Một Vài Nhận Xét Về Thể Chế Dân Chủ Cộng Hòa Ở Việt Nam Giai Đoạn (1945 - 1946)


thống các cơ quan chuyên chính được thiết lập và củng cố. Qua đó, bảo đảm khả năng tự vệ trước sự chống phá của các thế lực phản cách mạng và đi đến thiết lập một chính quyền theo thể thức dân chủ mà Hiến pháp quy định… đặt cơ sở nền tảng cho công cuộc xây dựng Nhà nước trong những thời kỳ lịch sử tiếp theo.

Việc xây dựng và hoàn thiện các cơ sở về mọi mặt cho chế độ dân chủ nhân dân có thể tồn tại, phát triển và hoàn thành nhiệm vụ của nó trước lịch sử là nhiệm vụ sau cách mạng Tháng Tám 1945. Xác lập các cơ sở tồn tại của chế độ dân chủ nhân dân đến lượt nó sẽ tạo ra những tiền đề để đưa đất nước tiến lên. Hoàn thiện Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính là một điều kiện quan trọng để cách mạng Việt Nam có thể đi đến đích trên con đường mà lãnh tụ Hồ Chí Minh và những người đồng chí của Người đã chọn - con đường độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một vài nhận xét về thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam giai đoạn (1945 - 1946)

3.1.1. Nhân tố xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam

3.1.1.1. Tổng tuyển cử năm 1946 - nền móng thiết lập thể chế chính trị dân chủ cộng hòa ở Việt Nam

Thắng lợi của Tổng tuyển cử là sự hoàn thiện một bước bộ máy nhà nước sau cách mạng, đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế chính trị dân chủ cộng hòa; nâng cao trình độ giác ngộ và năng lực chính trị của cán bộ, nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; hợp pháp hóa Nhà nước, củng cố địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam mới trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Thể chế chính trị dân chủ cộng hòa được thiết lập năm 1945 là loại hình thể chế dân chủ đầu tiên ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đồng thời phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, hạt nhân lãnh đạo của thể chế chính trị, đại diện cho lợi ích toàn thể dân tộc. Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền nhân dân, nhưng không áp đặt, mà cố gắng hợp tác, đoàn kết với các nhân sĩ, trí thức, đảng phái yêu nước để phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân. Trong quá trình thành lập Chính phủ, một số đảng viên cộng sản dù được Quốc hội bầu nhưng đã tự nguyện rút lui nhường chỗ cho những người ngoài Đảng. Một số chức vụ quan trọng (Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng, Thứ trưởng…) do các nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc nắm giữ. Thể chế dân chủ cộng hòa được xây dựng ở Việt Nam những năm 1945 - 1946, không chỉ của công - nông

- binh, mà của tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước trong xã hội. Điều này được khẳng định hùng hồn trong Hiến pháp đầu tiên: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1), nhà nước đã thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là sáng tạo lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 12


Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân đầu tiên của nước ta. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn: tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhân dân xây dựng một nhà nước độc lập và thật sự trở thành người chủ của nhà nước ấy; lần đầu tiên nhân dân ta trở thành chủ thể của quyền lực nhà nước - nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp đã quy định rõ vị trí, thẩm quyền các cơ quan nhà nước, để Nhà nước Dân chủ Cộng hòa có cơ sở quản lý và điều hành xã hội.

Thể chế nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc quyền lực thống nhất, thuộc về nhân dân, đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền. Nó có những đặc điểm: chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt, được toàn thể nhân dân bầu ra trên cơ sở bầu cử phổ thông đầu phiếu, tự do ứng cử và bầu cử, thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; bộ máy nhà nước được phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhà nước kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giáo dục đạo đức và quản lý bằng pháp luật; trong hệ thống chính quyền địa phương, nhấn mạnh tính độc lập của Hội đồng nhân dân trên cơ sở quản lý của Chính phủ; nền hành chính mạnh và tập trung; nền tư pháp hoạt động theo nguyên tắc khách quan, độc lập xét xử.

Giai đoạn 1945 - 1946, bộ máy nhà nước Việt Nam là thiết chế biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực ấy. Mặc dù ở trong bối cảnh lịch sử hết sức khó khăn, chính quyền cách mạng còn non trẻ, Đảng ta vẫn chủ trương xây dựng Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, nhưng đảm bảo tính dân chủ, liên hiệp rộng rãi các đảng phái, lực lượng xã hội.

Thể chế nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là trung tâm của thể chế chính trị, được tổ chức theo nguyên tắc chung, thống nhất và tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Là nhà nước tập quyền, nhưng nó vẫn mang dấu ấn “tam quyền phân lập”. Quyền lực tập trung vào Quốc hội và Chủ tịch nước, tuy nhiên các cơ quan lập pháp và hành pháp vẫn có quyền chế ước lẫn nhau.

Nghị viện của nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, được nhân dân trực tiếp bầu ra, nhưng do hoàn cảnh kháng chiến chưa có điều kiện thực hiện


đầy đủ thẩm quyền của mình. Vị trí của Nghị viện nhân dân được quy định trong Hiến pháp thể hiện một hình thức mới của thể chế dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được thiết lập ở Việt Nam. Bản chất, tổ chức và phương thức hoạt động của nó phù hợp với tình hình thực tế, khi có sự tham gia của nhiều lực lượng chính trị trong một thể chế dân chủ nhân dân. Tuy có một số hạn chế như: không được ban hành Hiến pháp; luật được Nghị viện thông qua có thể bị phủ quyết bởi Chủ tịch nước; Chủ tịch nước không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, trừ tội phản quốc; chưa có cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp… nhưng những quy định về Nghị viện nhân dân cho thấy, đây vẫn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có đầy đủ các điều kiện bảo đảm quyền lực nhân dân. Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được áp dụng bước đầu. Được xây dựng trên tinh thần dân chủ rộng rãi, Hiến pháp đã quy định một số yếu tố phân quyền phù hợp với điều kiện cụ thể, đa dạng các lợi ích và các nhóm xã hội. Vị thế của Nghị viện nhân dân được đề cao, bảo đảm quyền lực cho nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (mặc dù đã rút vào hoạt động bí mật). Nghị viện nhân dân cùng với Hội đồng nhân dân ở địa phương là cơ sở nền tảng của thể chế nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan này chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Chủ tịch nước giữ vị trí hạt nhân, có vai trò rất quan trọng trong thể chế nhà nước. Mặc dù thể chế nhà nước là dân chủ cộng hòa, nhưng Chủ tịch nước lại có vai trò rất quan trọng, tương tự như Tổng thống trong thể chế cộng hòa lưỡng tính ở các nước phương Tây. Quy định này phù hợp với hoàn cảnh đất nước đang chuẩn bị đối mặt với cuộc kháng chiến chống Pháp hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có một thể chế hành chính có đủ quyền lực để vừa tôn trọng Nghị viện nhân dân, vừa không quá lệ thuộc vào nó, chủ động điều hành, quản lý đất nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước không thể đối trọng hay đứng trên Nghị viện nhân dân, mà vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nghị viện nhân dân: do Nghị viện nhân dân bầu ra với 2/3 số phiếu trở lên, chịu sự xét xử của tòa án do Nghị viện nhân dân thành lập… Có thể nói, thể chế Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 được quy định khá đặc biệt và được xem như một kinh nghiệm quan trọng trong việc vận dụng học thuyết


về tổ chức bộ máy nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây là một sáng tạo lịch sử, thích ứng với mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa - hình thức quá độ lên thể chế xã hội chủ nghĩa sau này [57, tr. 172].

Thể chế tư pháp chưa tách hẳn thể chế hành pháp, các tòa án quân sự được thành lập rộng rãi. Trong giai đoạn này, thể chế tư pháp về cơ bản vẫn được tổ chức theo phương thức cũ (hệ thống tòa án tổ chức theo cấp xét xử, công tố nằm trong tòa án, thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm…), song tinh thần hoạt động xét xử đã thể hiện nội dung mới theo hướng đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân. Về cơ cấu tổ chức, Tòa án thượng thẩm cấp kỳ được thành lập nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh không có điều kiện thực thi nên sau một thời gian ngắn tồn tại đã bị bãi bỏ. Các Tòa án Quân sự được thành lập khá nhiều. Thậm chí Tòa án nhân dân liên khu có thẩm quyền của Tòa án Phúc thẩm và Tòa án Quân sự. Trong xét xử các vụ hình sự và dân sự đã có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Nghĩa là cơ quan tư pháp đã dần dần đi vào hoạt động mang tính chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy hoàn thiện dần theo hướng dân chủ, minh bạch, tuân theo pháp luật.

Thể chế chính quyền địa phương có nhiều thay đổi, còn nhiều cấp trung gian, tên gọi, tổ chức bộ máy chưa ổn định. Giai đoạn này, chính quyền địa phương còn phức tạp (có nhiều cấp trung gian như: cấp kỳ, cấp bộ, cấp khu, cấp liên khu) và tên gọi các cơ quan thay đổi đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của bối cảnh lịch sử.

Mặt trận dân tộc thống nhất và các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy tốt vai trò trong xây dựng, củng cố thể chế dân chủ cộng hòa. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân đã tích cực tham gia chính trị, thi đua kháng chiến và kiến quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, qua các tổ chức này, nhân dân kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Việt Minh, Hội Công thương, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… đã làm giảm bớt các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, ức hiếp dân của bộ máy công quyền. Giai đoạn này, các tổ chức chính trị - xã hội đều được tổ chức theo hình thức tự quản, không hưởng lương và không dùng kinh phí nhà nước, chưa bị hành chính hóa. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn,


các tổ chức chính trị - xã hội đã thực sự năng động và sáng tạo, phát huy lợi thế của tổ chức mình, đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, các cơ quan nhà nước không có điều kiện thực hiện đầy đủ các quy định của Hiến pháp năm 1946, nhưng đã cố gắng vận dụng để kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, phát huy hiệu quả của chính quyền cách mạng. Đồng thời, trong giai đoạn 1945 - 1946, tính cơ động của bộ máy nhà nước được đẩy mạnh. Đây là lần đầu tiên chúng ta xây dựng bộ máy nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trước mắt, một số cơ quan nhà nước, cấp chính quyền địa phương được thiết lập. Việc tổ chức bộ máy nhà nước còn khá mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm nên vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa bổ sung, hoàn chỉnh. Vì thế trong giai đoạn này, thể chế nhà nước chưa ổn định. Mặc dù có những hạn chế, nhưng cách tổ chức các cơ quan nhà nước giai đoạn này đã thực sự có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thắng lợi có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến.

3.1.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong xây dựng và kiện toàn thể chế chính trị

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, đã đánh dấu sự thay đổi về chất trong vị trí, vai trò của Đảng, nhất là trong phương thức lãnh đạo của Đảng và trọng trách của Đảng trước vận mệnh của dân tộc, của nhân dân và của toàn xã hội. Đảng cầm quyền tức là chính quyền chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động do Đảng làm đại biểu đã có một cơ quan quyền lực mạnh mẽ là nhà nước để tổ chức và xây dựng xã hội mới. Khi trở thành đảng cầm quyền, vấn đề được quan tâm hàng đầu là phải phát huy năng lực, trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để hoạch định đường lối đúng cho cách mạng Việt Nam. Tùy vào từng điều kiện cụ thể của cách mạng mà Đảng chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.

Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của những năm 1945 - 1946, Đảng ta đã thể hiện vai trò lãnh đạo một cách sáng suốt và tài tình. Đảng chỉ đạo xây dựng và khẩn trương kiện toàn thể chế nhà nước từ trung ương đến địa phương, chỉ đạo xây dựng Hiến pháp, chuẩn bị cho việc Tổng tuyển cử trên cả nước để bầu ra đại biểu


nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội… Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông, hạt nhân là Mặt trận Việt Minh, sau là Mặt trận Liên Việt, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc xây dựng, phát triển thể chế chính trị nước ta sau này. Đồng thời, nó đã phát huy ngay hiệu quả khi Đảng ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong thể chế chính trị mới còn được khẳng định trên thực tế. Về hình thức, vai trò đó biến đổi linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Khi đất nước lâm nguy, vì lợi ích của dân tộc, Đảng sẵn sàng tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật. Đây là một biện pháp cách mạng mềm dẻo, dũng cảm và sáng tạo. Trong những ngày đầu tiên của nhà nước cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng gần như đồng nhất với vai trò của Chính phủ, Quốc hội. Uy tín và sức mạnh của Đảng được thể hiện thông qua lãnh tụ của Đảng là Hồ Chí Minh và các đảng viên ưu tú nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước. Do có uy tín tuyệt đối trước nhân dân, nên mặc dù lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện không “chính danh” (vì đã tuyên bố tự giải tán) và trước sự chống phá quyết liệt của các đảng phái phản động, Đảng vẫn giữ được vai trò hạt nhân của thể chế chính trị. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mặc dù phương thức lãnh đạo của Đảng thường xuyên biến động trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới, nhưng nguyên tắc hoạt động và mục tiêu cuối cùng của Đảng không thay đổi, tất cả vì lợi ích dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

Như vậy, Đảng không những có vai trò lớn trong việc thiết lập các thể chế chính trị, mà còn lãnh đạo thể chế chính trị giành được những thắng lợi lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tóm lại, thể chế chính trị thời kỳ 1945 - 1946 là sự kết hợp độc đáo giữa các giá trị phổ biến của chế độ cộng hòa trên thế giới và đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong điều kiện nhân dân lao động đã trở thành chủ nhân của đất nước. Mô hình thể chế chính trị dân chủ cộng hòa phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ cách mạng


thời chiến và là tiền đề quan trọng trong xây dựng, kiện toàn tính chất chính trị xã hội chủ nghĩa trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo ở nước ta. Thể chế chính trị giai đoạn này đánh dấu một sự cải biến có tính cách mạng trên phương diện tổ chức, mở ra một thời kỳ phát triển mới và đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng Việt Nam.

3.1.2. Giá trị của nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam (1945 - 1946)

Nền chính trị dân chủ cộng hòa được thiết lập sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đánh dấu sự sáng tạo vĩ đại của Hồ Chí Minh. Đây là bước ngoặt cách mạng đưa Việt Nam lên một tầm cao mới, đặt nước ta trên một quỹ đạo phát triển mới, được coi là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử. Bước chuyển từ chính trị thực dân, phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân mang giá trị thời đại sau:

Thứ nhất, giá trị độc lập: Bước chuyển này đã đem lại nền độc lập cho nhân dân Việt Nam - nền độc lập đã bị Pháp thủ tiêu từ khi chúng xâm lược và thôn tính đất nước ta. Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một xứ độc lập. Hồ Chí Minh trong Bản Tuyên ngôn Độc lập 02/09/1945 đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập” [62, tr. 3]. Với ý nghĩa này, bước chuyển từ chính trị thực dân - phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam khỏi ách nô lệ của lực lượng ngoại bang. Đặc biệt, đây là sản phẩm của sự kết tinh truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, không cam chịu thân phận nô lệ và những truyền thống, tinh hoa của người Việt Nam hàng nghìn năm.

Thứ hai, giá trị dân chủ: Trong Tuyên ngôn đọc ngày 02/09/1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định thành quả đặc biệt này: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” [62, tr. 3].

Một mặt, bước chuyển này gắn với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam với kẻ thù nước ngoài xâm lược. Song, khác với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Việt Nam trong lịch sử cũng như các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa khác ở Đông Nam Á,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023