Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 8


cơ hội trên thị trường để tăng lợi nhuận cho Công ty, từ đó có thể giảm tỷ lệ vốn CSH trên TTS vì với tỷ suất tự tài trợ như hiện nay cho thấy sự chủ động về nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt. Công ty có thể vay vốn bên ngoài để mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vay dài hạn vì tỷ lệ này rất thấp và hầu như không có trong các năm gần đây nhưng phải đảm bảo tỷ suất tự tài trợ ở mức bình thường chấp nhận được là khoảng 40% - 50%.


- Trong năm 2006, HTK của Công ty có dấu hiệu tăng trở lại. Công ty cần phải đánh giá lại các khoản mục hàng hóa để xem khoản mục nào làm cho HTK tăng cao mà xây dựng chính sách tồn kho hợp lý hơn trong tương lai. Mặt khác, HTK tăng trong năm 2006 còn chịu ảnh hưởng từ sự biến động của yếu tố thị trường và chính sách hạn chế xuất khẩu cũng gây không ít khó khăn, làm giảm kết quả hoạt động của Công ty. Do đó Công ty cần phải có chính sách kinh doanh cũng như chiến lược tồn kho linh hoạt như năm 2005 đã mang lại kết quả thắng lợi. Muốn vậy, Công ty cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài, sự biến động và từng tình huống trên thị trường để xác định kịp thời những cơ hội và rủi ro nhằm có biện pháp tận dụng cơ hội vàng trên thị trường và khắc phục rủi ro trong kinh doanh.


- Khoản phải thu bình quân của Công ty quá thấp vào năm 2006 biểu hiện một chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này KPT khách hàng có chất lượng cao nhưng doanh số sẽ đã giảm và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng lẽ ra phải đạt được. Do vậy, trong năm tới Công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. Nói cách khác Công ty cần xây dựng chính sách bán chịu sao cho KPT có thể chuyển hoá thành tiền trong một khoản thời gian hợp lý trong mối quan hệ với chính sách bán hàng và chính sách quản trị KPT khách hàng. Cụ thể, Công ty có thể lập ra một bảng kê thời hạn của các tài khoản KPT khách hàng nhằm quản lý các khoản phải thu khách hàng quá hạn và chưa quá hạn. Cách này phân loại KPT khách hàng vào thời điểm nhất định theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Tùy vào kết luận rút ta từ bảng kê, Công ty sẽ đưa ra quyết định tiếp tục chính sách tín dụng hay phải tiến hành thu hồi nợ đối với khách hàng. Ngoài ra Công ty có thể thu hút thêm lượng khách hàng bằng cách giảm giá đối với những khách hàng trả nợ trước thời hạn với mức chiết khấu do Công ty định ra. Cụ thể, với một hợp đồng xuất khẩu gạo có thời thanh toán trong một tháng Công ty đưa ra chính sách tín dụng như sau: 5/10 Net 30, nghĩa là thời hạn thanh toán Công ty dành cho khách hàng là một tháng, nhưng Công ty sẽ giảm giá 5% cho khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày.


Chương 5


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận


Chuyên đề này thực hiện nhằm phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX trong 3 năm gần đây từ năm 2004 – 2005 – 2006. Việc phân tích tình hình sử dụng vốn chủ yếu dựa trên sự so sánh tình hình biến động theo chiều ngang và chiều dọc của tài sản và nguồn vốn giữa các năm thông qua bảng CĐKT. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được dựa trên các chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời và chỉ tiêu đòn bẩy tài chính, thông qua đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích Dupoint để xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay TTS và tỷ suất vốn CSH trên TTS. Thông qua mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít mà đề ra các biện pháp khắc phục các mặt hạn chế, tận dụng được thế mạnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty.


Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty ANGIMEX qua ba

năm 2004 – 2005 – 2006 cho thấy:


-Về việc kinh doanh của Công ty: Trong 3 năm phân tích thì năm 2005 đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế cao nhất. Điều này là do năm 2005, Công ty tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng lẫn kim ngạch với số lượng 333,800 tấn, kim ngạch đạt 77,000,000 USD. Tuy doanh thu năm 2006 không bằng năm 2005 nhưng lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh lại đạt cao hơn (năm 2005: 16,469 triệu đồng; năm 2006: 17,780 triệu đồng) chứng tỏ hình hình kinh doanh của Công ty rất khả quan.


Mặc dù lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 cao hơn năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế lại thấp hơn. Điều này là do trong năm 2005, ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh còn có phần lớn thu nhập khác đã đóng góp không ít khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng cao. Thu nhập khác này bao gồm thu tiền thuê kho, thu trợ giá công ty NIDERA, thu tiền thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu (chiếm tỷ trọng cao) và thu nhập khác.


Mặt khác, trong cả 3 năm 2004 – 2005 – 2006, Công ty hoàn toàn có khả năng tăng thêm kết quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận của mình nhưng Công ty đã gặp khó khăn từ việc Chính phủ hạn chế xuất khẩu làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty không được như mong muốn.


-Về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trong 3 năm phân tích 2004 – 2005 – 2006: Nhìn chung tài sản và nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm qua các năm, phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Tuy nhiên thông qua việc phân tích các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn cho thấy:


+Về phần tài sản giảm sút chủ yếu là do hai khoản mục KPT và HTK giảm mạnh qua các năm. KPT giảm một phần là do chính sách bán chịu của Công ty thu hẹp


nhằm tối thiểu việc bị đơn vị khác chiếm dụng vốn; một phần là do lệnh tạm dừng ký mới xuất khẩu của Chính phủ và việc Công ty kiên quyết không ký hợp đồng giá thấp khiến cho số lượng hợp đồng được ký giảm sút ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của Công ty; phần nữa là do biến động của thị trường tiêu thụ nếp vẫn bị thu hẹp do Indonesia còn đóng cửa, thị trường tiêu thụ gạo Jasmine tiếp tục sụt giảm.


Hàng tồn kho giảm là do nguyên nhân chủ yếu Công ty thực hiện chiến lược

quản trị HTK mang tính định hướng theo từng giai đoạn, kết hợp giữa tồn – kho – bán

– mua - sản xuất giao hàng khiến cho lượng hàng tồn kho không bị ứ động nhiều. Năm 2006, HTK có dấu hiệu tăng trở lại là do ảnh hưởng từ cuộc chiến giá cả và lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát do tình trạng thiếu hụt gạo nội địa.


+Về phần nguồn vốn giảm là do Công ty giảm các khoản nợ phải trả trong các năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên song song với các khoản nợ phải trả giảm thì nguồn vốn CSH lại không ngừng tăng mạnh. Điều này chứng tỏ sức mạnh về vốn và tài chính của Công ty ngày càng tăng cao. Công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSCĐ và tài trợ một phần cho TSLĐ. Điều này cho thấy sự phân bổ, sử dụng hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn.


-Về hiệu quả sử dụng tài sản và đồng vốn của Công ty, qua phân tích các chỉ số tài chính cho thấy mỗi đồng tài sản hoặc mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2005 và bị sụt giảm vào năm 2006, cho thấy hiệu quả sử dụng nguốn vốn có phần kém hiệu quả đi. Tuy nhiên do hai chỉ tiêu ROE và ROA được tính từ lợi nhuận sau thuế nên có phần ảnh hưởng không nhỏ thu nhập khác. Nếu loại trừ ảnh hưởng yếu tố thu nhập khác thì hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn ở Công ty năm 2006 được đánh giá là khả quan hơn năm 2005.


Từ đó cho thấy, tuy quy mô kinh doanh của Công ty bị thu hẹp nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty nhìn chung là tăng qua các năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng qua các năm chứng tỏ Công ty đầu tư tốt nguồn vốn của mình.


-Về khả năng độc lập tự chủ trong kinh doanh của Công ty, qua phân tích cho thấy tỷ số nợ giảm dần qua các năm. Nợ vay giảm, nguồn vốn CSH tăng dần qua các năm chứng tỏ sự độc lập về tài chính của Công ty ngày càng cao. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh chủ yếu từ nguồn vốn của bản thân Công ty.


-Về khả năng thanh toán, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là chấp nhận được. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh có phần sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng do số vòng luân chuyển của KPT và HTK ở Công ty cao qua các năm nên khả năng thanh toán bằng tiền là tốt. Tuy nhiên với tỷ số thanh toán nhanh như vậy, nếu các KPT chậm thu được và lượng HTK chậm giải phóng để chuyển đổi thành tiền thì tình hình thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Công ty cần phải có giải pháp tăng vòng quay các KPT và HTK…trong các năm tới.


Tóm lại: Thông qua các chỉ tiêu đạt được khá cao trong 3 năm qua cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nhìn chung là tương đối tốt. Lợi nhuận thuần đạt được từ kết quả hoạt động kinh doanh tăng cao qua các năm mặc dù quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả sử dụng TSLĐ không ngừng tăng cao qua các năm, tiết kiệm được vốn đầu tư;


Khả năng sinh lợi trên vốn CSH mặc dù có dấu hiệu sụt giảm nhưng nếu loại trừ đi yếu tố thu nhập khác trong năm 2005 thì vẫn là dấu hiệu khả quan cho Công ty; Cơ cấu nguồn vốn trong Công ty được phân bổ và sử dụng hợp lý; Khả năng tự chủ trong kinh doanh không ngừng tăng cao qua các năm; tuy nhiên khả năng thanh toán tổng quát chấp nhận được nhưng khả năng thanh toán nhanh thì có phần sụt giảm vào năm 2006. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh được giữ vững và nâng cao thêm hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần có thêm những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục những hạn chế để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của Công ty.


5.2. Kiến nghị.


Trong những năm Chính phủ hạn chế xuất khẩu ra bên ngoài, Công ty có thể tận dụng tốt thị trường nội địa với sức chứa hơn 80 triệu dân. Đây là một thị trường tiêu thụ không nhỏ, Công ty cần nên chú ý hơn nữa đến kế hoạch phát triển thị trường này trong tương lai, đặc biệt là trong những trường hợp Chính phủ hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài.


Công ty cần có chiến lược nghiên cứu và xâm nhập thị trường trong nước; thị trường thế giới nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần phải xây dựng phương án kinh doanh với khối lượng và chất lượng…phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng thị trường riêng biệt. Đặc biệt với những thị trường khó tính song đầy tiềm năng như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…thì hàng hóa cần phải có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh, mẫu mã đẹp v.v… nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh bán ra trên thị trường.


Công ty cần phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hàng hóa, thay vì bán nhiều sản phẩm có chất lượng thấp với giá thấp, Công ty cần từng bước chuyển sang bán hàng hóa giá cao với chất lượng cao, nhằm xây dựng thương hiệu vững chắc cho ANGIMEX trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là yếu tố sống còn đối với Công ty khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bởi vì chỉ có thương hiệu vững mạnh, Công ty mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường trong mọi điều kiện khi không còn sự giúp đỡ từ Nhà nước.


Biện pháp không kém phần quan trọng là Công ty phải quản lý chặt chẽ đồng vốn, có nghệ thuật trong sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Đầu tư hiệu quả vào các TSCĐ và TSLĐ một cách hợp lý. Chẳng hạn như Công ty đẩy mạnh bán ra các mặt hàng có tỷ suất chi phí thấp, có tỷ suất lợi nhuận cao; lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm (Công ty đã từng rất thành công trong việc kinh doanh điện thoại di động S-Fone). Công ty cần phải tính toán kỹ các đơn đặt hàng, giá ký kết hợp đồng sao cho diễn biến giá thị trường có thay đổi nhưng không khiến Công ty phải huỷ bỏ hoặc bồi thường nhằm giảm các thiệt hại do rủi ro trong kinh doanh mang lại.


Nhìn vào bảng CĐTK ta nhận thấy trong năm 2004 có đến hơn ba phần tư tài sản của Công ty là TSLĐ, chủ yếu là các KPT và HTK. Mặc dù sau hai năm, tỷ phần này đã giảm xuống rất nhiều nhưng vẫn còn chiếm trên 50% giá trị tài sản. Tỷ phần này nêu bật lên tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động (trong đó KPT có giảm nhưng HTK thì chiếm tỷ lệ rất cao trong TSLĐ).Vì vậy việc quản lý TSLĐ là rất quan trọng để tạo ra một ROE có thể chấp nhận được ở Công ty. Công ty cần phải có chính sách quản lý TSLĐ một cách chặt chẽ và hợp lý, bởi vì một sự thay đổi nhỏ trong việc quản


lý các tài sản này sẽ gây ra một ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của Công ty. Nếu có thể, sẽ rất hữu ích nếu Công ty tiến hành phân tích từng loại TSLĐ riêng lẻ. Điều này sẽ hình thành nên các hệ số kiểm soát, mỗi hệ số xem xét vòng quay tài sản của từng loại tài sản riêng lẻ đó. Thông qua các chỉ tiêu về vòng quay các loại tài sản đó, Công ty sẽ đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng các loại TSLĐ nào tốt hơn mà có cách đầu tư tốt nhất và chính xác.


Đặc biệt do HTK là một khoản mục chiếp tỷ lệ nhiều nhất trong TSLĐ nên Công ty cần phải quan tâm đến TSLĐ này một cách thận trọng. Nếu có thể và để đo lường chính xác tình hình tồn kho, khi cần thiết Công ty nên tính vòng quay của từng yếu tố chính trong HTK để xem có sự mất cân đối nào hay không. Điều này sẽ giúp Công ty thấy được rằng có duy trì quá mức cần thiết cho một loại HTK nào đó hay không.


Để có thể thực hiện thành công các biện pháp nói trên thì biện pháp cốt lõi cần phải thực hiện là xây dựng con người trong Công ty. Con người vẫn là yếu tố quyết định trong hầu hết mọi hoàn cảnh. Một dự án tốt vẫn có khả năng thất bại bởi một giám đốc tồi. Bởi vậy, biện pháp cơ bản là Công ty cần phải tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh sẵn có của đội ngũ nhân viên mà Công ty đã xây dựng trong các năm qua. Đồng thời, Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ nhân lực chẳng những có năng lực, có trình độ, có trách nhiệm mà còn phải có tinh thần đoàn kết. Kinh nghiệm cũ kết hợp với trình độ mới sẽ tạo nên một hệ thống nội bộ vận hành tốt, đây chính là sức mạnh đẩy lùi mọi thách thức, tận dụng được các thời cơ để xây dựng một Công ty ANGIMEX ngày càng phát triển và bền vững cùng thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TS. Bùi Hữu Phước; TS. Lê Thị Lanh; TS. Lại Tiến Dĩnh và TS. Phan Thị Nhi

Hiếu. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Lao Động Xã Hội.

Josette Peyrard, 1999. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. Tái bản lần 2. Hà Nội: NXB Thống Kê.

PGS, TS Lưu Thị Hương và PGS, TS. Vũ Duy Hào. 2004. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Lao Động.

Mai Thành Lễ. 2005. Phân Tích Và Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX). Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán. Khoa KT-QTKD. Đại học An Giang.

GS, TS. Ngô Thế Chi và TS. Nguyễn Trọng Cơ. 2005. Giáo Trình Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính.

Ngô Thị Cúc. 2000. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thanh Niên.

GV Trần Văn Ất. 2001. “Vốn Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp” trong PGS, TS. Nguyễn Đăng Hạc và GVC. Nguyễn Quốc Trân. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.

Nguyễn Hải Sản. 2001. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê.

TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê.

PGS, TS. Nguyễn Năng Phúc. 2004. Phân Tích Tài Chính Trong Các Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam. NXB Tài Chính.

Nguyễn Tấn Bình. 2000. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Đại Học

Quốc Gia TP HCM.

Nguyễn Tấn Bình. 2005. Phân Tích Quản Trị Tài Chính. Tái bản lần3. NXB

Thống Kê.

GVC. Nguyễn Thị Mỵ. 2005. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Thống

Kê.

TS. Nguyễn Thanh Liêm. 2007. Quản Trị Tài Chính. NXB Thống Kê

GVC. Nguyễn Thị Mỵ và TS. Phan Đức Dũng. 2006. Phân Tích Hoạt Động

Kinh Doanh. NXB Thống Kê.

Trần Thị Nhã. 2001. “Tổ Chức Tài Chính Doanh Nghiệp” trong TS. Nguyễn Văn Các;Cử nhân kinh tế Vương Thị Vinh và Trần Thị Nhã. Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.

Nguyễn Văn Các. 2001. “Tài Sản Cố Định Và Vốn Cố Định”; “Vốn Lưu Động Trong Doanh Nghiệp” trong TS. Nguyễn Văn Các;Cử nhân kinh tế Vương Thị Vinh và Trần Thị Nhã. Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.

TS. Phan Đức Dũng. 2006. Kế Toán Tài Chính. NXB Thống Kê.

PGS, TS. Trần Ngọc Thơ; TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang; TS. Phan Thị Bích Nguyệt; TS. Nguyễn Thị Liên Hoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. Tái bản lần 2. NXB Thống Kê.


Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tỉnh An Giang. 2000. 25 Năm Xây Dựng Và Phát Triển (1976 – 2000).


Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2004 – 2005 – 2006.


 Websit tham khảo:http//:www.angimex.vn


Phụ lục 1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI CÔNG TY ANGIMEX

GIÁM ĐỐC

Phó GĐ phụ trách kinh doanh thương mại

Phó GĐ phụ trách sản xuất kinh doanh lương thực



Trợ lý giám đốc


Cán bộ chuyên trách các hoạt động đoàn thể


P.Nhân Sự - Hành Chánh

P. Tài Chính – Kế Toán

Phòng Kinh doanh

Chi nhánh tại TP HCM

Tổ Marketing

Tổ

Công nghệ thông

Trung tâm phát triển CNTT


Đại lý Hoanda DV


Đại lý ĐTDĐ

S-Fone


Cửa hàng TM –

DV sửa chữa xe AGM


CH bán xe Honda

– DV

Long Xuyên


CH bán xe Honda

– DV

Châu

Đốc


XN chế biến lương thực I


XN chế biến lương thực II


XN chế biến lương thực III


Chi nhánh tại Thoại Sơn


XN chế biến lương thực Châu Đốc


XN SXKD

Bao bì và Vận tải


- 207 Trần Hưng Đạo

- Mỹ Quý – TP LX

- TX Châu Đốc

Kho L. Xuyên Kho C. Mới

Kho Đ. Lợi

Kho Châu Phú

Kho C. Vàm Kho B. Khánh Kho Hoà An

PX Thoại Hà PX Bình Thạnh PX S. Hoà

Ngày 01/01/2007

Kho Châu Đốc

Kho H.Lạc

Cập nhật: Nguyễn Sơn Luân – Phòng Hành Chánh – Nhân Sự


Phụ lục 2

Sự biến động của tài sản và nguồn vốn từ năm 2004 – 2005 – 2006



KM

2004

2005

2006

2005/2004

2006/2005

Tỷ trọng

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

A.TSLĐ & ĐTNH

171,636,601,891

80.13

124,467,102,410

68.35

100,627,411,880

56.22

(47,169,499,481)

-27.48

(23,839,690,530)

-19.15

I.Tiền

3,098,467,958

1.45

4,110,524,455

2.26

4,074,577,826

2.28

1,012,056,497

32.66

(35,946,629)

-0.87

III.Các khoản phải thu

81,507,000,600

38.05

64,336,422,194

35.33

26,242,798,939

14.66

(17,170,578,406)

-21.07

(38,093,623,255)

-59.21

IV.Hàng tồn kho

84,370,959,932

39.39

54,105,850,917

29.71

69,755,277,456

38.98

(30,265,109,015)

-35.87

15,649,426,539

28.92

V.Tài sản ngắn hạn khác

2,660,173,401

1.24

1,914,304,844

1.05

554,757,659

0.31

(745,868,557)

-28.04

(1,359,547,185)

-71.02

B.TSCĐ & ĐTDH

42,574,204,792

19.87

57,644,429,040

31.65

78,346,438,176

43.78

15,070,224,248

35.40

20,702,009,136

35.91

II.TSCĐ

36,133,409,096

16.87

48,033,990,019

26.38

50,645,154,284

28.30

11,900,580,923

32.94

2,611,164,265

5.44

IV.Các khoản ĐT TC DH

4,353,098,000

2.03

6,967,014,000

3.83

24,951,898,000

13.94

2,613,916,000

60.05

17,984,884,000

258.14

V.Tài sản dài hạn khác

2,087,697,696

0.97

2,643,425,021

1.45

2,749,385,892

1.54

555,727,325

26.62

105,960,871

4.01

Tài sản

214,210,806,683

100

182,111,531,450

100

178,973,850,056

100

(32,099,275,233)

-14.98

(3,137,681,394)

-1.72

A.Nợ phải trả

158,639,048,695

74.06

97,425,614,471

53.50

93,636,349,989

52.32

(61,213,434,224)

-38.59

(3,789,264,482)

-3.89

I.Nợ ngắn hạn

155,231,869,845

72.47

97,425,614,471

53.50

93,636,349,989

52.32

(57,806,255,374)

-37.24

(3,789,264,482)

-3.89

II.Nợ dài hạn

3,407,178,850

1.59

-

-

-

-

(3,407,178,850)

-

100.00

-

-

B.Vốn CSH

55,571,757,988

25.94

84,685,916,979

46.50

85,337,500,067

47.68

29,114,158,991

52.39

651,583,088

0.77

I.Vốn CSH

51,930,933,321

24.24

70,581,268,317

38.76

77,658,253,319

43.39

18,650,334,996

35.91

7,076,985,002

10.03

II.Nguồn kinh phí và quỹ

khác

3,640,824,667

1.70

14,104,648,662

7.75

7,679,246,748

4.29

10,463,823,995

287.40

(6,425,401,914)

-45.56

Nguồn vốn

214,210,806,683

100

182,111,531,450

100

178,973,850,056

100

(32,099,275,233)

-14.98

(3,137,681,394)

-1.72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2022