Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 10

Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại là một hình thức góp vốn quan trọng. Do sản nghiệp thương mại là một động sản vô hình mà trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố, nên cần có một định nghĩa tương đối đầy đủ để phân biệt nó với bản thân doanh nghiệp sử dụng nó. Việc định giá sản nghiệp thương mại khá phức tạp, nên cần sử dụng cả cách thưc định nghĩa mô tả các đặc trưng chủ yếu và cả cách thức liệt kê. Luật Thương mại 1997 định nghĩa: “Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ” (Điều 5).

Mặc dù định nghĩa về sản nghiệp thương mại là đã từng có, nhưng các quy tắc về chuyển nhượng, cho thuê hay cầm cố, thế chấp sản nghiệp thương mại chưa bao giờ được pháp luật Việt Nam thiết lập. Tuy nhiên, định nghĩa trên chưa làm rõ được các yếu tố quan trọng nhất của sản nghiệp thương mại. Các yếu tố đó không phải là các yếu tố hữu hình mà là các yếu tố vô hình trong sản nghiệp thương mại. Chỉ khi xác định được rõ sản nghiệp thương mại, người ta mới có thể thiết lập các quy tắc cụ thể về thuê hay chuyển nhượng sản nghiệp thương mại. Là một tài sản hết sức nhiều đặc thù, do đó

việc cho thuê hay bán sản nghiệp thương mại cần có một hệ thống các quy tắc riêng khác với hệ thống quy tắc áp dụng đối với thuê mướn hay các tài sản khác. Việc không quy định hay quy định không đầy đủ các hành vi này gây

ảnh hưởng rất lớn tới chuyển nhượng sản nghiệp thương mại nói chung và hình thức góp vốn bằng sản nghiệp thương mại nói riêng.

Kiến nghị thứ sáu: Mở rộng hình thức góp vốn.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định góp vốn bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản góp vốn. Và sự liệt kê không thể tránh khỏi không đầy đủ nên quy định này còn mở ra một khoảng rộng cho các bên thỏa thuận những loại tài sản khác được góp vốn và ghi trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên

quy định trên của Luật Doanh nghiệp đã bó hẹp hình thức của vốn góp, nó đã bỏ qua góp vốn bằng tri thức và góp vốn bằng công sức.

Góp vốn bằng tri thức trên thực tế đã diễn ra, không hiếm trường hợp một người có tiền hợp tác với một người có tri thức để thành lập công ty cùng kinh doanh. Vì phần vốn góp bằng tri thức rất khó định giá nên giá trị phần vốn góp sẽ do hai bên thỏa thuận. Trong nhiều trường hợp tri thức đem góp vốn rất được coi trọng, nhưng vì chưa có cơ sở pháp lý nên nếu xảy ra tranh

chấp thì quyền của người góp vốn bằng tri thức khó được đảm bảo. Đồng

thời, như đã phân tích ở trên, góp vốn bằng tri thức thì tri thức không thể tách ra khỏi cơ thể người góp vốn nên nó đòi hỏi sự mẫn cán, trung thực của người góp vốn đối với công ty. Do vậy, đòi hỏi pháp luật phải có quy định cụ thể về góp vốn bằng tri thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Cũng như vậy, góp vốn bằng công sức đã diễn ra trên thực tế và đòi hỏi phải có sự quy định của pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn với hình thức đó. Việc mở rộng hình thức góp vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể góp vốn thành lập công ty và đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ góp vốn này.

Kiến nghị thứ bảy: Bảo đảm quyền tự do khởi kiện và bảo đảm các giải pháp giải quyết tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ góp vón thành lập công ty.

Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 10

Như trên đã phân tích sự hạn chế trong vấn đề này gây khó khăn không nhỏ

cho người đầu tư kinh doanh. Vì vậy, trong Luật Doanh nghiệp cần có sự dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự để bảo đảm quyền tự do khởi kiện và bảo đảm các giải pháp giải quyết tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ góp vón thành lập công ty.

KẾT LUẬN


Trong quá trình mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tận dụng mọi nguồn lực kinh tế trong xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hành vi góp vốn có vai trò rất quan trọng. Góp vốn thành lập công ty là hành vi có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý. Hệ quả pháp lý của góp vốn thành lập công ty là

tạo ra một thực thể pháp lý độc lập, tạo ra khả năng chuyển quyền sở hữu tài sản của thành viên góp vốn, cổ đông sang cho công ty, đồng thời ràng buộc nghĩa vụ và mang đến quyền lợi cho các thành viên, cổ đông sáng lập. Việc góp vốn thành lập chính là bước đầu tiên để tạo dựng ra công ty, trong đó có sự đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty được thuận lợi và hạn chế tranh chấp có thể phát sinh giữa các thành viên, cổ đông về vấn đề góp vốn.

Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về góp vốn thành lập công ty trở thành một đề tài rất rộng và phức tạp, không chỉ liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp mà còn liên quan đến pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về thương mại ...

Với cách tiếp cận như vậy, luận văn đã nghiên cứu giải quyết được các vấn đề sau:

1. Hình thành cơ sở lý luận của hành vi góp vốn thành lập công ty. Đặc tính quan trọng nhất của góp vốn trong việc thành lập công ty là tạo ra thực thể kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân. Sau đó, việc góp vốn thành lập

công ty tạo ra các hệ quả pháp lý đối với các thành viên góp vốn, sau khi công ty được thành lập, các thành viên có quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty.

2. Các hình thức góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam hiện tại còn có nhiều khiếm khuyết. Ngoài hình thức góp vốn truyền thống là bằng tài sản, các loại vốn góp khác như tri thức và công sức cũng là các nhu cầu kinh

tế khách quan đòi hỏi có luật điều chỉnh. Bản thân khái niệm tài sản theo pháp

luật Việt Nam cũng cần hoàn thiện thêm để ghi nhận chế định vật quyền và các tài sản quan trọng như quyền hưởng dụng, sản nghiệp thương mại.

3. Từ việc đánh giá các khiếm khuyết nêu trên, luận văn đã đưa ra định hướng và kiến nghị cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật góp vốn, tạo hành lang pháp lý an toàn và tạo điều kiện cho các thương nhân có môi trường thuận lợi phát triển, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản pháp luật:

Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội.

Quốc hội (2005), Luật đất đai, Hà Nội.

Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội

Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Quốc hội (1997), Luật thương mại, Hà Nội.

Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

Chính phủ (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31tháng 12 năm 2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội

Bộ Tài chính (2010), Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, Hà Nội


Các công trình khoa học tiếng Việt

13. Phạm Tuấn Anh ( 2009 ), Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam , Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế , Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội

14. Vũ Tuấn Anh (2012), Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ , Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội

15. Nguyễn Mạnh Bách (2006), Những điều bất cập trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 05/2006

16. Lê Thị Châu (2001), Xác lập, thực nghiệm và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

17. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Ngô Huy Cương, Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, Hà Nội.

19. Ngô Huy Cương (2009), Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật dân sự và định hướng cải cách, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Dung (2010), “Hoàn thiện quy định về vốn góp và xác định tư cách thành viên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005”.

21. Nguyễn Ngọc Điện (2010), ”Sự cần thiết của việc xây dựng các

chế định vật quyền và trái quyền trong luật dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (23), Tr56-tr61

22. Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình luật thương mại (Phần chung và Thương nhân) PGS.TS Ngô Huy Cương, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

23. Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình luật Hợp đồng (Phần chung

– dùng cho đào tạo sau Đại học) PGS.TS Ngô Huy Cương, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

24. Đại học Luật Hà Nội( 2007 ), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội.

25. Phạm Đức Quảng ( 2011 ) , Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị

quyền sở ̃u trí tuê ̣ở Viêṭ Nam , Luâṇ Khoa Luâṭ - Đại học Quốc Gia Hà Nội

văn Thạc Sĩ ngành: Luâṭ Kinh tế ,

26. Trịnh Văn Quyết (2013 ) , Luật Doanh nghiệp và những bất cập cần sửa đổi (trang web : http://www.baomoi.com/Luat-Doanh-nghiep-va-nhung-bat- cap-can-sua-doi/127/11085766.epi )

27. Thư viện trực tuyến Violet , Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội,

(Nguồn : http://giaoan.violet.vn).

28. Tạ Thị Thanh Thủy ( 2012 ) , Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam , Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế , Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội .

29. Thomas G. Field Jr. (2006), Chuyên đề về quyền sở hữu trí tuệ , ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_intelprp.html).

30. Hồng Vân ( 2009 ) , Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam , Luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

31. Viện sử học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1977.

32. Lê Tài Triển, Luật thương mại việt nam dẫn giải, Quyển 1, Kim lai ấn quán, 1972.

33. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên Khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

34. Hàn Phi Tử, người dịch Phan Ngọc, Nxb Văn Học, 2005.


Trang web

35. Phần Vốn Góp trong công ty có tư cách pháp nhân – Cách tiếp cận từ góc độ pháp luật tài sản, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử (http://luatminhkhue.vn/thanh-lap/phan-von-gop-trong-cong-ty-co-tu-cach-phap-nhan-%E2%80%93-tiep-can-tu-goc-do-phap-luat-tai-san.aspx, truy cập 3/2014 ).

36. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (http://luatminhkhue.vn/chuyen-doi/hieu-luc-cua-hop-dong-chuyen-nhuong-phan-von-gop.aspx, truy cập 3/2014)

37.http://idoc.vn/tai-lieu/phap-luat-hien-hanh-ve-gop-von-thanh-lap-cong-ty-co-phan-va-mot-so-kien-nghi-nham-hoan-thien-phap-luat-ve-gop-von-thanh-lap-cong-ty-co-phan.html(truy cập 3/2014).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024