Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 1


NGUYỄN THỊ LÊ HỒNG


HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN


LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT


HÀ NỘI – 2017


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

NGUYỄN THỊ LÊ HỒNG


Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 1

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN


LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT


Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số : 60 21 01 02

Niên khóa : K18(2015-2017)


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS. LÊ VĂN SỬU


HÀ NỘI – 2017


3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


ĐH : Đại học

ĐHMTVN : Đại học Mỹ Thuật Việt Nam GS : Giáo sư

Tr : Trang

PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sỹ

Tp : Thành phố

H : Hình

VMT : Viện Mỹ Thuật Nxb : Nhà xuất bản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3. Mục đích của luận văn 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5. Phương pháp nghiên cứu 10

6. Đóng góp của luận văn 11

7. Kết cấu của luận văn 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 12

1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 12

1.1.1. Khái niệm “hình tượng con người”. 12

1.1.2. Khái niệm “ nghệ thuật chạm khắc đình làng” 14

1.1.3. Khái niệm “hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng” 16

1.2. Khái quát về đình Hoành Sơn 18

1.2.1. Lược sử đình Hoành Sơn 18

1.2.2. Khái quát kiến trúc đình Hoành Sơn 20

1.2.3. Khái quát nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn 23

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN 27

2.1. Hình tượng con người được thể hiện qua nội dung chủ đề nghệ thuật chạm khắc 27

2.1.1. Hình tượng con người trong lao động sản xuất. 27

2.1.2. Hình tượng con người trong đời sống sinh hoạt 29

2.1.3. Hình tượng con người trong hoạt động vui chơi giải trí 32

2.2. Hình tượng con người được thể hiện qua hình thức nghệ thuật chạm khắc 35

2.2.1. Hình tượng con người thể hiện qua hình khối. 35

2.2.2. Hình tượng con người thể hiện qua đường nét 40

2.2.3. Hình tượng con người thể hiện qua cấu trúc tỉ lệ 43

Tiểu kết chương 2. 45

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 47

3.1. Giá trị nghệ thuật của hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn 47

3.2. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn 54

Tiểu kết chương 3. 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA 62

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đình làng là công trình kiến trúc quen thuộc và thân thuộc đối với cư dân sống trong cộng đồng làng xã. Hầu như ở mỗi làng quê Việt Nam, đều có một ngôi đình, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là sản phẩm chung của cộng đồng, do tất cả các thành viên góp công tạo dựng nên. Đình làng là nơi sinh hoạt, hội họp, vui chơi của cả cộng đồng làng …. Đặc biệt đình cũng là một công trình kiến trúc điêu khắc, nơi biểu đạt tư tưởng, tình cảm, những rung động của người thợ - những nghệ sỹ dân gian thể hiện cuộc sống muôn vẻ của làng quê thông qua nghệ thuật chạm khắc.

Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An là một ngôi đình nổi tiếng. Đây là một di tích được xếp hạng quốc gia vào năm 1984. Hệ thống kiến trúc này nằm ven chân đê, trên bờ hữu ngạn sông Lam, thuộc làng Hoành Sơn, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trải qua bao thời gian, nhiều biến động lịch sử, sự tàn phá của thiên tai và con người, hiện nay di tích cấp quốc gia đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng những gì còn sót lại vẫn khẳng định giá trị nghệ thuật ở đây vô cùng độc đáo và đậm nét.

Đình Hoành Sơn cũng nằm trong kiểu thức chung của các đình cùng thời, nhưng nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn được đánh giá có nét đặc sắc riêng. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, khi mà đình làng ở miền Bắc bắt đầu vắng hình tượng con người. Tuy nhiên ở đây lại xuất hiện phong phú hình ảnh chạm khắc về con người. Nếu như các đình khác ở miền trung ít có hình tượng con người thì đình Hoành Sơn lại chứa đựng những bức chạm vô cùng hấp dẫn thể hiện cảnh sinh hoạt dân gian cũng như phong tục tập quán, những hoạt động trong ngày lễ hội vô cùng sinh động trên các ván nong. Hình ảnh con người hài hòa cân đối, thuận mắt không gian mang tính ước lệ. Một điều khá đặc biệt nữa là trên nhiều bức chạm được khắc chữ để khái quát nội dung bức chạm, ngoài ra đó còn làm chặt thêm bố cục.


Hình tượng con người ở đình Hoành Sơn có những nét độc đáo so với các đình khác ở phía Bắc vùng đồng bằng Bắc Bộ ở thế kỷ 17 và đình Trung Cần, Nghệ An ở thế kỷ 18. Nét độc đáo được thể hiện ở nội dung với các chủ đề lao động sản xuất, đòi sống sinh hoạt, vui chơi giải trí; hình thức thể hiện hình tượng con người như đường nét, hình khối, tỷ lệ để tạo nrrn một hình tượng nghệ thuật sống động.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu về đình Hoành Sơn nhưng trên phương diện tìm hiểu di tích và văn hóa lịch sử. Có một số tài liệu viết về đình Hoành Sơn nhưng ở góc độ giới thiệu về đình làng hay nêu khái quát về kiến trúc cũng như chạm khắc của đình. Chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về hình tượng con người trong chạm khắc của đình. Đây là lí do tôi chọn vấn đề nghiên cứu hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn để làm luận văn tốt nghiệp. Qua đó sẽ giúp cá nhân tôi có thể hiểu được nội dung cũng như hình thức thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn. Rút ra được giá trị nghệ thuật và bài học của hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn, hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật chạm khắc đình và góp phần giữ gìn phần nào giá trị to lớn của nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

*Tư liệu sách:

Trong cuốn Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt [1], tác giả PGS.TS Trần Lâm Biền đã đi sâu phân tích về hình tượng con người trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật chạm khắc đình làng. Tác giả khẳng định chạm khắc đình làng phát triển rực rỡ nhất là vào thế kỷ XVII, gắn liền với các đề tài con người và những cảnh sinh hoạt thường nhật, ít thấy đề tài về cảnh vua quan phong kiến. Tìm hiểu về những bức chạm khắc đó, chúng ta đều có cảm giác như đang tái hiện diện mạo xã hội đương thời. Tác giả đã chỉ ra một số đề tài thường thấy trên các bức chạm khắc


đình làng thời kỳ đó như: vũ nữ thiên thần, cảnh đấu võ (đấu vật, cưỡi ngựa đấu đao…), săn đấu với thú dữ, chèo thuyền, chọi gà, các trò vui ngày hội (chơi cờ, hát của đình, đá cầu, uống rượu), cảnh múa nhạc. Nhưng nổi bật hơn cả là cảnh trai gái tình tự, đàn bà khỏa thân.

Trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [2], PGS.TS.Trần Lâm Biền, NXB Mỹ Thuật Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chủ đề, thủ pháp tạo hình và kỹ thuật thể hiện hình tượng con người trong chạm khắc đình làng. Từ đó đưa ra những nhận định về những giá trị trong nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.

Trong cuốn Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình [28], tác giả Trần Đình Thọ biên tập, là tập hợp nhiều bài viết về tính dân tộc trong các tác phẩm tạo hình. Có nhiều bài đề cập tới điêu khắc đình làng nhìn từ góc độ văn hóa. Tác giả cho rằng, các chủ đề thể hiện trong những công trình kiến trúc đình, đền, chùa đều mang hình tượng thực sự của hiện thực…Nó là hình tượng của một cảnh sinh hoạt cụ thể, nhưng lại mang tính của thời đại.

Trong cuốn Điêu khắc đình làng [3, tr.40,45], tác giả Trương Duy Bích đã nhận định, sự phát triển của phù điêu đình làng không chỉ đơn thuần nhằm giải quyết trang trí, làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của kiến trúc mà làm bật lên tiếng nói mới. Tiếng nói của tâm tư tình cảm người lao động, những suy nghĩ nguyện ước của đời thường .

Trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt [32, tr.507], nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng đã nêu lên nguồn gốc các chủ đề sinh hoạt thường nhật của con người trên những mảng chạm khắc trang trí đình làng dưới góc độ văn hóa học. Ông cho rằng những người thợ dân gian xưa đã khéo léo, khôn ngoan đưa những đề tài dân gian vào điêu khắc đình làng dưới bức màn tôn giáo. Qua quá trình tìm hiểu ông cho rằng phù điêu đình làng có thể coi là cuốn dã sử tái hiện lại cuộc sống của người dân lúc bấy giờ: “Cái nhìn tín ngưỡng và nho giáo dưới góc độ dân gian vẫn là hình thức bên ngoài của những bức phù điêu,

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí