Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945 - 1946)


2.2.1. Bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 - 1946)

2.2.1.1. Từ Chính phủ lâm thời đến Chính phủ liên hiệp

Sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng chủ trương cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ lâm thời.

Ngày 25/08/1945, Chủ tịch Uỷ ban dân tộc Giải phóng Hồ Chí Minh về đến Hà Nội. Theo đề nghị của Người, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Quốc dân đại hội ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà [Phụ lục 4, tr. 133]. Nhiều uỷ viên Việt Minh trong Chính phủ đã tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ để mời thêm nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. Đó là một “Nội các thống nhất quốc gia”, bao gồm 15 thành viên trong đó có một thành viên là Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, 12 Bộ trưởng phụ trách các bộ và 2 Bộ trưởng không giữ bộ nào.

Ngày 02/09/1945, Chính phủ lâm thời làm lễ Tuyên ngôn độc lập. Thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời” [37, tr.42].

Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền dân tộc của các nước trên thế giới là bất khả xâm phạm. Đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do” [6]

Và nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” [6].

Chính vì những lẽ đó, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [6].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


Quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố trước quốc dân đồng bào và thế giới đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 8

Tuyên ngôn độc lập là bản anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam, nêu cao ý chí đấu tranh của toàn dân để giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ cộng hòa dân chủ Việt Nam [37, tr.44].

Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, tự do. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập là cơ quan điều hành nhà nước cao nhất, giữ trọng trách chỉ đạo toàn dân thực thi ngay các nhiệm vụ cấp bách về nội trị và ngoại giao, về quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đợi đến ngày bầu Quốc hội để cử ra một chính phủ chính thức hợp pháp, hợp hiến.

Ngày 03/09/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ nhanh chóng thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: tổ chức Tổng tuyển cử (để bầu Quốc hội) và ban hành Hiến pháp, Người nhấn mạnh: “… chúng ta trước phải có một cơ cấu đại biểu… do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với hữu bang” [61, tr. 537].

Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất của thù trong, giặc ngoài; Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết giữ vững nguyên tắc một Chính phủ độc lập đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Để bảo vệ nền độc lập, một trong những công việc cấp bách cần làm ngay là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra cơ quan đại biểu của toàn dân (Nghị viện nhân dân - Quốc hội). Chính vì vậy, chỉ mấy ngày sau khi cuộc khởi nghĩa thành công, ngày 08/09/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ đã ký Sắc lệnh số 14/SL về Tổng tuyển cử.

Vì mục đích Tổng tuyển cử thắng lợi, qua một quá trình đấu tranh, thương lượng và nhân nhượng với các đảng phái, lực lượng đòi tham gia chính quyền, Việt Minh đã ký với Việt Quốc và Việt Cách (hai đảng phản động thân Tàu Tưởng) bản Biện pháp đoàn kết gồm 14 điều chính và 4 điều phụ, trong đó nhấn mạnh: độc lập,


điều kiện là trên hết; không dùng vũ lực gây rối; ủng hộ Tổng tuyển cử Quốc hội và kháng chiến; đình chỉ công kích lẫn nhau; mở rộng Chính phủ Lâm thời; thừa nhận 70 ghế cho Việt Quốc và Việt Cách không qua bầu cử. Để tránh căng thẳng, đối phó với nhiều kẻ thù, ngày 01/01/1946, Chính phủ Lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, mời một số thành viên của Việt Quốc và Việt Cách tham gia. Chính phủ mới có 18 vị, trong đó Hồ chí Minh là Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyễn Hải Thần là Phó Chủ tịch, còn lại 13 Bộ trưởng phụ trách các bộ, 2 Thứ trưởng và 1 Bộ trưởng không giữ bộ nào [Phụ lục 5, tr. 134]. Đây là chính sách đối nội đầu tiên của Chính phủ lâm thời, mục đích là tăng cường đoàn kết, tạm thời hòa hoãn để tạo không khí chính trị ổn định cho Tổng tuyển cử.

Có thể thấy, thời kỳ mới thành lập, Nhà nước ta có đặc điểm là được hình thành từ phong trào cách mạng quần chúng. Đó là một nhà nước liên hiệp, kể cả liên hiệp với các đảng phái phản động, luôn bị chia rẽ bởi nhiều xu thế chính trị khác nhau; Nhà nước phải đối mặt với nhiều kẻ thù nguy hiểm như: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm... Nhưng, với đường lối đúng đắn của Đảng và tài lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện… đã đánh tan âm mưu phá hoại của kẻ thù, đưa đất nước vượt qua những sóng gió lịch sử.

2.2.1.2. Tổng tuyển cử với sự hình thành các cơ quan Nhà nước Trung ương theo các nguyên tắc hiến định

Ngày 03/09/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu…” [62, tr. 7]. Đề nghị này có giá trị lịch sử như một “Tuyên bố lập hiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 08/09/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ ký Sắc lệnh số 14/SL về Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ:


Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu Đại hội ngày 16 đến 17/08/1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân Đại hội bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên. Sắc lệnh quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường” (Điều 2). Sắc lệnh cũng quy định Quốc hội có toàn quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký: Sắc lệnh số 34/SL (ngày 20/09/1945) lập Ủy ban dự thảo Hiến Pháp, Sắc lệnh số 39/SL (ngày 26/09/1945) thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ tổng tuyển cử, Sắc lệnh số 51/SL (17/10/1945) quy định Tổng tuyển cử bằng cách phổ thông đầu phiếu… Đây là những sắc lệnh quan trọng nhằm xây dựng quyền làm chủ của công dân Việt Nam đối với vận mệnh đất nước qua cơ quan đại diện cao nhất của mình là Quốc hội.

Ngày 06/01/1946, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam đã thực hiện quyền công dân của mình - bầu ra 333 đại biểu Quốc hội, đại diện cho các thành phần giai cấp, tầng lớp nhân dân: 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ, 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Cùng với việc bổ sung thêm 50 ghế cho Việt Quốc và 20 ghế cho Việt Cách, Quốc hội đầu tiên có 403 đại biểu [81, tr. 36].

Tổng tuyển cử không chỉ là một cuộc vận động chính trị rộng lớn sâu sắc, mà còn thực sự trở thành một cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt. Bằng cuộc Tổng tuyển cử, lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả mọi công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở nên không phân biệt trai gái, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, đều có quyền dân chủ, bình đẳng, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam với sự ra đời của Nghị viện nhân dân - Quốc hội do toàn dân bầu ra. Quốc hội vừa là thành quả, vừa


là yêu cầu đặt ra bức thiết của cách mạng. Đó là Quốc hội lập quốc, Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân.

Ngày 02/03/1946, Quốc hội đã họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội, hơn 300 đại biểu thông qua bầu cử đã về dự [83]. Do hoàn cảnh chiến tranh, một số đại biểu không dự họp được. Trong kỳ họp lịch sử này, Quốc hội đã tập trung giải quyết những công việc quan trọng sau:

Quốc hội trịnh trọng cảm ơn Chính phủ lâm thời và tuyên bố Hồ Chủ tịch “xứng đáng với Tổ quốc”;

Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Quốc hội thông qua danh sách 70 đại biểu không qua bầu cử của Việt Quốc và Việt Cách;

Bầu các cơ quan cao cấp của Nhà nước:

- Chính phủ Liên hiệp kháng chiến [Phụ lục 6, tr. 135] do Hồ Chủ tịch đứng đầu, Phó chủ tịch là Nguyễn Hải Thần và 10 Bộ;

- Ban Thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban. Ban Thường trực có quyền: góp ý với Chính phủ, phê bình Chính phủ, triệu tập Quốc hội khi cần thiết, được hỏi ý kiến khi tuyên chiến hay đình chiến.

- Cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đảm nhiệm;

- Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, có chức năng chuyên lo việc kháng chiến;

- Lập Ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chủ tịch đứng đầu;

- Quyết định những vấn đề quan trọng khác: quốc kỳ, quốc ca…

Như vậy, bộ máy nhà nước ở Trung ương bao gồm Quốc hội và Chính phủ đã được thành lập, tạo tiền đề cho việc hình thành hệ thống chính quyền địa phương trên cả nước.

Kỳ họp thứ hai của Quốc hội được tiến hành từ ngày 28/10 đến 09/11/1946. Trong kỳ họp này, Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là thông qua Hiến pháp và lập Chính phủ mới [Phụ lục 7, tr. 136]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau hai kỳ họp, Hội đồng Chính phủ đã thảo luận nội dung, sửa chữa và


bổ sung một số điều khoản của Hiến pháp. Ngày 08/11/1946, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I đã bỏ phiếu thông qua Hiến pháp với đại đa số phiếu thuận (240 đại biểu tán thành trên 242 đại biểu). Ngày 09/11/1946, Quốc hội ra quyết nghị công nhận Hiến pháp dự thảo là Hiến pháp chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp 1946 ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng trong xây dựng Nhà nước dân chủ ở Việt Nam. Nội dung của Hiến pháp mang dấu ấn Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.

2.2.1.3. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, mở đầu một chính thể nhà nước mới ở Việt Nam - chính thể dân chủ cộng hoà. Điều này thể hiện tư duy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn mô hình tổ chức nhà nước, vừa tiếp thu được các giá trị phổ biến của nền dân chủ nhân loại, vừa phù hợp với các đặc điểm của đất nước.

Quan điểm chính trị Hồ Chí Minh về mô hình bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân được thể hiện sâu sắc trong các văn kiện pháp lý quan trọng của đất nước do chính Người chỉ đạo xây dựng và ban hành. Có thể thấy rằng bản Hiến pháp 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và 181 sắc lệnh tính từ 02/09/1945 đến 31/12/1946, trong đó có rất nhiều sắc lệnh liên quan đến bộ máy nhà nước và luật pháp do Người ký ban hành đã hình thành một thể chế bộ máy nhà nước vừa hiện đại, vừa dân tộc, kết tinh sâu sắc quan điểm chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 được thiết kế trên cơ sở phân chia quyền lực uyển chuyển giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không có một cơ quan nào là độc quyền quyền lực, có quyền đứng trên cơ quan khác.

Hiến pháp năm 1946 đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam [Phụ lục 2, tr. 132]. Ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp gồm 7 chương với 70 điều.


Trong Lời nói đầu, Hiến pháp ghi nhận thành quả của Cách mạng Tháng Tám: “Đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới” [41, tr. 7]. “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ” [41, tr. 7].

Hiến pháp đã long trọng ghi rõ những nguyên tắc hiến định về xây dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam:

“- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.

- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” [41, tr. 7].

Chương I, Hiến pháp định rõ chính thể của nước ta là dân chủ cộng hoà, trong đó quyền lực thuộc về nhân dân.

Chương II, Hiến pháp quy định những quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, xác nhận quyền bình đẳng về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá; nam nữ bình đẳng trước pháp luật, có quyền được tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tuỳ theo tài đức; quyền tự do ngôn luận, hội họp cư trú đi lại, tín ngưỡng; quyền bảo đảm thân thể, nhà ở, thư tín. Đồng thời với các quyền lợi và tự do dân chủ, công dân Việt Nam còn có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tuân theo Hiến pháp, pháp luật.

Chương III, Hiến pháp định cách tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội và mối quan hệ của cơ quan này với các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước.

Nghị viện nhân dân do toàn thể công dân Việt Nam bầu ra, theo phương thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín, có nhiệm kỳ 3 năm và nói chung: “Cứ 5 vạn dân thì có một Nghị viện” (Điều 24). “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 22), có quyền quyết định mọi vấn đề chung quan trọng nhất của đất nước, như đặt ra luật pháp, biểu quyết ngân sách, bầu và giám sát hoạt động của Chính phủ. Về tổ chức, Quốc hội trong thời kỳ này có 1 Ban Thường trực dưới sự lãnh đạo của 1 trưởng ban, 2 phó


ban; 1 Ban Thường vụ đứng đầu cũng có 1 trưởng ban và 2 phó ban; dưới nữa là các tiểu ban phụ trách từng lĩnh vực. Hiến pháp đã quy định rõ chức năng, quyền hạn của Ban Thường trực và Ban Thường vụ Quốc hội.

Chương IV, Hiến Pháp quy định về Chính phủ: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc” (Điều 43). Chính phủ gồm có Chủ tịch nước và Nội các. Nội các gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước do Nghị viện cử ra, Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia. Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Nghị viện nhân dân, quản lý mọi mặt hoạt động của nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Nét độc đáo ở đây là cơ cấu tổ chức quyền lực của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không giống mô hình của bất kỳ nhà nước dân chủ tư sản nào theo nguyên tắc phân lập các quyền, dù là mô hình chế độ Tổng thống hay chế độ Đại nghị. Nó cũng không dập khuôn Nhà nước Xôviết công nông binh của Liên Xô. Nó là chế độ “đại diện” nhưng khác với chế độ đại diện tư sản, chỉ đại diện cho giai cấp giàu có, còn các giai cấp lao động và nghèo khổ thực chất bị gạt ra khỏi chính quyền bằng những sự hạn chế của chế độ bầu cử; người cử tri không có quyền bãi miễn người đại diện của mình; Nghị viện không chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình. “Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam là một chế độ “đại diện kiểu mới”, vừa kế thừa nền dân chủ đại diện tư sản, nhưng phát triển và khác về bản chất. Đó là nền dân chủ nhân dân dựa trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân và cũng do đó mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc” [79, tr. 310].

Cách tổ chức các cơ quan quyền lực nêu trên cho thấy rõ đây không phải là chế độ Tổng thống, cũng không phải là chế độ Đại nghị theo học thuyết tư sản, mà nó là một mô hình độc đáo, vừa có những yếu tố của chế độ Tổng thống (Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, nắm quyền hành pháp), vừa có những yếu tố của chế độ Đại nghị (Nội các từ Thủ tướng đến các thành viên do Quốc hội biểu quyết, chịu trách nhiệm trước Nghị viện). “Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban Thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí