4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.
Bảng 4.7: Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Đầu tư tài chính DH | 4,353 | 6,967 | 24,951 |
Tài sản DH khác | 2,087 | 2,643 | 2,749 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tầm Quan Trọng Của Việc Quản Lý Tscđ.
- Xuất Khẩu: Angimex Có Năng Lực Sản Xuất 300.000 Tấn Gạo/năm, Sức Chứa Kho Trên 70.000 Tấn, Chất Lượng Sản Phẩm Đạt Tiêu Chuẩn Iso 9001 : 2000. Mỗi Năm
- Tình Hình Sử Dụng Vốn Trong Chính Sách Đầu Tư Tài Sản
- Tỷ Suất Sinh Lời Trên Vốn Csh Theo Phương Pháp Dupont.
- Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 8
- Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex - 9
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Trong năm 2005, Công ty gia tăng đầu tư tài chính DH khiến cho khoản mục này tăng hơn gấp đôi (tăng 60.05% tương ứng 2,613 triệu đồng so với năm 2004). Đầu tư tài chính DH tiếp tục tăng vượt bậc (tăng 258.14% tương ứng 17, 984 triệu đồng) so với năm 2005. Còn đầu tư DH khác trong 2 năm sau cũng có tăng đáng kể. Xét về kết cấu thì tỷ trọng của các khoản mục TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính DH và tài sản DH đều tăng.
Như vậy, trong các năm qua, cơ sở vật chất của Công ty được tăng cường, đồng thời Công ty đã gia tăng đầu tư tài chính DH, chủ yếu là tăng liên doanh, tăng đầu tư vào các đơn vị khác chứng tỏ sự phong phú đa dạng trong hoạt động kinh doanh, sự gia tăng này tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho Công ty
4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Bảng 4.8: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Doanh thu thuần | 1,134,696 | 1,459,224 | 1,303,404 |
Tổng tài sản | 214,210 | 182,111 | 178,973 |
Hiệu suất sử dụng TS | 5.2971 | 8.0128 | 7.2827 |
Biểu đồ 4.6: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Vòng 10
8
6
8.0128
7.2827
5.2971
4
2
0
Năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hiệu suất sử dụng TS
Số vòng quay tổng tài sản năm 2005 là 8.0128 vòng tăng 51.13% so với năm 2004 nhưng sau đó giảm còn 7.2727 vòng vào năm 2006 tương ứng giảm đi 9.11% so với năm trước đó. Số vòng quay tài sản tăng cao ở năm 2005 thể hiện trong năm này khả năng thu hồi vốn nhanh của Công ty. Vào năm 2005, cứ 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại 8.0128 đồng doanh thu cho Công ty, tăng 2.7157 đồng so với năm 2004. Tuy nhiên, chỉ tiêu này bị giảm sút vào năm 2006, 1 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh chỉ thu được 7.2827 đồng doanh thu, giảm đi 0.7301 đồng so với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn có phần giảm sút.
Như vậy, qua phân tích cho thấy, trong cả 2 năm 2005 và 2006, Công ty đã tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng đầu tư hơn so với năm 2004. Nhưng năm 2006, số vòng quay TTS có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả bị giảm sút của Công ty trong việc sử dụng TTS để tạo ra doanh thu. Ta cần xác định xem việc giảm hiệu quả sử dụng TTS là từ việc giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ hay từ việc sử dụng TSCĐ trong đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ở phần phân tích trên ta sẽ xem xét hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSLĐ để xác định nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng TTS.
Tóm lại: qua việc phân tích hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ cho thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ tăng qua các năm, còn hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu huớng giảm mạnh vào năm 2006. Điều này cho thấy việc đầu tư quá nhiều TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không đem lại hiệu quả cao là nguyên nhân làm cho số vòng quay TTS giảm vào năm 2006, hay nói cách khác là hiệu suất sử dụng TTS bị suy giảm. Vào năm 2006, Công ty đã phải chuyển nhượng quyền sử dụng của một phân xưởng sản xuất tại Cần Thơ. Như vậy, việc tạo ra doanh thu trong năm 2006, ngoài phần đóng góp từ việc sử dụng TSLĐ, TSCĐ vào quá trình sản xuất còn có sự đóng góp từ việc nhượng bán TSCĐ (trị giá TSCĐ nhượng bán là 2,839 triệu đồng). Sự gia tăng doanh thu bằng việc nhượng bán TSCĐ là điều không hay, tuy nhiên nếu TSCĐ đó hoạt động không hiệu quả thì việc nhượng bán nó sẽ làm cho Công ty giảm đi chi phí đầu tư vào TSCĐ mà không đem lại nhiều hiệu quả, tiết kiệm chi phí để đầu tư vào các TS có hiệu suất sử dụng cao hơn nhằm gia tăng doanh thu trong các năm tới.
4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính.
4.2.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Bảng 4.9: Hệ số nợ
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Tổng nợ | 158,639 | 97,425 | 93,636 |
Tổng tài sản | 213,895 | 172,402 | 164,244 |
Tỷ số nợ trên TTS | 74.17% | 56.51% | 57.01% |
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2004 là 74.17%, sang năm 2005 giảm còn 56.51% và giữ mức 57.01% vào năm 2006. Điều này cho biết, trong năm 2004 có đến
74.17% tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn vay. Mức độ tài trợ tài sản bằng vốn vay như vậy là rất cao, phần lớn vốn vay là nợ ngắn hạn nên hàng năm Công ty phải trả một lượng tiền lớn cho việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác, dẫn đến khả năng thanh toán trở nên khó khăn, mức độ rủi ro tài chính cao. Với tỷ số như vậy Công ty khó lòng huy động thêm được nguồn vốn từ bên ngoài vì các chủ nợ đánh giá thấp khả năng trả nợ của Công ty.
Sang năm 2005 và năm 2006, tình hình công nợ của Công ty có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. Trong hai năm này, chỉ có khoảng 57% tài sản được tài trợ bằng vốn vay (toàn bộ là vay ngắn hạn). Tuy nhiên để hạn chế rủi ro tài chính Công ty nên tăng nhanh quy mô vốn CSH nhằm đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn.
Nguồn vốn tín dụng qua các năm giảm, trong đó chủ yếu là Công ty giảm các khoản vay và nợ ngắn hạn; nợ dài hạn hầu như không có, như vậy nợ ngắn hạn ở Công ty chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 4.7: Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
% 80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
74.17%
56.51%
57.01%
Năm 2004 Năm 2005
Năm 2006
Năm
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn.
Bảng 4.10: Tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Tổng nợ | 158,639 | 97,425 | 93,636 |
Vốn CSH | 55,571 | 84,685 | 85,337 |
Tỷ số nợ trên vốn CSH | 285.47% | 115.04% | 109.72% |
Tỷ số nợ DH trên vốn CSH | 6.13% | - | - |
Qua bảng 4.10 trên cho thấy trong năm 2004 Công ty được các nhà tài trợ nhiều hơn vốn CSH 185.47%. Điều này cho biết Công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng
kể vào năm 2004. Năm 2005 và năm 2006, mức tài trợ giảm xuống, chỉ nhiều hơn vốn CSH 15.04% và 9.72% tương ứng cho hai năm. Nợ phải trả giảm, kết cấu vốn CSH tăng trong tổng vốn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của Công ty tăng, khả năng độc lập tài chính cao. Tuy nhiên để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên ta xem xét tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH.
Vì tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn CSH, điều này có nghĩa là phần lớn nợ của Công ty là nợ ngắn hạn. Trong hai năm 2005 và 2006, Công ty không vay nợ dài hạn, điều này làm giảm bớt về rủi ro tài chính nếu lợi nhuận của Công ty làm ra không đủ trả lãi vay.
Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH.
%
300
% 250%
200%
150%
285.47%
115.04%
109.72%
100% 74.17%
50%
0%
56.51%
6.13%
57.01%
-
-
Năm 2004 Năm 2005
Năm 2006
Năm
Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn CSH
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH
4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu.
4.3.1.1.Vốn luân lưu.
VLL dương
TSLĐ | Nợ NH |
TSLĐ | Nợ NH |
Vốn DH | |
TSCĐ |
TSCĐ | Vốn DH |
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu duơng ở Công ty
Qua bảng 4.11 cho thấy vốn luân lưu của công ty dương qua các năm, chứng tỏ việc tài trợ từ nguồn vốn là rất tốt. Toàn bộ TSCĐ được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn nghĩa là một cách rất ổn định. Doanh nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho các TSCĐ của mình mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn khác. Đồng thời khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ DN có khả năng thanh toán tốt, có khả năng trang trãi được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Bảng 4.11: Vốn luân lưu.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Nguồn vốn dài hạn | 58,978 | 84,685 | 85,337 |
TSCĐ | 42,547 | 57,644 | 78,346 |
TSLĐ | 171,636 | 124,467 | 100,627 |
Nợ ngắn hạn | 155,231 | 97,425 | 93,636 |
Vốn luân lưu | 16,404 | 27,041 | 6,991 |
Biểu đồ 4.9: Vốn luân lưu
Triệu đồng 30,000
25,000
27,041
20,000
15,000
16,404
10,000
6,991
5,000
-
Năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn luân lưu tăng từ 16,404 triệu đồng ở năm 2004 lên 27,041 triệu đồng ở năm 2005. Điều này là do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tăng (từ 55,571 triệu đồng lên 84,685 triệu đồng). Sự gia tăng vốn lưu động dựa trên nguồn vốn tự có của DN là rất tốt. Điều này có nghĩa rằng DN hoạt động thu được lợi nhuận hay huy động được thêm vốn từ bên ngoài.
Sang năm 2006, vốn luân lưu giảm còn 6,991 triệu đồng. Điều này là do TSCĐ tăng 35.91% và TSLĐ giảm 19.15% trong khi đó nguồn vốn dài hạn chỉ tăng 0.77% và nợ vay ngắn hạn chỉ giảm 3.98% so với năm 2005. Tuy vốn luân lưu giảm mạnh nhưng vẫn còn dương. Mặt khác, trong năm 2006, DN đầu tư phát triển xây dựng thêm hai cửa hàng dẫn đến TSCĐ tăng mạnh và nhanh hơn nguồn vốn dài hạn. Vốn luân lưu giảm
mạnh vào năm này làm cho mức độ an toàn tài chính của DN giảm xuống. Tuy vậy, việc giảm vốn này là nằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Công ty. Nên nếu trong đà phát triển, DN sinh ra được lợi nhuận hoặc huy động được thêm nguồn vốn dài hạn, thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời, không đáng ngại. Vì vốn dài hạn sẽ dần dần tăng lên bằng mức TSCĐ đem đầu tư và vốn luân lưu sẽ tăng cao trở lại.
Vốn luân lưu giảm mạnh trong năm 2006 chủ yếu là do TSLĐ giảm nhiều, trong đó giảm nhiều nhất là KPT khách hàng. Hàng tồn kho tăng 28.42% trong khi VLL giảm cho thấy Công ty không xảy ra tình trạng cạn dự trữ do duy trì quá ít HTK trong kho. Mặt khác, để giữ vững nguồn nguyên liệu đầu vào, trong năm 2006 Công ty đã mở rộng đối tác để tham gia cung ứng. Ngoài Công ty TNHH Đức Thành, Công ty TNHH Tiền Giang, Công ty đã chọn thêm 3 đối tác nằm trong khu vực: Lấp Vò, Thốt Nốt, Phú Hoà và trong những trường hợp mất mùa do thiên tai, ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào lương thực dành cho xuất khẩu, Công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu từ Campuchia góp phần bổ sung nguồn cho thị trường.
4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu.
Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Khoản phải thu | 81,507 | 64,336 | 26,242 |
Hàng tồn kho | 84,370 | 54,105 | 69,755 |
Nợ ngắn hạn | 155,231 | 97,425 | 93,636 |
Nhu cầu vốn luân lưu | 10,646 | 21,016 | 2,361 |
Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu.
Triệu đồng 25,000
20,000
21,016
15,000
10,000
10,646
5,000
2,361 Năm
-
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nhu cầu vốn lưu động năm 2005 tăng gấp đôi so với nhu cầu vốn lưu động năm 2004. Điều đó là do trong năm 2005 tuy các nợ phải thu và hàng tồn kho có giảm nhưng tốc độ giảm của phần sử dụng vốn này vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của khoản nợ ngắn hạn được vay, dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh. Trong trường hợp này, Công ty nên lưu ý không nên sử dụng vốn lưu động tài trợ phần lớn cho tồn kho. Đây không phải là quyết định sử dụng vốn tốt, vì có thể DN đã sử dụng nguồn vốn dài hạn, tốn kém cho việc sử dụng ngắn hạn mà đáng lẽ việc sử dụng này phải do tín dụng ngắn hạn tài trợ (tín dụng ngắn hạn có chi phí thấp hơn).
Sang năm 2006, DN đã khắc phục được tình trạng nhu cầu vốn luân lưu tăng quá cao. Nhu cầu vốn luân lưu đã giảm xuống còn 2,361 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu rất tốt chứng tỏ DN cân đối tốt trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ và sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSCĐ, nâng cao sự ổn định và an toàn về mặt tài chính.
Bảng 4.13: Vốn bằng tiền
ĐVT: Tiệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Vốn luân lưu | 16,404 | 27,041 | 6,991 |
Nhu cầu vốn luân lưu | 10,646 | 21,016 | 2,361 |
Vốn bằng tiền | 5,758 | 6,024 | 4,629 |
Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền.
Triệu đồng 7,000
5,758
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
Năm 2004
6,024
4,629
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Qua bảng 4.13 cho thấy, trong cả 3 năm gần đây vốn bằng tiền của DN đều dương, chứng tỏ vốn luân lưu của DN không những đáp ứng đủ nhu cầu về vốn luân lưu mà còn dư tiền trong quỹ, lượng tiền này gần tương đương nhau qua các năm. Như vậy, DN có nhu cầu vốn luân lưu dương qua các năm, đây là điều thường gặp trong các DN có ngành hoạt động theo thời vụ. Tuy nhu cầu vốn luân lưu dương nhưng vốn luân
lưu của DN vẫn đủ tài trợ, tình hình tài chính như vậy là rất lành mạnh, hiệu quả sử
dụng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh là tốt.
Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân lưu bằng vốn luân lưu.
30,000
27,041
25,000 21,016
20,000
16,404
15,000
10,000
5,000
-
10,646
6,991
5,758
6,024
2,361
4,629
Năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn luân lưu
Nhu cầu VLL
Vốn bằng tiền
Tóm lại: Vốn luân lưu dương phản ánh TSCĐ được tài trợ một cách vững vàng. Nợ ngắn hạn ít, kéo thu nhu cầu vốn luân lưu dương. Nhưng vốn luân lưu vẫn đủ đáp ứng nhu cầu này. Riêng vốn bằng tiền và các KPT đã thừa đủ để trả các món nợ ngắn hạn. Tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn và đến năm 2006, khả năng thanh toán của Công ty tốt, sự độc lập tài chính ở mức cao, Công ty còn có khả năng vay dài hạn vì nợ dài hạn ở Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu như không có vay thêm vào các năm 2005 và 2006.
Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền.
ĐVT: Triệu đồng | ||||
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | ||
Vốn bằng tiền 5,758 | Vốn bằng tiền 6,024 | Vốn bằng tiền 4,629 |
NC VLL 10,646
NC VLL 21,016
HTK KPT 165,877
Nợ NH 155,231
Nợ NH 97,425
NC VLL 21,016
HTK KPT 95,997
Nợ NH 93,636
HTK KPT 118,441
Quả Sử Dụng Vốn Tại AN
VLL 16,404
VLL
NC VLL 10,646
16,404
u
Hiệ
X
VLL
27,041
TSCĐ
Vốn DH 58,978
VLL 27,041
VLL 6,991
VLL
NC VLL
2,361
6,991
GIME
TSCĐ
36
Vốn DH 84,685
TSCĐ
Vốn DH 85,337