Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán bằng tiếng Việt - 8

Ở khía cạnh khác, sự phát triển nhận thức của tư duy đối với sự tình, kéo theo sự phát triển nghĩa mới, đã kéo theo sự mâu thuẫn giữa ND và HT thể hiện. Ngược lại, sự mâu thuẫn về ND và HT góp phần cho sự phát triển của tư duy và tạo nghĩa mới. Muốn giải quyết mâu thuẫn này phải sử dụng nhiều cách như điều chỉnh, cải tạo, cải biên lại HT cũ để tạo thêm HT mới.

Đồng thời là sự lựa chọn kết hợp sắp xếp lại các HT cũ một cách hợp 1

Đồng thời là sự lựa chọn, kết hợp, sắp xếp lại các HT cũ một cách hợp lí cũng ở trong các cách trên đây để có thể góp phần vào giải quyết mâu thuẫn ấy

3/ Cấu trúc lựa chọn- sự chuyển hóa nghĩa trong cơ chế ngôn ngữ và ngữ cảnh

Ngữ cảnh là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đối với điều được nói ra, vấn đề người nói đã tổ chức như thế nào, theo một quy luật lựa chọn NN như thế nào cho phù hợp với điều được nói ra, phù hợp với ngữ cảnh và với người mà người nói định nói tới. Đó là những vấn đề: nói với ai? Ở nơi nào? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? CTLC là nghiên cứu ý nghĩa của ngữ cảnh. Đây là điểm khác với hướng nghiên cứu của các nhà NNH hình thức.

Vì chúng ta khảo sát cái cách mà người nói dùng NN gắn liền với ngữ cảnh, mô tả cái điều mà người nói và người nghe đang làm trong ngữ cảnh, mối quan hệ giữa người nói và PN, mối quan hệ tiềm ẩn giữa PN này với PN khác…Để thấy rõ được vai trò của ngữ cảnh, chúng ta thử đặt một PN nào đấy vào trong ngữ cảnh nhất định để lí giải, sau đó chúng ta đặt PN đó vào trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác và thử đặt các câu hỏi: PN đó sẽ có ý nghĩa gì khác không khi ngữ cảnh khác đi? Nó có đạt hiệu quả gì khác không? Nó tác động tới người GT như thế nào?. . . Ví dụ (5) như:

Ngữ cảnh 1 (Người mua): Bịch này những năm cân cơ á? (Ngữ cảnh: MB, người mua có hàm ý chê hàng nhẹ, trách người bán cân thiếu…) Khác với:

Ngữ cảnh 2 (Người được cho): Bịch này những năm cân cơ á? (Ngữ cảnh được biếu tặng, người được biếu tặng có hàm ý bảo người cho đã cho mình quá nhiều, đương nhiên là hàm ý tích cực, khen gói quà nặng…). Vậy, các PN giống nhau trong các cảnh huống khác nhau sẽ chuyển tải các thông điệp khác nhau.

”Ngữ cảnh (situationnal context) là bối cảnh ngoài NN của một PN hay là những thông tin ngoài NN góp phần tạo nên nghĩa của PN”, bao gồm: đối ngôn; hiện thực ngoài diễn ngôn. Đối ngôn còn gọi là người tham gia GT, có hai loại quan hệ chi phối, đó là quan hệ tương tác và quan hệ liên cá nhân.

a. Trong một cuộc GT bao giờ cũng có sự phân vai GT hay còn gọi là vai tương tác, tạo nên quan hệ tương tác, gồm vai nói và vai nghe. Vì đối thoại là HĐ XH bằng lời nên giữa các đối ngôn đều phải có ý định, niềm tin, kế hoạch … nhằm đạt được đích, tức làm cho ý định đối thoại của mình thành hiện thực. Quan hệ tương tác còn có biểu hiện nữa là quan hệ vị thế GT như: khởi phát, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân phát lượt nói… của các đối ngôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

b. Bên cạnh quan hệ tương tác là quan hệ XH. Quan hệ XH này chi phối GT cả ND và HT và chuyển thành quan hệ liên cá nhân: trục dọc, trục vị thế XH, tôn ti, quyền uy (power), do địa vị XH, tuổi tác, học lực, tài sản…trong từng con người của XH, nền văn hóa chi phối và quy định tính bình đẳng hay bất bình đẳng giữa các đối ngôn. Quan hệ liên cá nhân còn xét trên trục ngang, thân cận (solidarity) hay trục khoảng cách (distance)], được đặc trưng như hai cực thân tình và xa lạ. Hai cực quyền uy và thân cận (vị thế GT- quan hệ liên cá nhân) có liên quan với nhau nhưng không đồng nhất. Quan hệ tương tác là do chính GT mà có. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ từ bên ngoài áp đặt lên quan hệ tương tác [38, tr 97].

c. Loại trừ các đối ngôn, tất cả những cái tạo thành môi trường cho một cuộc GT được gọi chung là hiện thực ngoài NN, bao gồm các yếu tố là hoàn cảnh GT rộng, hoàn cảnh GT hẹp, hiện thực được nói tới, hệ quy chiếu và ngữ huống. Hoàn cảnh GT rộng là tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí…cho các cuộc GT. Hoàn cảnh GT hẹp là không gian, thời gian, nơi chốn cụ thể của cuộc GT.

Khái niệm về không gian ở đây gắn với một tọa độ về thời gian và nơi chốn cụ thể với những điều kiện, đồ vật, nhân vật tiêu biểu trong không gian đó buộc phải có những cách ứng xử bằng lời tương thích và phù hợp. Hiện thực được nói tới là sự vật, hoạt động…ngoài NN, hay của chính NN, là một khúc đoạn trong hiện thực khách quan và chủ quan được nói tới trong cuộc GT.

Có thể chia hiện thực đề tài thành hai loại: hiện thực đề tài ngoài NN và hiện thực đề tài trong NN. Hiện thực đề tài ngoài NN lại có thể chia thành hiện thực khách quan và hiện thực tái hiện trong tư duy hay hiện thực nội tâm. Hiện thực đề tài trong NN cũng được phân ra hiện thực NN trong hệ thống NN có tính chung, có sẵn của cộng đồng và hiện thực diễn ngôn trong ngôn cảnh có tính vận dụng, tính riêng, cụ thể, cá nhân. Ngữ huống là sự thể hiện cụ thể hơn nữa của hoàn cảnh GT ở một thời điểm cụ thể, gắn với không gian cụ thể hơn nữa của một cuộc GT.

Ngữ huống ở những thời điểm khác nhau của cuộc GT là sự hiện thực hóa các nhân tố tạo nên ngữ cảnh và cuộc GT liên tục khác nhau. Vì vậy, ngữ cảnh động, đối ngôn cũng phải “biến động” [38, tr121]. Ý nghĩa liên quan đến cái mà người ta muốn nói, rộng, sâu hơn là với cái mà bản thân các từ hay các cụm từ trong PN nói lên, phải gắn kết chặt với ngữ cảnh cụ thể. Ngữ cảnh có ảnh hưởng lớn đối với điều được nói ra. Vậy người nói tổ chức như thế nào cái điều định nói ra cho phù hợp với cái người mà họ định nói với, ở nơi, vào lúc, trong hoàn cảnh nào?

Quan hệ CTLC – NN – ngữ cảnh: Trong CTLC, NN phải có ND – HT phù hợp với ngữ cảnh. Ngược lại, ngữ cảnh sẽ giúp người nói định hướng và lựa chọn những dấu hiệu NN phù hợp để có thể bộc lộ được toàn bộ ND ý nghĩa tường minh lẫn hàm ẩn trong ngữ cảnh đó.

4/ Cấu trúc lựa chọn, quan hệ giữa ngôn ngữ- khoảng cách giao tiếp

Tất cả các vấn đề vừa nêu trên đã có thể trả lời cho câu hỏi:Cái gì quyết định việc lựa chọn giữa cái được nói ra và cái không được nói ra? Lựa chọn theo một cơ chế nào để bảo đảm được thông tin cần thông báo? Có tồn tại CTLC không? Ở đây, ta cần trả lời các câu hỏi:CTLC có dựa vào khoảng cách gần xa, sự gần gũi về phương diện vật chất, nhận thức, kinh nghiệm để có thể giúp người nói xác định cần nói nhiều hay nói ít và nói như thế nào?

Khoảng cách gần xa này có liên quan đến vấn đề quy chiếu- chỉ xuất hay không? Quy chiếu (reference) [38] là một HĐ ở trong HĐNN của người nói (bởi vì tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả mà chính con người mới làm cái việc quy chiếu đó) sử dụng các hình thái NN làm cho người nghe có thể nhận diện và xác định cái sự tình trong mối quan hệ giữa PN với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh (vì nhờ chiếu vật mà NN gắn liền với ngữ cảnh).

Người nói là người thực hiện HĐ chiếu vật đầu tiên để giúp cho người nghe có thể xác định sự tình được nói tới. Thực ra người nói đã biết cái gì đó rồi thì mới xác định được và nói đến cái đó được, cho nên HĐ chiếu vật thực sự là HĐ ở trong ý định có mục đích, có niềm tin của người nói. Ý định đó làm cho người nghe biết và xác định sự tình nào đang được nói tới và người nói cũng tin rằng người nghe có khả năng nhận biết được sự tình đó.

Những hình thái NN giúp người nghe xác định sự tình được gọi là biểu thức quy chiếu (refering expressions), đó có thể là các danh từ riêng, cụm từ xác định bằng biểu thức chỉ xuất (phần chỉ xuất được chúng tôi trình bày kĩ ở phần tiếp theo)…

Bởi vì HĐ quy chiếu của người nói không phải bao giờ cũng làm cho người nghe, có thể nhận biết ra ngay được sự tình được quy chiếu, đồng thời biểu thức chiếu vật không phải bao giờ cũng có một nghĩa chiếu vật mà có thể có nhiều nghĩa chiếu vật đồng thời, cho nên buộc người nói, khi thực hiện HĐ quy chiếu, phải sử dụng CTLC, phải lựa chọn lấy một kiểu nào đó hơn là kiểu kia trong số những biểu thức quy chiếu. Việc nhận biết sự vật quy chiếu bên cạnh việc sử dụng CTLC các biểu thức quy chiếu còn kèm thêm những động tác chỉ trỏ khi GT trực tiếp mặt đối mặt.

Người nghe có trách nhiệm phải xác định cho đúng cái nghĩa chiếu vật ở trong ý định chiếu vật của người nói, nhận biết được sự vật được quy chiếu đích thực là gì. Nếu trường hợp người nghe nhận diện khó khăn hơn thì buộc người nói phải lựa chọn những cụm từ có sự giải thích tỉ mỉ hơn nhằm giúp người nghe quy chiếu thành công. Sự quy chiếu gắn liền CTLC vì nó gắn liền với mục đích và niềm tin. Đồng thời để nhận diện ra cái gì đó, người nghe buộc phải suy luận (inference), gắn liền với CTLC ở cơ cấu giải mã NN.

Vậy phải lựa chọn trong số những ý gì mà người nói thể hiện có thể cho là chính xác nhất, đó lại là một câu hỏi khác đặt ra cho người nghe trong quá trình suy luận. Bởi lẽ chẳng có một mối liên hệ trực tiếp nào giữa các sự tình thực thể với các từ, mà nhiệm vụ của người nghe phải suy ra đúng cái mà người nói muốn nói. Thậm chí, người nói còn muốn diễn đạt mơ hồ và họ đặt hi vọng vào khả năng của người nghe có thể tự suy luận ra được vật quy chiếu đó với nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như họ có thể chối là họ không hề nói ra điều đó hay vật quy chiếu đó mà do người nghe tự suy ra …

Mối quan hệ giữa CTLC với sự quy chiếu: Muốn quy chiếu một sự tình nào đó, người nói phải sử dụng CTLC cho “tên gọi” nào tốt nhất để dùng trong cơ chế lập mã và người nghe phải sử dụng CTLC cho “ý nghĩa” nào tốt nhất, chính xác nhất để hiểu nó trong cơ chế giải mã phù hợp, đúng nhất theo ý định của người nói. Sau đó, người nghe lại tiếp tục sử dụng CTLC cho ”tên gọi” nào tốt nhất để dùng trong cơ chế lập mã cho PN hồi đáp…

Kiểu quy chiếu được nêu trên có sự phối hợp có hiệu lực giữa ý định về nhận diện (intention to identify); nhận ra được ý định (ecognition of intention). Quá trình quy chiếu để nhận diện ra một sự tình cụ thể nào đó, không phải chỉ cần sự hoạt động giữa người nói và người nghe, mà đó là cả một quá trình hoạt động theo lối quy ước mang tính kinh nghiệm, tính quen thuộc, tính thường xuyên, tính khuôn mẫu…giữa các thành viên cộng đồng, có NN và nền văn hóa chung.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 31/10/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí