Tình Hình Sử Dụng Vốn Trong Chính Sách Đầu Tư Tài Sản


-Gạo – ngành kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu

với sản lượng 250.000 tấn.


-Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón: 20.000 tấn, dịch vụ sửa xe, dịch vụ điện thoại di động): doanh thu tăng 15% so với năm 2006.


- Kinh doanh ngành hàng mới: xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bã đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.


*Các giải pháp.


- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến gạo.


- Gia tăng bán sỉ.


*Chiến lược, định hướng kinh doanh.


- Mở rộng dịch vụ Honda và sửa chữa xe Honda trên phạm vi toàn ĐBSCL.


- Mở rộng dịch vụ công nghệ thông tin ở trung tâm NIIT: xem xét hướng mở

rộng đào tạo các ngành phổ thông như dạy lắp ráp phần cứng, dạy tin học văn phòng.


- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu gạo và tách dần sự lệ thuộc ra khỏi chính phủ: giảm tỷ lệ xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, hạn chế rủi ro và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời kinh doanh nguồn phụ phẩm rẻ tiền để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.


- Xây dựng mô hình riêng cho ngành thương mại dịch vụ.


Chương 4


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX


4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản


4.1.1.Tình hình thanh toán của Công ty


Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh


ĐVT: Triệu đồng.




Chỉ tiêu

Năm

2004


Năm 2005


Năm 2006

TSLĐ

171,636

124,467

100,627

Nợ ngắn hạn

155,231

97,425

93,636

Tỷ số thanh toán hiện hành

1.11

1.28

1.07

HTK

84,370

54,105

69,755

Tỷ số thanh toán nhanh

0.56

0.72

0.33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 5

Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán


1.40

1.20

1.00

0.80

0.60

0.40

0.20

-

1.11

1.28

1.07

0.72

0.56

0.33

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh

Năm

Thông qua số liệu ở bảng 4.1 trên cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là bình thường, chấp nhận được. Khả năng thanh toán năm 2005 (1.28) tốt hơn năm 2004 (1.11). Tuy nhiên vào năm 2006, tuy tỷ số thanh toán hiện hành (1.07) vẫn còn lớn hơn 1 nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Thêm vào đó khả năng thanh toán nhanh cả Công ty được đánh


giá tốt ở ba năm 2004, 2005 và 2006 nhưng cũng có xu hướng giảm vào năm 2006 báo trước những khó khăn về tài chính trong tương lai. Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Thông qua bảng cân đối kế toán, trong mục TSLĐ thì hai khoản HTK và KPT chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy việc đảm bảo trả nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là do các KPT và HTK, mà hai khoản này cần phải có thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của Công ty cần phải so sánh tỷ số thanh toán với khả năng chuyển đổi thành tiền của hai khoản mục này.


4.1.2. Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động.


4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu.


Bảng 4.2: Số vòng quay KPT


ĐVT:Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu thuần

1,134,696

1,459,224

1,303,404

Khoản phải thu

81,507

64,336

26,242

Số vòng quay KPT

13.92

22.68

49.67

Kỳ thu tiền bình quân

25.86

15.87

7.25

Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT


Số vòng quay KPT

Vòng

60

50

40

30

20

10

-

49.67

22.68

13.92

Năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thông qua bảng phân tích 4.2 trên nhận thấy số vòng quay các KPT tăng gần gấp đôi qua hàng năm. Năm 2004, các KPT luân chuyển 13.92 vòng, điều này có nghĩa là cứ khoảng 25.86 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. Tương tự vào năm 2005, số vòng quay KPT là 22.68 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 15.87 ngày; vào năm 2006, số vòng quay KPT là 49.67 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 7.25 ngày. Số vòng quay các KPT tăng qua các năm (ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm) chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty ngày càng nhanh trong quá trình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn tốt lên do vốn bị chiếm dụng ngày càng ít đi. Thông


qua phụ lục 1 cho thấy các KPT giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua thị trường xuất nhập khẩu gạo có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị phần xuất khẩu của Công ty. Trong năm 2004, thị trường truyền thống Châu Á gặp nhiều khó khăn như thị trường quan trọng là Inđonesia đóng cửa, Nigeria và Philippin giảm nhập khẩu gạo khiến cho Công ty phải tìm kiếm thêm khách hàng mới để bù vào như chuyển hướng sang thị trường Châu Phi (chủ yếu là các tập đoàn lớn).Vì vậy để thu hút khách hàng mới Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng kết quả là số lượng khách hàng tăng lên cho nên các KPT trong năm 2004 rất cao. Vào các năm sau khi thị phần tương đối ổn định để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng Công ty thắt chặt chính sách tín dụng. Mặt khác, KPT giảm còn do tác động từ lệnh hạn chế xuất khẩu của của Chính phủ ảnh hưởng đến số lượng khách hàng làm giảm các KPT.


Thời gian tín dụng Công ty dành cho khách hàng của mình thường trong vòng một tháng trở lại. Công ty không có chính sách chiết khấu nhằm thu hút khách hàng trả nợ sớm hơn so với thời hạn trong hợp đồng đã ký nhưng ngược lại nếu khách hàng trả nợ cho Công ty chậm hơn thời hạn quy định thì phải chịu thêm một mức phạt với lãi suất lớn hơn mức lãi suất của ngân hàng, thường là từ 1.3% - 1.5% cho vi phạm thời hạn thanh toán. Tuy nhiên với số vòng quay các KPT tăng nhanh như vậy sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty. Công ty đang áp dụng chính sách giảm bán chịu cho khách hàng nhằm giảm số vốn bị chiếm dụng nhưng do chính sách bán chịu quá chặt chẽ đã dẫn đến lượng khách hàng giảm sút gián tiếp làm giảm doanh thu.

Qua bảng phụ lục 1(2) cho thấy KPT luôn nhỏ hơn mục nợ ngắn hạn, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn của người khác nhiều hơn người khác sử dụng vốn của mình. Điều này giúp Công ty tránh được thiệt thòi, đặc biệt trong điều kiện trượt giá nhanh của đồng tiền.


4.1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho


Bảng 4.3: Số vòng quay HTK.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu thuần

1,134,696

1,459,224

1,303,404

Hàng tồn kho

74,370

54,105

69,755

Số vòng quay HTK

13.45

26.97

18.69

Số ngày HTK

26.77

13.35

19.26


(2) Xem chi tiết bảng phụ lục 1 ở phần phụ lục phía sau.


Biểu đồ 4.3: Số vòng quay HTK


Vòng

30

26.97

25


20

18.69

15

13.45

10


5


0

Năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số vòng quay HTK

Số vòng quay HTK ở Công ty vào năm 2004 là 13.45 vòng với số ngày tồn kho cho một vòng là 26.77 ngày, tăng lên vào năm 2005 là 26.97 vòng với số ngày tồn kho cho một vòng là 13.35 ngày, sau đó giảm còn 18.69 vòng với số ngày tồn kho cho một vòng là 19.26 ngày vào năm 2006.


Số vòng quay HTK tăng lên vào năm 2005 là do tốc độ của DT tăng trong khi tốc độ của HTK giảm đi làm cho thời gian hàng trong kho giảm được gần 14 ngày, từ đó làm cho số ngày luân chuyển VLĐ của Công ty cũng giảm theo. Điều này là do vào thời điểm đầu năm 2005 Công ty đã giải quyết được lượng HTK ở năm 2004 chuyển sang với giá cao. Đồng thời, trong vụ Đông Xuân năm 2005, Công ty thực hiện chính sách quản trị HTK mang tính định hướng trong từng giai đoạn, kết hợp giữa tồn kho - bán - mua - sản xuất giao hàng khiến cho lượng HTK ít. Mặc dù vào tháng 7/2005, Chính phủ hạn chế xuất khẩu khiến cho HTK có thể bị ứ đọng nhưng do Công ty cân đối tồn kho hợp lý, ký được hợp đồng với giá cao. Trong quý III, Công ty gút được hợp đồng 52,750 tấn gạo và quý IV là 9.700 tấn gạo, nên hoạt động kinh doanh được duy trì liên tục. Điều này đã góp phần làm giảm lượng HTK vào cuối năm 2005.


Vào năm 2006, tuy số vòng quay HTK giảm còn 18.69 vòng, khiến cho số ngày hàng trong kho tăng thêm khoảng 6 ngày so với năm 2005. Nguyên nhân là do Công ty quyết định không giải phóng lượng HTK với các hợp đồng ký giá thấp trong cuộc chiến về giá cả cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2006. Mặt khác là do ảnh hưởng từ lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ vào 6 tháng cuối năm khiến lượng HTK bị ứ đọng. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì lượng HTK này sẽ được giải quyết cho các hợp đồng xuất khẩu của Chính phủ vào năm 2007.


Liên hệ tỷ số thanh toán với số vòng quay KPT và số vòng quay HTK cho ta thấy Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tốt. Bởi vì hai khoản KPT và HTK có số vòng luân chuyển khá nhanh, hoàn toàn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh khi kỳ hạn nợ đáo hạn phải trả đến.Công ty duy trì tỷ số khả năng thanh toán như vậy là hợp lý.


Tỷ số thanh toán tổng quát không thấp hơn 1 nên Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ. Tỷ số thanh toán không quá cao, nếu quá cao sẽ làm giảm hiệu quả vì như thế Công ty đã đầu tư quá nhiều vào HTK cũng như các KPT có thời gian hoàn trả khá chậm. Bởi vì, Công ty hoạt động theo mùa vụ nên phải có nhiều


HTK dự trữ và KPT cao là điều không thể tránh khỏi ở các công ty xuất nhập khẩu nên Công ty chỉ có thể cân đối chúng ở mức độ hợp lý, đem lại hiệu quả tốt nhất cho kinh doanh.


4.1.2.3.Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động.


Bảng 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu thuần

1,134,696

1,459,224

1,303,404

TSLĐ & ĐTNH

171,636

124,467

100,627

Hiệu suất sử dụng TSLĐ

6.61

11.72

12.95

Biểu đồ 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ


Đồng

14

12

10

8

6

4

2

-

11.72

12.95

6.61

Năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hiệu suất sử dụng TSLĐ


Chỉ tiêu ở bảng 4.4 cho biết vào năm 2004 TSLĐ của Công ty quay được 6.61 vòng, năm 2005 là 11.71 vòng và vào năm 2006 là 12.95 vòng. Số vòng luân chuyển TSLĐ tăng cao qua các năm chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSLĐ ngày càng nhanh.Điều đó có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết với một đồng vốn ít hơn Công ty đã tạo ra một kết quả nhiều hơn, thông qua đó cho thấy sức sản xuất đồng vốn của Công ty ngày càng lớn và khả năng tiết kiệm tương đối của đồng vốn cũng tốt hơn. Kết hợp phân tích chiều ngang và chiều dọc cho thấy tỷ trọng TSLĐ & ĐTNH giảm qua các năm, chủ yếu là do tỷ trọng các KPT và HTK giảm mạnh, đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ & ĐTNH của Công ty, kế đến là sự giảm nhẹ trong trong tỷ trọng các tài sản ngắn hạn khác.


Tuy nhiên, để tăng tốc độ luân chuyển vốn biện pháp cơ bản không phải là giảm vốn, bởi vì với việc giảm vốn như vậy sẽ làm giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực


cạnh tranh của Công ty. Vì vậy ta cần phải xem xét, so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu để có cái nhìn khách quan hơn.


Bảng 4.5: So sánh tốc độ tăng (giảm) DT với NV và số vòng luân chuyển

TSLĐ.


Chỉ tiêu

2004 – 2005

2005 – 2006

Tốc độ tăng (giảm) DT

28.60%

-10.68%

Tốc độ tăng (giảm) nguồn vốn

-14.98%

-1.72%

Tốc độ tăng (giảm) vòng quay TSLĐ

77.34%

10.48%

Nếu so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu qua các năm ta nhận thấy, nguồn vốn hầu như giảm đều qua các năm (năm 2005 giảm 14.98% so với năm 2004, năm 2006 giảm 1.72% so với năm 2005) còn doanh thu năm 2005 tăng 28.60% so với năm 2004, doanh thu năm 2006 giảm đi 10.68% so với năm 2005. Như vậy, trong giai đoạn 2004 – 2005, tuy nguồn vốn có giảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng, vòng quay TSLĐ lại tăng cao chứng tỏ Công ty thực sự đã sử dụng hiệu quả TSLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lại trong từng khâu của quá trình luân chuyển. Đây là thành tích tốt trong khâu quản lý và sử dụng vốn lưu động cũng như TSLĐ trong Công ty.


Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tuy tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm 10.68% lớn hơn so với tốc độ giảm của nguồn vốn (1.72%) cho thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ giảm là do quy mô kinh doanh thu hẹp, năng lực cạnh tranh giảm. Tuy nhiên doanh thu giảm còn do chịu ảnh hưởng từ lệnh tạm dừng xuất khẩu của Chính phủ làm hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong thời điểm rất thuận lợi: giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty lại có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Vì vậy mà chưa thể đánh giá đây là khuyết điểm trong quản lý và sử dụng TSLĐ của Công ty.


Như vậy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm nhưng đó là do giảm mức tồn đọng tài sản NH bằng cách dẩy nhanh thu hồi các KPT, giảm HTK nhằm giảm bớt chi phí. Đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến TSLĐ & ĐTNH qua các năm, góp phần hạn chế ứ đọng vốn, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.


4.1.3 Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn.


4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ.


Bảng 4.6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ.


ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu thuần

1,134,696

1,459,224

1,303,404

Nguyên giá TSCĐ

64,542

77,534

82,986

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

17.58

18.82

15.71

Biểu đồ 4.5: Hiệu suất sử dụng TSCĐ


Đồng

20

19

18

17

16

15

14

18.82

17.58

15.71

Năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hiệu suất sử dụng TSCĐ


Thông qua chỉ tiêu trên ở bảng 4.6 cho thấy, vào năm 2004 cứ 1 đồng TSCĐ đem vào đầu tư sẽ mang lại 17.58 đồng doanh thu, tương ứng vào năm 2005 là 18.82 đồng doanh thu và năm 2006 là 15.71 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2005 cho thấy trong năm này Công ty sử dụng hiệu quả TSCĐ, tận dụng tốt các loại TSCĐ để tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng vào việc sửa chữa, nâng cấp kho tàng, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc trong các dây chuyền lau bóng, cân điện tử, tiếp tục trang bị băng tải và thùng chứa gạo…khiến công sức hoạt động của máy móc thiết bị đạt năng suất cao. Sau đó chỉ tiêu này sụt giảm vào năm 2006, lúc này hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ đạt 15.71, giảm 16.52% so với năm 2005 và giảm 10.64% so với năm 2004. Trong năm này, Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ như mở thêm Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn). TSCĐ tăng trong năm 2006 ngoài việc Công ty đầu tư thêm TSCĐ ra còn do việc bán một phân xưởng sản xuất tại Cần Thơ. Việc gia tăng TSCĐ bằng việc bán TSCĐ là điều không tốt do TSCĐ đó hoạt động không hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ bị giảm mạnh vào năm 2006. Qua đó cho thấy tuy Công ty có tăng đầu tư thêm TSCĐ, nhưng chỉ đạt hiệu quả cao vào năm 2004 và cao nhất vào năm 2005 sau đó hiệu suất sử dụng TSCĐ bị giảm sút.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 10/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí