những nguyên nhân khách quan khác. Bởi việc quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm nặng không giám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị thu hẹp.
Đưa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với cán bộ tín dụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, ban lãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ này nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực hơn, tự tìm đến các đơn vị, chủ thể có yêu cầu về vốn để cho vay, giúp doanh nghiệp phát triển. Việc khoán định mức cho vay nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ hoạt động tín dụng. Đồng thời khi cán bộ tín dụng có thành tích, ngân hàng phải khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần một cách kịp thời, như thưởng tác nghiệp, nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen...
- Lãnh đạo NHNo&PTNT nên chủ động hợp tác, ký kết các thỏa thuận với các tổ chức tài chính khác chẳng hạn như các Tổng công ty, đại lý…từ Trung ương để tạo tiền đề cho các Chi nhánh NHNo&PTNT trong toàn quốc dễ dàng trong việc tiếp cận triển khai các dịch vụ một cách hiệu quả. Đây là vấn đề đã được các NHTM khác triển khai rất hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến việc cạnh tranh thu hút khách hàng của NHNo&PTNT. Chẳng hạn, BIDV đã ký kết hợp đồng hợp tác với Tổng đại lý Bia Larue, theo đó bắt buộc các đại lý phải chuyển tiền hàng qua hệ thống BIDV để được hoàn phí chuyển tiền. Ngoài ra, khi khách hàng chuyển tiền qua BIDV, dù tiền chưa được chuyển vào tài khoản nhưng chỉ cần fax ủy nhiệm chi có dấu của BIDV thì đại lý có thể nhận hàng được. Trường hợp chuyển tiền qua NHNo&PTNT phải chờ cho đến khi có tiền vào tài khoản thì đại lý mới có thể nhận hàng. Chính vì vậy, dù khách hàng có muốn cũng không thể thiết lập quan hệ thanh toán với NHNo&PTNT. Điều này đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh và khả năng mở rộng thị phần đặc biệt trong công tác huy động vốn trong tương lai của NHNo&PTNT.
- Nhanh chóng hoàn thiện, phát triển và hiện đại hóa công nghệ thanh toán đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác như dịch vụ chuyển tiền qua Internet banking (dịch vụ nay đã được nhiều NHTM khác thực hiện khá lâu).
- Cần xây dựng một danh mục rõ ràng, chi tiết, nhất quán đối với bộ chứng từ nhận nợ vay cho từng đối tượng vay vốn làm định hướng để cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc lập hồ sơ vay vốn đảm bảo đúng quy định và hợp pháp.
- Hiện nay, việc chấm điểm khách hàng nội bộ theo quy định tại văn bản số 1197/1197/QĐ - NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT còn nhiều bất cập, cụ thể các thông tin khách hàng cung cấp tại phiếu thu thập thông tin khách hàng thường mang tính chủ quan, không đảm bảo độ tin cậy. Cán bộ tín dụng không xác minh mà thường dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp. Điều này dẫn đến hệ lụy là kết quả chấm điểm không phản ánh đúng tình hình thực tế của khách hàng. Thậm chí, một số trường hợp để tránh chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro, cán bộ tín dụng thường định hướng cho khách hàng lựa chọn các tiêu chí chấm điểm theo chiều hướng tốt tối đa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc minh bạch chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn, không kiểm soát được. Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm ban hành quy chế cụ thể trong đó gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng vào kết quả chấm điểm đối với khách hàng do mình phụ trách.
- Về quá trình triển khai Nghị định 41 cho thấy nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng lại không có chứng từ hoá đơn hợp lý chứng minh việc sử dụng vốn vay để ngân hàng giải ngân. Bên cạnh đó, các hộ này cũng không thực hiện theo hạch toán khấu trừ thuế giá trị gia tăng mà nộp thuế khoán. Do đó, nếu việc giải ngân bắt buộc phải có chứng từ hoá đơn theo quy định pháp luật thì sức ép chi phí sử dụng vốn sẽ tăng thêm gây khó khăn cho các hộ vay vốn vùng nông thôn. NHNo&PTNT nên có quy định không bắt buộc phải có hóa đơn chứng từ đối với hộ vay vốn sản xuất kinh doanh theo Nghị Định 41.
- Trong thời gian qua, việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo theo hình thức đơn lẻ, chưa đại trà. Theo đó, chỉ một số ít cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt được tham gia đào tạo sau đó về tập huấn lại cho cán bộ chi nhánh. Tuy nhiên, qua thực tế các đợt tập huấn tại chi nhánh cho thấy chất lượng truyền tải còn nhiều bất cập, mang tính hình thức, thậm chí qua loa, chiếu lệ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Tín Dụng Của Ngân
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Chế, Thủ Tục Cho Vay, Các Khâu Trong Quy Trình Cho Vay
- Nhóm Các Giải Pháp Hỗ Trợ Để Tăng Hiệu Quả Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam
- Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 15
- Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 16
- Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
nâng cao trình độ đặc biệt là các kiến thức về tín dụng cho cán bộ tín dụng và là một trong những nguyên nhân gây nên các sai sót khi tác nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, đề nghị Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT định kỳ nên cử các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ cao cấp về tại chi nhánh để tập huấn cho toàn thể cán bộ tín dụng chuyên sâu theo từng chuyên đề. Có như vậy chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng mới được cải thiện và thực sự an toàn.
- Tăng cường thành lập các Đoàn kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hồ sơ cho vay dự án đầu tư trung, dài hạn từ Hội sở tỉnh đến từng chi nhánh loại III để sớm phát hiện những sai sót trong quá trình tác nghiệp của bộ phận thẩm định.
- Có cơ chế hỗ trợ tài chính cho cán bộ làm công tác thẩm định. Hiện tại, với mức công tác phí theo quy định chung cho cán bộ tín dụng là quá thấp, trong khi đó để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao, cán bộ thẩm định ngân hàng phải đi thực tế thu thập số liệu về khách hàng, về dự án, liên hệ các cơ quan ban ngành để xin các số liệu liên quan…Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay sau cho vay cũng sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cán bộ thẩm định.
- NHNo&PTNT cần phối hợp với Công ty cổ phần bảo hiểm ABIC nhanh chóng triển khai hình thức bảo hiểm đối với cho vay các sản phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng cũng như đảm bảo công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- NHNo&PTNT cần hỗ trợ thông tin tổng hợp về các ngành kinh tế, thông tin kinh tế vĩ mô khác và các thông số tham khảo các dự án tương tự trên cơ sở xây dựng và thường xuyên cập nhận các thông tin kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tại Chi nhánh.
- Rút ngắn thời gian xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh, đảm bảo cơ hội kinh doanh cho khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu hiện tại bằng các giải pháp như: khai thác tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro...
KẾT LUẬN
Hiệu quả tín dụng ngân hàng luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Thời gian qua, tuy NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng, nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Luận án “Hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ giai đoạn 2009 - 2013. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc đánh giá hiệu quả và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, Luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Các nội dung cụ thể mà luận án đã thực hiện:
Thứ nhất, hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về tín dụng, hiệu quả tín dụng, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng. Luận án cũng đã giới thiệu các phương pháp đánh giá hiệu quả theo cách truyền thống đến những phương pháp định lượng hiện đại mà hiện nay các nhà kinh tế đang sử dụng phổ biến để đo lường chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, trong việc đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, luận án không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tích định lượng vào nghiên cứu. Luận án đã ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS để kiểm định hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, luận án còn rút ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng và mục tiêu đề ra của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, với những quan điểm nhất quán về vấn đề hiệu quả, luận án đã đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Đồng thời, để các giải pháp này được thực hiện, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Như Thủy (2013), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam với việc đầu tư tín dụng phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn", Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, (6/26).
2. Nguyễn Thị Như Thủy (2013), "Vai trò của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Nam", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6/121).
3. Nguyễn Thị Như Thủy, (2014), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đầu tư tín dụng đúng hướng và hiệu quả", Tạp chí Cộng sản, (85/1).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới cơ chế chính sách và quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Boakye - Yiadom (2011), Hiệu quả của hệ thống quản lý tín dụng ngân hàng Ghana: Nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên doanh HFC và ngân hàng liên doanh Barclays của Ghana, Đại học Khoa học & Công nghệ, Viện Đào tạo Từ xa.
3. Bé Tµi chÝnh (2004), Th«ng t sè 49/2004/TT-BTC, Híng dÉn chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng tµi chÝnh cđa c¸c tæ chøc tÝn dông Nhµ níc, Hµ Néi.
4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 49/2004/TT-BTC, Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Nghị định về chính sách
tín dụng phục vụ phát triẻn nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
6. Nguyễn Thành Chung (2002), Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
7. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Hồng Cờ (1996), Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng cấp cơ sở, nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn (lấy Nam Hà làm ví dụ), Luận án Phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
10. Lê Thẩm Dương (1996), Hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
15. Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Lê Thị Thanh Hà (2003), Giải pháp hoàn thiện quan hệ tín dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Lê Đình Hạc (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Trần Thị Hồng Hạnh (1996), Những giải pháp nâng cai chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.
19. Nguyễn Thạc Hoát (1993), Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Một số vấn đề về quản
trị kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
22. Nguyễn Tiến Hùng (2005), Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các đảm bảo bảo hiểm cho các rủi ro cho con người trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Vũ Văn Hùng (1996), Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng ở Thái Bình, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Đoàn Thị Thanh Hương (2004), Giải pháp hoàn thiện công nghệ quản lý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
25. Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
26. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), Quản trị và kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Phùng Khắc Kế (2000), Đổi mới các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của kinh tế thị trường, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số 95.06, Hà Nội.
28. Vũ Khoan (2001), Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong tập đề cương các bài giảng nghiên cứu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Ban Chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Lâm (2007), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế tỉnh Bình Phước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
30. Võ Văn Lâm (2003), Đổi mới cơ chế hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Lê (2003), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ vùng duyên hải miền Trung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
32. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
33. Lê Quốc Lý (2010), Chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
34. C.Mác (1987), Tư bản, Tập III, Phần 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
35. Mai Thị Trúc Ngân (2003), Các giải pháp tín dụng trung - dài hạn của các ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Luật Ngân hàng Nhà nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2002/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 663/QĐ-NHNN ngày 26/06/2003 về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, Hà Nội.
40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Về kế hoạch hội nhập kinh tế
quốc tế ngành ngân hàng, Hà Nội.
41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Định hướng phát triển ngành Ngân hàng đến 2020, Hà Nội.
43. Ng©n hµng Nhµ níc ViÖt Nam (2010), Thông tư số 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
44. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam (2013), Báo cáo tổng kết hàng năm từ 2009 đến 2013, Quảng Nam.
45. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1990), Điều lệ hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
46. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
47. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
48. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.
49. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bình Định (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Bình Định.
50. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Quảng Ngãi (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ngãi.
51. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Quảng Nam (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Nam.
52. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2009), Đề án Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
53. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam (2012),
Báo cáo thường niên các năm, Quảng Nam.
54. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam (2010), Báo cáo số 2365/NHNo-TDHo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Quảng Nam.
55. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.
56. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo về việc Ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
57. Phạm Thành Nghị (2005), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
58. Nguyễn Công Nghiệp (1993), Công nghệ ngân hàng và thị trường tiền
tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
59. Nguyễn Văn Phúc (2007), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
60. Lê Tấn Phước (2007), Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
61. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
62. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính,
Nxb Khoa häc vµ Kü thuËt, Hà Nội.
63. Nguyễn Trí Tâm (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển vnông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
64. Phan Thành Tâm (2010), Giáo trình kinh tế lượng, Nxb Thống kê, Đồng Nai.
65. Trần Thị Kim Thanh (2000), Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.