Hệ thống NN không những cung cấp cho người nói khả năng lựa chọn cái có sẵn mà còn cung cấp cho họ cái khả năng tạo lập, phát triển, mở rộng, sáng tạo cái mới. Tất cả đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của NN, hình thái NN. CTLC dựa vào khả năng tiềm tàng và quy luật sâu xa của NN.
1.2.2.7. Các bước tiến hành cho cấu trúc lựa chọn
a. Các bước tiến hành cho CTLC lập mã:
Đầu tiên là người phát phải lựa chọn ND, sao cho phù hợp với mục đích GT.
Người phát sẽ lựa chọn, cân nhắc tới các thông số ở phía người nhận, và phải tính đến khả năng quyền tiếp nhận, đồng ý hay không đồng ý. (Từ đó, mới có thể quyết định lựa chọn ND và HT nào cho phù hợp với ND thông điệp sắp truyền đi).
Bước kế tiếp là lựa chọn và cân nhắc các cách thức HT thể hiện sao cho phù hợp với ND mà người phát đã lựa chọn trước khi nói.
Bước cuối cùng là hoàn thành PN với ý đồnhất định kết hợp với các nhân tố như: ngữ cảnh, sở chỉ, chỉ xuất, TGĐ, HĐ ngôn từ, CTTB, NNXHH…
b. Các bước tiến hành cho CTLC giải mã:
Đầu tiên là người nhận phải đưa ra nhiều cách hiểu về ND sao cho phù hợp với cái được thông báo của người phát.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Lí “Giải Thuyết Cục Bộ” Và “Phép Suy Luận Tương Tự”
- Lí Thuyết Về Cấu Trúc Lựa Chọn Để Tạo Nghĩa
- Đặc Điểm Và Điều Kiện Của Cấu Trúc Lựa Chọn
- Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán bằng tiếng Việt - 8
- Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán bằng tiếng Việt - 9
- Dựa Vào Sự Kết Hợp Hình Thái Cấu Trúc- Mục Đích Gt- Tính Chất Trực Diện
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Bước tiếp theo là người nhận sẽ lựa chọn và cân nhắc tới các thông số ở phía người phát và ở cả phía mình, có như vậy thì mới có thể quyết định lựa chọn ND và HT nào cho phù hợp của ND thông điệp hồi đáp sắp truyền đi.
Bước kế tiếp là lựa chọn và cân nhắc các cách thức thể hiện sao cho phù hợp với ND mà người nhận đã lựa chọn trước khi nói.
Bước cuối cùng là hoàn thành PN với những ý đồ giao tế nhất định kết hợp với các nhân tố như: ngữ cảnh, sở chỉ, chỉ xuất, TGĐ, HĐ ngôn từ, CTTB…
1.2.2.8. Các mối quan hệ của cấu trúc lựa chọn
1/ Cấu trúc lựa chọn trong mối quan hệ giữa hình thức- nội dung
Trong cuộc thoại, khi người nói nhận lượt lời để nắm quyền được nói (floor), họ buộc phải tổ chức cấu trúc HT và ND ý nghĩa (nghĩa tường minh, YNHÂ, nghĩa cũ và nghĩa mới …). Họ phải tổ chức ”đóng gói”[183, tr 157] tức là phải lựa chọn, tổ chức, sắp xếp các thông điệp của mình theo những điều mà họ nghĩ là người nghe biết và không biết. Khi nghiên cứu phần ý nghĩa thuộc về người nói, CTLC nhất thiết phải tìm hiểu xem bằng cách nào mà người nói có thể suy luận về những gì được nói ra, để đi đến việc hiểu cái ý nghĩa mà người nói chủ định truyền đạt, hoặc bằng cách nào mà một lượng lớn những điều không được nói ra lại được nhận biết như là một phần ND của những gì được thông báo.
Vậy việc nghiên cứu CTLC là nghiên cứu những cách thức, phương cách, cấu trúc, cơ chế giúp cho sự thông báo được nhiều hơn những gì được nói ra bằng lời trên bề mặt PN. Trong hoạt động, lời nói mới thực sự diễn ra sự lựa chọn có mục đích đối với hình thái NN, tạo ra những cách thức lựa chọn khác nhau và tạo ra những quy tắc lựa chọn khác nhau của CTLC để tạo nên hiệu quả khác nhau cho hệ thống thông báo.
Sau đó, đến lượt mình, chính CTLC sẽ có tác dụng chi phối lại việc lựa chọn các hình thái NN, trở lại phục vụ tốt hơn cho bình diện dụng học của hình thái NN. CTLC liên quan với ý nghĩa trong sự lựa chọn cấu trúc HT tương ứng với cấu trúc ND. Ý nghĩa và mục đích của CTLC chủ yếu thể hiện cái được thông báo bởi người nói và cái được hiểu từ thông báo đó của người nghe hay là cái mà người ta muốn nói qua các PN hơn là với cái mà bản thân các từ hay các cụm từ trong các PN đó có thể nói. Như vậy, nghiên cứu CTLC là nghiên cứu phần ý nghĩa thuộc về người nói.
Cho đến nay, cái khó nhất trong thực tế nghiên cứu NN là nhận dạng và lí giải mối quan hệ giữa ND, HT trong hệ thống ổn định, có sẵn. Việc nhận dạng, lí giải mối quan hệ giữa ND, HT càng khó hơn nữa trong ngữ cảnh GT [92]Vì trong tính hiện thực của hoạt động NN, các bình diện kết học, nghĩa học, dụng học là những thực thể vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa thể hiện đồng thời, vừa dựa vào nhau để tồn tại, rất khó chia tách chúng ra một cách rạch ròi. Khi đề cập đến bình diện ngữ dụng của HĐ nói, người ta buộc phải chạm tới kết học và nghĩa học, chạm tới tính logich về cách nhận thức của người phát và người nhận và tính logich của bản thân hiện thực khách quan (sự tình) được họ nhận thức.
Ngược lại, bản thân người phát càng phải tuân thủ quy luật logich nhận thức và quy luật logich của hiện thực khách quan bằng cách thực hiện CTLC đã có để đạt được đích NN. CTLC sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để thể hiện cái logich tự nhiên, sự gắn bó, ràng buộc nhau một cách “có lí do” giữa HT và ND, giữa quy luật nhận thức và hiện thực khách quan, giữa người phát tin và người nhận tin, giữa nghĩa tường minh và YNHÂ, giữa HT- ND thực sự cần truyền đạt ở sâu trong tín hiệu NN… Để đạt được điều này, chúng ta phải quan tâm đến những tiền đề hình thành nên sự gắn bó logich tự nhiên nêu trên, tiền đề của CTLC phải dựa trên cơ sở của hoạt động năng động tư duy với quy luật của quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng.
Nghiên cứu CTLC phải đứng trên quan điểm tuân thủ nguyên tắc về tính quy định của mối quan hệ quy định lẫn nhau của HT và ND, của phạm trù ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Sự lí giải các lớp nghĩa của hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc lập mã. Mà cấu trúc lập mã không thể tách rời khỏi cơ cấu HT ngữ pháp. Ngược lại, sự lí giải cơ cấu ngữ pháp hoàn toàn không thể tách rời khỏi cơ cấu ngữ nghĩa và ngữ dụng. Cơ cấu ngữ pháp (lựa chọn HT ) là phương tiện chính để hình thành nên cơ cấu ngữ nghĩa – ngữ dụng. Sự lựa chọn cơ cấu HT phải tuân theo và vì sự định hình của cơ cấu ND. ND luôn tồn tại, phát triển gắn liền, không thể tách rời cấu trúc HT. CTLC phải hình thành trên sự thống nhất trong mối liên hệ tự nhiên giữa HT- ND, giữa phạm trù ngữ phápphạm trù ngữ nghĩa của hiện thực và đích của người sử dụng.
CTLC còn phải tuân thủ nguyên tắc về tính chỉnh thể. CTLC là cấu trúc chỉnh thể HT- ND. Cấu trúc chỉnh thể này được tạo ra trên cơ sở nhận thức của sự lựa chọn, điều chỉnh, tính toán phân bố sao cho hợp lí để phát huy tất cả mọi tiềm năng ngữ nghĩa có thể có. Nó thể hiện sự tương tác hai chiều: giữa chỉnh thể- từng yếu tố trong cấu trúc, giữa HT- ND, giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa- ngữ dụng.
CTLC tuân thủ nguyên tắc về tính cá nhân, nghĩa ở đây không phải chỉ là cái chung chung thuộc về XH, mà còn mang tính cá nhân cụ thể, ngữ cảnh cụ thể.
CTLC tuân thủ nguyên tắc về tính cụ thể, có nghĩa là thao tác lựa chọn không thể tách tời hệ ngữ đoạn và hệ liên tưởng của nhận thức tư duy”, nếu phân tích đến cùng thì các thực thể trừu tượng bao giờ cũng dựa trên những thực thể cụ thể. Không thể có một sự trừu tượng hóa khái quát nào, nếu không có các yếu tố vật chất làm nền tảng và nó bao giờ cũng phải trở về với các yếu tố cụ thể đó”[72].
CTLC tuân thủ nguyên tắc về tính mở rộng, bởi vì chức năng thông báo của NN luôn luôn “mở”, tức là khi lựa chọn NN để lập mã và lựa chọn NN để giải mã chúng ta phải mở rộng việc xem xét những biểu hiện của hình thái NN, mở rộng phạm vi của sự thể hiện hình thái “ngoài cái bên ngoài, ”để có thể phát hiện nghĩa “mới”thông qua vai trò của chức năng thông báo. Chúng tôi cần lặp lại quan điểm những gì được thông báo luôn nhiều hơn những gì được nói ra thành lời.
2/ Cấu trúc lựa chọn và hoạt động năng động của tư duy để tạo nghĩa
Khảo sát CTLC trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động năng động của tư duy là dựa vào quan điểm: ngữ nghĩa không phải là cái hoàn toàn sẵn có ở trong hệ thống, mà ngữ nghĩa và nhất là nghĩa “mới” được tạo nên từ CTLC có mục đích NN thì nghĩa mới lại càng hình thành rất năng động, biến thiên, phát triển phong phú, đa dạng, luôn bổ sung vào cái đã sẵn có trong ngữ cảnh cụ thể.
Xuất phát từ quy luật quan hệ giữa tư duy- NN; từ hoạt động năng động của nhận thức gắn với thực tiễn làm tiền đề cho NN đa dạng; NN làm tiền đề cho tư duy hướng vào thực tiễn để hoạt động một cách có định hướng, Mác nói rằng: “NN không có tư tưởng thì không tồn tại, còn tư tưởng phải thể hiện trong cái chất tự nhiên của NN. Do đó, tư duy làm thành ND của NN, còn NN đến lượt mình là cái cố định, hiện thực hóa tư duy” [100, tr 66]. Như vậy, NN là phương tiện truyền đạt nghĩa, nhưng đồng thời là tiền đề, là điểm tựa cho sự phát triển tiếp theo của “ chính bản thân nó và vì nó”, qua quan hệ NN và tư duy, qua con đường phát triển của nhận thức.
Nghĩa sau (nghĩa mới) luôn luôn có mối liên hệ với nghĩa trước (nghĩa cũ), nghĩa trước làm tiền đề để phát triển cho nghĩa mới. Tư duy NN chính là tiền đề hình thành nên các yếu tố của CTLC, thể hiện sự gắn bó tự nhiên của logich nhận thức và sự tình hiện thực. CTLC phải dựa trên cơ sở của hoạt động năng động tư duy NNXHH điển hình, với quy luật của quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng để tạo nghĩa “mới” (có thể ổn định hay lâm thời theo ngữ cảnh), mà cái “mới” được sản sinh ra chính là nhờ lựa chọn từ cái tương đối ổn định, dựa trên cơ sở của cái cũ, gắn liền với cái cũ, lấy cái cũ làm tiền đề để tạo nghĩa “ mới “, thông qua hoạt động nhận thức thực tiễn gắn liền với NN. Nó không những dựa trên cơ chế tạo nghĩa trong quan hệ giữa NN và tư duy mà còn được chú trọng trong mối quan hệ của tư duy với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiền đề để tạo lập và giải thích các bước nhận thức của quá trình lập mã và giải mã NN để tạo nghĩa.
Thêm vào đó, mối quan hệ giữa NN và thực tiễn cũng phải được chú trọng. Như vậy, CTLC trong các mối quan hệ giữa NN và tư duy, giữa tư duy và thực tiễn, giữa NN và thực tiễn nhằm mục đích tạo nghĩa đã đặt đối tượng thực tiễn vào những mối quan hệ mới. Từ đó, thông qua những mối quan hệ mới đó để các thuộc tính mới của đối tượng hay nghĩa mới được định hình. Ngoài ba mối quan hệ trên, thao tác lựa chọn NN còn được chú trọng trong mối quan hệ giữa NN và NN. CTLC thông qua năng động nhận thức của tư duy phải tuân theo cơ chế hoạt động, quy định kéo theo giữa NN và NN ở tất cả các phạm vi, quy mô, cấp độ, và bình diện của NN.
Mặt khác, lời nói vừa là sản phẩm tồn tại, vừa không phải là sản phẩm tồn tại dưới dạng tiềm năng trong bộ óc của mỗi người, không giống như một pho từ điển cới các bản in đều giống nhau, được phân phối cho từng cá nhân. Vì vậy, CTLC tạo ra lời nói vừa là một phương tiện cho cả người nói lẫn người nghe; hoạt động tuân theo một thể chế bắt buộc, có quy tắc; nó vừa là một hoạt động đa dạng, sáng tạo của mỗi cá nhân, mang tính cá nhân rất rõ .