Hỗ Trợ Các Nhtm Thực Hiện Các Hoạt Động Mua Bán, Sáp Nhập


3.3.1.2 Hỗ trợ các NHTM thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập

Nhà nước cần tạo cơ chế mở để khuyến khích hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), đặc biệt đối với các đối tác chiến lược nước ngoài. Thực trạng tái cấu trúc các NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy sự hạn chế của nguồn lực trong nước; trong khi đó hoạt động M&A là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đào thải những ngân hàng hoạt động yếu kém. Chính vì vậy, việc kêu gọi các nguồn lực nước ngoài tham gia tái cấu trúc ngân hàng bằng hoạt động M&A là cần thiết. Cụ thể, Nhà nước có thể mở rộng giới hạn của các nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần các NHTM trong nước; đồng thời sử dụng các biện pháp quản lý tài chính vĩ mô để kiểm soát, tránh tình trạng thao túng của các tổ chức nước ngoài với thị trường tài chính Việt Nam.

3.3.1.3 Phát triển thị trường mua bán nợ

Nhà nước nên có chính sách phát triển thị trường mua bán nợ. Nợ xấu hiện nay được xem như một loại hàng hóa tài chính có thể mua bán, vừa giúp lành mạnh hóa thị trường tài chính lại vừa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu vẫn còn rất lớn trong khi số lượng công ty mua bán nợ xấu hiện nay rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu mua bán nợ xấu của thị trường. Ngoài ra, sự hạn chế về chủ thể tham gia thị trường theo quy định của pháp luật; những vấn đề pháp lý chưa rõ ràng về quyền và trách nhiệm của bên mua nợ và bên bán nợ; thiếu sự hướng dẫn các biện pháp thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo là những lý do khiến thị trường mua bán nợ của Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả.

Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra một thị trường chuyên nghiệp với sự hoạt động của nhiều công ty mua bán nợ, có cơ chế và quy định rõ ràng để tạo điều kiện xử lý nợ và tạo nên thị trường tài chính lành mạnh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn cho DATC, VAMC để tăng năng lực xử lý nợ của các công ty này. Từ đó, các công ty mua bán nợ có thể tối ưu hóa danh mục tài sản và xác định giá bán hợp lý để tăng tính thanh khoản cho các khoản nợ, đẩy mạnh sự thông suốt và tăng hiệu quả vận hành của thị trường.


3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Tiếp tục xúc tiến các hoạt động tái cấu trúc ngân hàng

Với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN nên tiếp tục xúc tiến các hoạt động tái cấu trúc của các NHTMCP bao gồm cả tái cơ cấu nội bộ ngân hàng và các hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng để thông qua đó loại ra khỏi hệ thống những NHTMCP yếu kém, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc đẩy mạnh tái cấu trúc các NHTMCP sẽ giúp tạo ra một hệ thống ngân hàng mới với quy mô lớn hơn, năng lực tài chính mạnh hơn và hoạt động lành mạnh hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó NHNN cũng cần có biện pháp hạn chế và chấm dứt tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTMCP – một trong những nhân tố tạo nên nền tài chính không lành mạnh và làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

3.3.3.2 Giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTMCP

Hoạt động của các NHTMCP nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đó có thể là rủi ro khách quan trong qua trình mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đó cũng có thể là rủi ro từ chính các NHTMCP khi vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà bỏ qua các điều kiện an toàn cần thiết. Rủi ro xảy ra đi kèm rất nhiều hệ lụy không chỉ đối với một ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, các NHTMCP cần phải nhận được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quản lý nói chung và NHNN nói riêng để tránh các nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo an toàn lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. Việc giám sát của NHNN ngoài mục đích đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn còn nhằm giúp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đ ng giữa các NHTM với nhau. NHNN cần có biện pháp giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo các chủ trương chính sách vĩ mô của các NHTMCP, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 24

3.3.3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại

NHNN đóng vai trò là đầu mối để hướng dẫn, kết nối các NHTM trong việc tổ chức thực hiện thanh toán, trang bị công nghệ ngân hàng. Vì vậy, hệ thống thông tin quản lý của NHNN cần cập nhật những công nghệ hiện đại để bắt kịp các xu


hướng thanh toán mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Đồng thời, một hệ thống thông tin hiện đại còn giúp NHNN cập nhật kịp thời các diễn biến tài chính tiền tệ cũng như các thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

3.3.3.4 Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTMCP Việt Nam Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân khách quan khiến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam còn thấp trong thời gian qua. Vì vậy, NHNN có thể xem xét thực hiện nới room (giới hạn sở hữu cổ phần) của các nhà đầu tư ngoại. Một mặt, quyết định này sẽ hỗ trợ các NHTMCP Việt Nam tăng vốn trong thời gian ngắn, nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Mặt khác, việc nới room cũng giúp hỗ trợ lộ trình thoái vốn tại một số ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối. Tuy nhiên, nới rộng giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông nước ngoài nên được thực hiện từ từ và theo lộ trình cụ thể. Các NHTMCP Việt Nam cần có thời gian để cải thiện hiệu quả HĐKD, nâng cao năng lực quản lý điều hành, chủ động trong việc tiếp nhận công nghệ và

phong cách quản lý mới, tránh tình trạng bị các nhà đầu tư nước ngoài thao túng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 luận án nêu lên những định hướng của Chính phủ và NHNN đối với sự phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam và những định hướng nâng cao hiệu quả HĐKD của chính các ngân hàng. Ngoài ra, những cơ hội và thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam trong tiến trình hội nhập cũng được phân tích. Dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam, định hướng, cơ hội và thách thức, luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp về vốn; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí; Nhóm giải pháp gia tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng và Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng.


KẾT LUẬN

Hiệu quả HĐKD của NHTMCP luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh của toàn bộ hệ thống tài chính. Do đó, việc đánh giá tổng thể hiệu quả và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam là rất cần thiết. Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, tác giả đã thực hiện:

(1) Xác lập khung lý thuyết về ngân hàng và hiệu quả HĐKD của NHTM. Nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM.

(2) Tổng hợp các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm: phương pháp truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính và phương pháp hiện đại qua việc xây dựng đường biên hiệu quả.

(3) Hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam được đo lường dựa trên 6 nhóm chỉ tiêu được thiết lập theo phương pháp truyền thống. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo cách tiếp cận hiện đại bằng cả hai phương pháp: DEA và SFA. Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa hiệu quả của các ngân hàng khi sử dụng phương pháp truyền thống và hiện đại.

(4) Sử dụng mô hình hồi quy TOBIT để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và chiều hướng ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.

(5) Dựa vào các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD, cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng, định hướng phát triển của các NHTMCP trong thời gian tới, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong thời gian tới.

Về hạn chế của luận án, do hạn chế về khả năng phân tích, tiếp cận số liệu, kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận án không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Nghiên cứu sinh mong nhận được những đánh giá, góp ý của các nhà khoa học để công trình nghiên cứu hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Dân (2004) “Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Tạ Thị Kim Dung (2016), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Viện Chiến lược phát triển.

3. Trần Thọ Đạt & Lê Thanh Tâm (2016). “Đánh giá thể chế hệ thống ngân hàng thương mại thông qua chỉ tiêu lành mạnh tài chính (FSIs) trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”. Hội thảo quốc gia: Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Quốc gia ĐTĐL.XH.09 15.

4. Trần Huy Hoàng (2018), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Lần 1, Hà Nội, tr.2.

5. Trần Huy Hoàng & Nguyễn Hữu Huân (2016) “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế”. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Số 19, tr88

– 101.

6. Nguyễn Việt Hùng (2008) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Lê Thị Hương (2002) “Nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Phạm Mạnh Hùng (2018), “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.

9. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Quản trị tác nghiệp NHTM, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM cổ phần Việt Nam”. Tạp chí Tài chính tiền tệ, mục nghiên cứu Kinh tế, số 450, tháng 11 2015, tr.43-51.


11. Cấn Văn Lực (2018) “Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

12. Trịnh Ngọc Lan (2020), “Tọa đàm khoa học “Quản lý, phát triển Bancassurance tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu và trao đổi – Diễn đàn Tài chính – tiền tệ, thitruongtaichinhtiente.vn.

13. Luật Doanh nghiệp số 68 2014, ban hành ngày 20 11 2014.

14. Luật NHNN số 46 2010 QH12 quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,ban hành ngày 16 6 2010.

15. Luật TCTD số 47 2010 QH12 quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng, ban hành ngày 16 6 2010.

16. Nguyễn Khắc Minh (2004), Từ điển Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

17. Nguyễn Quang Minh (2015) “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A”. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

18. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Tài chính.

19. Đặng Thị Minh Nguyệt (2017), "Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.

20. Nguyễn Thu Nga (2017) “Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

21. Phan Thị Hằng Nga & Trần Phương Thanh (2017) “Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại: Tiếp cận phương pháp DEA”. Tạp chí Ngân hàng, số 24 – Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


22. Lê Thị Kim Nhung & Lê Nam Long (2016) “Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu vào AEC và TPP”. Tạp chí Ngân hàng Số 11 2016.

23. Nghị định số 141 2006 NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

24. Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Quang Tuân (2020), “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính.

25. Quyết định số 254 QĐ-TTg ngày 1 3 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”

26. Quyết định số 1058 QĐ-TTg ngày 19 7 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020

27. Quyết định số 986 QĐ-TTg ngày 8 8 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

28. Nguyễn Minh Sáng (2013) “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM”. Tạp chí Phát triển & hội nhập, Số 11(21), tr.10-15.

29. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

30. Nguyễn Thị Hà Thanh & Lê Hoàng Việt (2018) “Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016”. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 103, tr.1 – 17.

31. Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) “Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 11 2013, tr.16-17.

32. Nguyễn Thị Thu Thương (2017) “Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, Số 50, tr. 52-62.


33. Liễu Thu Trúc & Võ Thành Danh (2012) “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Tạp chí khoa học – Trường Đại học Cần Thơ , Số 21a, tr.158-168.

34. Lê Anh Tuấn (2003) “Giải pháp mở rộng và nâng cao HQKD ngoại tệ của các NHTM quốc doanh Việt Nam”. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

35. Thông tư số 16 2018 TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 31/7/2018.

36. Thông tư 36 2015 TT-NHNN Quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng, ban hành ngày 31/12/2015.

37. Thông tư Số 36 2014 TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20/11/2014.

38. Thông tư 19 2010 TT-NHNN ban hành ngày 27 09 2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13 2010 TT- NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong họat động của tổ chức tín dụng.

39. Thông tư 41 2016 TT-N NN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

40. Thông tư 42 2018 TT-NHNN sửa đổi thông tư 24 2015 TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh NHNN đối với khách hàng vay là người cư trú do NHNN Việt Nam ban hành.

41. Gia Viên (2018), “Tại sao Việt Nam chỉ có khoảng 7% dân số có bảo hiểm?”.

Đặc san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam 2017.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

42. Aigner, D.J. & Chu, S.F. (1968) “On Estimating the Industry Production Function”. The American Economic Review 4, 58, pp. 826-839.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí