Nhận Dạng Được Công Thức Các Thuốc Trị Loét Dạ Dày – Tá Tràng.


D-2-glucosamin


D-2-desoxystreptamin


Paromamin


D-ribose


Neobiosamin B

C23H45N5O14 M = 615,6


4.2 Tính chất

Dạng muối sulfat là bột vô định hình trắng hay vàng nhạt, tan trong nước, hơi tan trong alcol, không tan trong các dung môi phân cực. Kém bền khi ở dạng dung dịch nhất là ở pH acid.

4.3 Kiểm định

Quang phổ IR, SKLM

Định lượng bằng phương pháp vi sinh.

4.4 Cơ chế tác động

Như nhóm aminosid

4.5 Chỉ định điều trị

Amib ở ruột và vài trường hợp tiêu chảy do KST (Giardia) hay do nhiễm khuẩn – dạng siro, cốm hay viên nén 50mg/kg/ngày chia 3 lần x 5 – 10 ngày.

Tiêu chảy ở bệnh nhân AIDS do nhiễm Cryptosporidum parvum với liều như trên x 6 tuần. Thuốc cũng dùng trị sán máng và giun.


158

BÀI 20. THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG


MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng

1. Nhận dạng được công thức các thuốc trị loét dạ dày – tá tràng.

2. Trình bày được liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của thuốc đối kháng tại thụ thể H2 của Histamin.

3. Trình bày được tác dụng. tác dụng phụ, chỉ định của thuốc trung hòa acid dư của dịch vị, thuốc ức chế bơm proton, chất tăng cường yếu tố bảo vệ.


NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Nguyên nhân loét dạ dày _ tá tràng

Mất cân bằng giữa yếu tố gây loét (HCl, pepsin) và yếu tố chống loét (chất nhày niêm mạc và sự tái sinh của tế bào biểu mô). Đây là giải thuyết về sinh lý bệnh học được đa số chấp nhận và từ đó đề ra những phương pháp thăm dò, điều trị.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn làm tổn thương màng nhầy.

1.2. Cơ sở của cách điều trị

Cải thiện cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ bằng cách:

Hạn chế yếu tố gây loét bằng cách giảm nồng độ ion H+: giảm tiết H+ , trung hòa H+.

Gia tăng sự bảo vệ nhờ các chất bảo vệ màng nhầy. Loại Trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.

1.3. Tác động của các thuốc được dùng trong điều trị

- Làm giảm đau.

- Gia tăng sự lành sẹo.

- Phòng ngừa biến chứng.

- Giảm khả năng tái phát.

1.4. Phân loại thuốc trị loét dạ dày – tá tràng.

1.4.1. các thuốc hạn chế yếu tố gây loét

Thuốc kháng tiết acid tác động tổng quát

- Thuốc đối kháng choline.

Gồm có atropine, và các chất có tác động tương tự như pirenzepin, pipenzolat, hiện nay không dùng do có nhiều tác dụng phụ.

- Thuốc đối kháng tại thụ thể H2 của histamine. Histamin có tác động trên tế bào viền.

Sự tiết histamine được khởi động bởi dây thần kinh vague (thụ thể M3) và gastrin. Thuộc về nhóm này gồm các thuốc ghi trong bảng 20.1


159

Tác dụng phụ của nhóm này thường ít gặp khi điều trị tuy nhiên có thể gặp 1

Tác dụng phụ của nhóm này thường ít gặp khi điều trị, tuy nhiên có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy (1-3%), nhức đầu (2-3%), mệt mỏi (2%), táo bón (1%). Bảng 20.1. Các thuốc đối kháng tại thụ thể histamine – H2

Hoạt chất và tác dụng

Công thức


Cimetidin: ở liều điều trị, ức chế cytocrom P450 nên ảnh hưởng đến thuốc khác khi trị liệu phối hợp với diazepam, warfarin, phenytoin, theophylin.

Ranitidin có ái lực với cytocrom P450 kém cimetidine 4 lần nên nguy cơ tương tác 2

Ranitidin: có ái lực với cytocrom P450 kém cimetidine 4 lần nên nguy cơ tương tác thuốc rất thấp, không làm thay đổi nồng độ của indomethacin trong máu khi điều

trị đồng thời.

Famotidin thực tế không giao thoa với cystocrom P450 Nizatidin Thuốc ức chế bơm 3

Famotidin: thực tế không giao thoa với cystocrom P450.


Nizatidin

Thuốc ức chế bơm proton dẫn xuất của benzimidazol Cấu trúc đa vòng gồm nhân 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.


Thuốc ức chế bơm proton: dẫn xuất của benzimidazol

Cấu trúc đa vòng gồm nhân benzimidazol mang cầu nối sulfoxyd với nhân pyridine thể.


160

Bảng 20.2. Các thuốc ức chế bơm proton

Hoạt chất và cấu tạo

Công thức

Omeprazol: nhân benzymidazol bị thế ở vị trí số 5 bởi metoxy ở vị trí 4’, dimethyl ở vị trí 3’ và 5’

Omeprazol Lansoprazol nhân pyridine bị thế bởi trifluoetoxy ở vị trí 4’ metyl ở 5

Omeprazol

Lansoprazol: nhân pyridine bị thế bởi trifluoetoxy ở vị trí 4’, metyl ở vị trí 3’

Lansoprazol Pantoprazol nhân benzy – midazol bị thế ở vị trí số 5 bởi nhóm 6

Lansoprazol

Pantoprazol: nhân benzy – midazol bị thế ở vị trí số 5 bởi nhóm difluorometoxy. Nhân pyridine bị thế bởi metoxy ở vị trí 3’ và 4’

Pantoprazol Tác dụng phụ Các chất ức chế bơm proton được dung nạp tốt Có 7

Pantoprazol


Tác dụng phụ: Các chất ức chế bơm proton được dung nạp tốt. Có thể xảy ra rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau vùng thượng vị), chóng mặt, ngứa da không đáng kể. Các bất thường về máu có thể xảy ra: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu.

Thuốc kháng acid dịch vị tác đọng tại chỗ do trung hòa acid dư của dịch vị

Các chất này được chia thành 2 nhóm theo thành 2 nhóm theo thành phần có hoạt tính:

- Phần ammoniac: Ca carbonat, Na bicarbonate, Mg carbonat, nhôm silinat, Mg tríicat

Hoạt tính

Dạ dày Ruột

Tương tác

thuốc

+ HCl

Tá tràng

Hỗng tràng

Ruột già

NaHCO3

Tạo NaCl hấp thu

Tái hấp thu NaCl nguy cơ nhiễm

kiềm




- Phần cationic: Mg++, Al+++ Bảng 20.3. Các thuốc kháng aicd


161

Tạo CaCl2

90% CaCO3

không tan. 10% CaCl2

tái hấp thu




Al(OH)3

Tạo AlCl3

Nguy cơ

nhiễm kiềm

Xà phòng

Al, AlPO4


INH,

tetracyclin

Mg(OH)3

Tạo MgCl2


Xà phòng

Mg

MgCO3 tan


CaCO3


Các chất này có tính kiềm, không có tác dụng kháng tiết mà chỉ làm giảm độ acid khi tiếp xúc với HCl. Thường được dùng sau bữa ăn khoảng 1 giờ (vì protein của thức ăn làm giảm khả ăng trung hòa acid) hoặc khi có cơn đau, thời gian tác động ngắn 30 – 60 phút. Để tránh tương tác với các thuốc khác thì nên dùng cách khoảng 3 giờ.

Natri hydrocarbonat (NaHCO3): có tác động nhanh, các tác giả gần đây khuyên không nên dùng vì ion này dễ bị tái hấp thu để gây rối loạn chuyển hóa.

Các phản ứng xảy ra ở dạ dày sau khi uống làm dịu ngay cơn đau (nên trước đây được sử dụng rất nhiều) nhưng khi ngừng điều trị sẽ làm gia tăng tiết acid do gia tăng sự tạo thành gastrin (hiệu ứng dội ngươc).

Nhôm hydroxyd (Al(OH)3: có tác động chậm, Al(OH)3 không hấp thụ, cation Al+++ chỉ tồn tại ở dạng ion trong môi trường acid. Khi đến ruocotj non các ion này được trung hòa bởi chất do tụy tạng tiết ra, cuối cùng kết hợp với các nhóm base và kết tủa rồi đào thải dưới dạng AlPO4-.

Tác dụng phụ: Táo bón, mất PO43- của cơ thể.

Nhôm phosphate (AlPO4): dùng lâu không bị mất PO43- của cơ thể. Tác dụng phụ:

- Giảm hấp thu các thuốc dùng đồng thời.

- Táo bón.

Trong điều trị, thường phối hợp với Mg(OH)2 và CaCO3.

Magnesi hydroxyd (Mg(OH)3): có tác động vừa phải, còn có tác dụng nhuận tràng do khả năng thẩm thấu và tác động trên sự tiết cholecystokinin làm tăng vận động hệ tiêu hóa nên được dùng chung hoặc xen kẽ với hợp chất nhôm.

Calci carbonat (CaCO)3: tốc độ trung hòa phụ thuộc vào kích thước các tiểu phân, phóng thích CO2 nên gây cảm giác căng và ợ hơi.

1.4.2. Các thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ

Thuốc làm tăng tưới máu dạ dày, tăng tiết chất nhầy và bicarbonate

Misoprotol: đây là prostaglandin tương tự như PGE1 được bán tổng hợp nên bền hơn loại tự nhiên có trong cơ thể. Thuốc co tác dụng kích thích tạo ra chất nhầy, ức chế tiết acid nhưng yếu hơn loại đối kháng H2. Được dùng để dự phòng loét dạ dày do dùng thuốc NSAIDs. Do gây co thắt cơ trơn nên hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai, thuốc có thể gây tiêu chảy.


162

Thuốc tác dụng bảo vệ niêm mạc Sucralfat là nhôm saccarose sulfat có khả năng 8

Thuốc tác dụng bảo vệ niêm mạc

Sucralfat: là nhôm saccarose sulfat, có khả năng gây ra sự phóng thích prostaglandin, phân tử chứa nhiều nhôm hydroxyd. Không kháng acid do trung hòa mà có khả năng tạo hợp chất keo ở pH<4, vì mang nhiều điện tích âm nên tạo được liên kết với protein ở miệng và bờ của vết loét, bảo vệ màng nhầy tránh được tác động tấn công của acid, pepsin, acid mật.

Nên dùng lúc dạ dày rỗng (trước bữa ăn 1 giờ hoặc vào ban đêm). Hiệu quả tương đương với các thuốc đối kháng thụ thể H2. Do có Al nên khi dùng thuốc lâu ngày có thể bị táo bón và giảm phospho huyết.

Sucrafat 1 4 3 Thuốc trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori Có nhiều phác đồ điều 9

Sucrafat

1.4.3. Thuốc trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Có nhiều phác đồ điều trị:

- Phối hợp hai kháng sinh với một chất có tác dụng làm lành vết loét: tetracycline, amoxicillin, metronidazole, bismuth subsalicylate…

- Phối hợp hai kháng sinh với một chất kháng tiết acid: clarythromycin, tinidazol, lansoprazol…

2. MỘT SỐ THUỐC THÔNG DỤNG

NHÔM HYDROXYD Al(OH)3 P.t.l: 102,0

Điều chế

Từ phèn nhôm với natri carbonat

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 = (Al2CO3)3 + 3Na2SO4

Nhôm carbonat thủy phân trong dung dich nước phóng thích khí CO2 Al2(CO3)3 + 3H2O = 2 Al (OH)3 + 3 CO2

Tính chất

Bột trắng, không vị. Tan trong acid, NaOH và KOH.

Kiểm nghiệm

Định tính

163

Phản ứng của ion nhôm.

Thử tinh khiết

Tạp chất kiềm, khả nagw trung hòa acid, clorid, sulfat, arsenic, kim loại nặng, độ nhiễm khuẩn.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ Na EDTA.

Tác dụng

Kháng acid do tiếp xúc, làm thay đổi nhanh pH dịch vị (90% hiệu lực xuất hiện sau 10 phút), tác động ngắn từ 30 -60 phút.

Gắn lên glycoprotein của màng nhầy nên làm chậm sự tháo sạch dạ dày.

Không kháng tiết acid nên khi ngừng thuốc có thể kéo theo sự tăng tiết acid do tăng tiết gastrin (hiệu ứng dội ngược).

Chỉ định

Tùy theo các cơn đau có thể dùng 4 đến 8 lần mỗi ngày (cách nhau mỗi 2 - 3 giờ).

Tác dụng phụ

- Giảm hấp thu các thuốc dùng đồng thời do bị hấp phụ (furosemid, indomethacin, tetracycline, digoxin, isoniazid).

- Táo bón.

- Dùng lâu dài có nguy cơ bị mất PO43- của cơ thể.

Dạng dùng

Thuốc gói, viên nén

Liều dùng

36 – 70mmol mỗi lần

CIMETIDIN

Tên khoa học 2 cyano 1 metyl 3 2 5 metyl 1H imidazol 4 yl methyl sulfany etyl guanidine Liên 10

Tên khoa học: 2-cyano-1-metyl-3-[2-[[(5-metyl-1H-imidazol-4- yl)methyl]sulfany]etyl]guanidine.

Liên quan cấu trúc – tác dụng

Histamin có hai dạng: dạng rộng và dạng gọn.

Thụ thể của histamine: có hai loại thụ thể histamine như H1, H2, H3, H4.

Thụ thể H2 của histamine nằm trên thành của tế bào viền (bờ) thuộc phần đáy dạ dày, nơi đảm nhận tiết H+ cho dịch vị.

Để có thể đối kháng tại thụ thể H2 của histamin, thuốc cần có cấu trúc tương tự histamin. Quá trình nghiên cứu dựa theo cấu trúc của histamin để được thuốc đối kháng tại thụ thể histamine H2:

- Trước tiên là thế nhóm guanidine vào phân tử histamin: được dẫn xuất guanyl– histamin.

164

- Kéo dài mạch carbon thì hoạt tính tăng lên: được dẫn xuất homo-guanyl-histamin.

- Thay nhóm guanidin bằng nhóm thioure tạo ra burinamid, chất này có hoạt tính mạnh, nhưng không dùng được bằng đường uống.

- Thêm nhóm metyl vào vị trí số 5 ở nhân imidazole tạo ra dẫn chất có hoạt tính cao hơn, nhưng vẫn không thể dùng bằng đường uống.

- Đưa nguyên tử lưu huỳnh vào mạch carbon làm tăng tính thấm qua màng của phân tử nên có thể uống được.

- Tuy nhiên nhóm thioamid ở đây gây ra độc tính trên thận và máu nên người ta thay nhóm này bằng cyanoguanidin để được cimetidine.

Tính chất

Bột kết tinh, hút ẩm, tan trong acid.

Khi thủy phân sẽ tạo dẫn chất guanidine – NH-CO-NH-CH3 có tác động trên thụ thể H2

Kiểm nghiệm

Phổ hấp thu IR, điểm chảy, phản ứng màu.

Thử tinh khiết

Tạp chất liên quan, kim loại nặng, giảm khối lượng do sấy, tro sulfat

Định lượng

Phương pháp môi trường khan, dùng dung dịch chuẩn độ HClO4, xác định điểm kết thúc bằng điện thế kế.

Tác dụng

Thuốc ức chế sự tiết acid bằng cách tương tranh một cách chọn lọc tại các thụ thể H2 của histamin ở tế bào viền. Do đó dây chuyền chuyển hóa và sự tiết acid bị ngăn chặn

Sự ức chế chủ yếu về nồng độ acid chứ không về thể tích. Mức độ ức chế tùy thuộc vào liều được sử dụng.

Đây là chất kháng androgen và ức chế cytocrom P450 nên tương tác với nhiều thuốc khác khi dùng chung.

Chỉ định

Loét dạ dày- tá tràng tiến triển, dự phòng tái phát. Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày- thực quản.

Chống chỉ định Nhạy cảm với thuốc Tương tác thuốc

Ở liều điều trị cimetidin ức chế cytocrom P450 nên tương ảnh hưởng đến nhiều thuốc khác khi trị liệu phối hợp:

- Cimetidin làm giảm pH acid nên nồng độ ketoconazole trong máu giảm

- Warfarin: thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương kéo dài

- Benzodiazepin (clodiazepoxid, diazepam, medazepam, nordazepam): sự chuyển hóa thuốc ở gan bị chậm lại, T1/2 của thuốc trong huyết tương kéo dài, tác động kéo dài.

- Theophyllin, phenytoin, carbamazepin: thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương kéo dài, tác động kéo dài.

- Thuốc chẹn beeta ( propranolol, labetalol, metoprolol): tăng tiềm lực.

Dạng dùng


165

Xem tất cả 293 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí