kết hôn. Tuy nhiên quy định này không đồng bộ, thống nhất với một số văn bản khác, ảnh hưởng tới năng lực chủ thể và năng lực tham gia tố tụng của bên nữ. Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự án Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề độ tuổi kết hôn của hai bên nam, nữ như: Hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống 18 tuổi, nữ xuống 16 tuổi để phù hợp với sự phát triển của trẻ hoặc quy định nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi trở lên là có quyền kết hôn để đảm bảo sự bình đẳng hoặc giữ nguyên như quy định hiện hành… Tuy nhiên, tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền kết hôn. Theo quan điểm của tác giả, quy định này chưa phù hợp, nên quy định nam là từ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi thì được kết hôn, bởi các lý do sau:

- Đối với nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên vì theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì dưới 18 tuổi vẫn được coi là trẻ vị thành niên, chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý, sinh lý, kỹ năng sống chưa có nhiều, chưa đủ điều kiện để thực hiện tốt vai trò người mẹ, người vợ. Mặt khác, không nên hạ thấp độ tuổi kết hôn vì sự phát triển sớm ở trẻ mới chỉ tập trung ở một bộ phận nhỏ trong các đô thị mà chưa có tính phổ biến ở bình diện rộng, đồng thời nếu quy định hạ thấp tuổi kết hôn của cả nam và nữ sẽ dẫn đến việc thừa nhận kết hôn thông qua người đại diện hay giám hộ. Bên cạnh đó, xuất phát từ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thì phải "từ đủ 18 tuổi trở lên" để phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự, tránh được sự tiềm ẩn quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng khi tham gia giao dịch dân sự hoặc các khía cạnh pháp lý khác.

- Đối với nam vẫn giữ quy định cũ theo Luật HN&GĐ năm 2000 là nam từ 20 tuổi mà không hạ xuống đủ18 tuổi giống với nữ, mặc dù Công ước CEDAW có nêu vấn đề bình đẳng giới trong tuổi kết hôn. Theo tác giả, bản chất của bình đẳng giới không phải là bằng nhau mà là việc tạo cơ hội bình đẳng cho nam và nữ có tính đến đặc thù giới tính của nam giới. Khi người nam đủ 18 tuổi, đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên đó là có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự đối với chính bản thân của mình, có trách nhiệm đối với chính bản thân của mình. Trong quan hệ hôn nhân người nam còn có trách nhiệm với người vợ, với gia đình, với con. Kết hôn là tạo lập một gia đình mới, một tế bào mới của xã hội. Từ trách nhiệm đối với bản thân đến trách nhiệm đối với gia đình và trách nhiệm đối với xã hội là một quá trình và cần có thời gian. Vì vậy, theo tác giả, một người nam vừa mới thành niên, vừa ra khỏi sự bao bọc của gia đình, nhiều người còn tiếp tục cần sự chăm sóc của cha mẹ thì chưa thể sẵn sàng cho nhiều trách nhiệm như vậy. Mặt khác, quy định về độ tuổi kết hôn đối với nam đã được áp dụng ổn định hơn 50 năm (từ khi có Luật HN&GĐ năm 1959), phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam cũng như điều kiện để tạo dựng cuộc sống gia đình, không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam (hiện nay, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong Luật và có xu hướng ngày càng tăng). Quá trình tổng kết thực thi Luật HN&GĐ năm 2000 cho thấy, quy định nam từ 20 tuổi trở lên có quyền kết hôn không có khó khăn, trở ngại về vấn đề tuổi kết hôn trong các quan hệ khác từ thực tiễn cuộc sống.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng nên quy định các trường hợp ngoại lệ về độ tuổi kết hôn đối với vùng đồng bào dân tộc ít người ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Theo quan điểm của tác giả thì không cần phải quy định điều này vì pháp luật ngoài chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội còn có chức năng hết sức quan trọng là chức năng định hướng và giáo dục. Việc

quy định độ tuổi kết hôn đối với nữ là đủ 18 tuổi và nam từ 20 tuổi áp dụng thống nhất trên toàn quốc sẽ là định hướng tạo điều kiện cho thanh niên khi kết hôn xác định được vị trí và trách nhiệm của mình.

* Về sự tự nguyện khi kết hôn

Đây là một quy định cần thiết và giữ nguyên như Luật HN&GĐ năm 2000. Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định thế nào là kết hôn giả tạo. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về kết hôn giả tạo và hậu quả pháp lý đối với kết hôn giả tạo. Khoản 11 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra định nghĩa về kết hôn giả tạo là "việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình" [48]. Tác giả hoàn toàn đồng tính với quy định này, bởi lẽ xuất phát từ thực tế xã hội hiện nay tình trạng kết hôn giả tạo đang diễn ra ngày càng nhiều, làm thay đổi bản chất của hôn nhân, tác động xấu đến xã hội nên cần thiết phải điều chỉnh. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định hậu quả pháp lý đối với kết hôn giả tạo. Kết hôn giả tạo thông thường rất khó bị phát hiện. Chỉ khi không đạt được những mục đích, lợi ích đã định, các bên có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp thì sự việc mới bị phát hiện. Đối với những trường hợp này, quan điểm của tác giả là không công nhận có quan hệ vợ chồng giữa hai bên và hủy việc kết hôn đó. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cách xử lý thống nhất đối với các trường hợp kết hôn giả tạo. Trong các trường hợp kết hôn giả tạo cả hai bên nam nữ đều không có mục đích lấy nhau thành vợ thành chồng, xác lập gia đình nên không thể giải quyết ly hôn mà phải hủy kết hôn trái pháp luật mới đúng với bản chất của quan hệ diễn ra trong thực tế.

* Về cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự

Để hạn chế khả năng che giấu tình trạng sức khỏe tâm thần để kết hôn với người khác và đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm đối với cuộc sống gia

đình và duy trì tốt nòi giống, nên quy định bổ sung điều kiện kết hôn là phải có giấy chứng nhận y tế về sức khỏe, tâm thần của người kết hôn. Sức khỏe tâm thần là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để một người trở thành một bên chủ thể trong việc kết hôn. Quy định này sẽ giảm thiểu được tình trạng người không đủ sức khỏe tâm thần để kết hôn, mặt khác có thể gây phiền hà cho người dân, dễ nảy sinh tiêu cực và đặc biệt gây khó khăn khi thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa. Do đó, nhà nước cần đầu tư các cơ sở vật chất tốt cho các đơn vị y tế được phép cấp giấy chứng nhận. Pháp luật cần quy định trình tự, thủ tục theo hướng đơn giản, gọn nhẹ. Đối với đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, nhà nước nên tạo điều kiện khám sức khỏe định kỳ, một mặt kiểm tra sức khỏe cho người dân, mặt khác đảm bảo sức khỏe tốt khi họ kết hôn. Việc có giấy chứng nhận về sức khỏe là một điều kiện để nâng cao chất lượng dân số của Việt Nam, hạn chế tối đa áp lực lên các chính sách an sinh xã hội đối với những người con sinh ra mắc khiếm khuyết.

Luật HN&GĐ năm 2000 và Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014, đều quy định điều kiện đối với các bên nam nữ khi kết hôn là không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì quy định này đã bộc lộ bất cập khi buộc phải có quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn nên sửa đổi lại theo hướng như quy định tại Điểm b Điều 7 Luật HN&GĐ năm 1986, tức là nên quy định cấm kết hôn khi "đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình". Quy định này là phù hợp và có tính khả thi hơn bởi như vậy là không bắt buộc phải có quyết định của Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đó mới không được kết hôn. Để xác định một người trong tình trạng bị tâm thần có được kết hôn hay không các bên có thể yêu cầu khám chuyên

khoa thần kinh. Điều này có tính khả thi hơn và cũng dễ được gia đình người mắc bệnh tâm thần chấp nhận hơn.

* Về phạm vi cấm kết hôn

Việc cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có quan hệ thích thuộc về trực hệ, Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành là hợp lý, vì thực tiễn hơn 13 năm thi hành không có vướng mắc lớn về vấn đề này và quy định đó vẫn góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương trong gia đình và duy trì được thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam truyền thống. Tuy nhiên, cần có biện pháp có hiệu quả xác định quan hệ giữa những người đã từng có quan hệ thích thuộc về trực hệ như quan hệ giữa người đã từng là bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng, mẹ kế với con riêng. Ví dụ trong việc xác định mối quan hệ giữa hai người đã từng là bố chồng với con dâu thì một trong những biện pháp có thể thực hiện là kiểm tra giấy đăng ký kết hôn cũ của người con dâu; giấy khai sinh của con trai - người chồng cũ của con dâu; sổ hộ khẩu gia đình; xác minh qua thực tế chung sống; qua các mối quan hệ của các bên kết hôn (họ hàng, hàng xóm, người làm chứng..) hoặc bằng sự cam đoan của các bên về việc hiểu rõ các quy định về điều kiện kết hôn và không vi phạm.

* Về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính

Trong quá trình xây dựng dự án Luật HN&GĐ năm 2014 có ý kiến đại biểu đề nghị tiếp tục quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới như Luật hiện hành; có ý kiến đề nghị cần quy định rõ ràng cho phép hay cấm hôn nhân đồng giới; một số ý kiến đề nghị nên cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Tại Khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" thay thế quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính của Luật HN&GĐ năm 2000.

Tác giả hoàn toàn đồng ý với quy định trên, vì đến nay quan điểm và nhận thức của xã hội về vấn đề này đã thay đổi so với thời điểm thông qua

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí