Trong việc xây dựng môi trường pháp lý cho kinh doanh, việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 là một sự nỗ lực đáng ghi nhận. Đạo luật này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh, và mở rộng
quyền tự do kinh doanh.
Như vậy từ các nghiên cứu tóm tắt về cơ sở kinh tế- xã hội nêu trên, có thể thấy: (1) Nếu xét trên bình diện thương mại, thì nền tảng kinh tế- xã hội Việt Nam ở mức độ rất thấp để phát triển thương mại; (2) Đảng và nhà nước rất quyết tâm phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
(3) thương mại đang dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội; (4) quyền tự do kinh doanh và môi trường cạnh tranh đang dần phát triển và cần sự kiểm soát của Nhà nước.
Về truyền thống lịch sử, văn hóa
Các bậc tiền nhân người Việt đã nhận thức không sai rằng, không kinh doanh thì không thể trở nên giàu có. Nhưng thực tế cho thấy, họ không quan tâm nhiều đến phương thức tổ chức kinh doanh, quy mô kinh doanh, nên khi nói đến nhận thức của người Việt về công ty, có một số tác giả đưa ra dẫn
chứng rằng, sau thế chiến thế giới thứ hai việc thành lập công ty thương mại ở Việt Nam là tự do, đồng thời đưa ra nhận định: Người Việt Nam lúc đó, chưa nhận thấy rằng công ty vô danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, là những lợi khí vô song phải sử dụng nếu muốn nắm được thế thượng phong trong trường kinh tế [32, tr. 3].
Thực tế cho thấy, pháp luật về công ty được du nhập vào Việt Nam từ khi người Pháp và người Tây Ban Nha được phép kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở Hòa ước năm Nhâm Tuất gồm 12 khoản do nhà Nguyễn, Pháp và Tây Ban Nha ký ngày 9 tháng 5 năm 1862 tại Sài Gòn. Có nhận định rằng:
Theo chân thực dân, các mô hình công ty cùng dần du nhập vào Việt Nam. Bộ luật thương mại (1807), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn (1925) được các Tòa án Nam kỳ và Tòa án Pháp ở các thành phố thuộc địa áp dụng
trực tiếp. Dân luật Bắc kỳ 1931 và Dân luật Trung Kỳ 1936, 1938 cũng lần lượt dịch các mô hình công ty theo luật của Mẫu quốc ra tiếng Việt [33, tr 242].
Có thể bạn quan tâm!
- Hậu Quả Pháp Lý Của Hành Vi Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Thực Trạng Các Qui Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Và Hậu Quả Pháp Lý Của Hành Vi Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Thực Trạng Các Qui Định Pháp Luật Về Hậu Quả Pháp Lý Của Hành Vi Góp Vốn Thành Lập Công Ty
- Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Với bản sắc văn hóa đang được gìn giữ, người Việt có cái lề thói riêng trong làm ăn, trong giao dịch. Hơn nữa, ảnh hưởng lớn bởi Nho giáo, nên có thể pháp luật có những quy định cụ thể cho một quan hệ nào đó, nhưng việc áp dụng những quy định đó vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các quan niệm về đạo
đức. Phép vua thua lệ làng vẫn không phải là điều hiếm thấy ở Việt Nam ngày nay. Ngoài ra sự ảnh hưởng của tổ chức xã hội trên nền tảng đại gia đình, gia trưởng vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn. Do vậy quan hệ thân thiện trong công ty vẫn được đề cao.
Về hội nhập kinh tế quốc tế
Thực hiện đường lối đổi mới mới kinh tế - xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã thi hành đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Cùng với việc nhận thức đúng đắn về xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ với sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế, Việt Nam đã nhanh
chóng triển khai chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế của mình với kinh tế khu vực và toàn thế giới. Theo đó, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO vào tháng 01 năm 2007. Bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) chúng ta đã chính thức hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, làm cho quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế; toàn cầu hóa kinh tế cũng làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho các nước nước đang phát triển đấu tranh bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế.
Hiện tại, với tiến trình hội nhập, chúng ta đang phải thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về việc thay đổi các quy định của luật thực định. Luật doanh nghiệp 2005 cũng là vấn đề được quan tâm khi gia nhập.
Về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), thông qua dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020… tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X (2006 - 2010) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X trình Đại hội XI. Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015, Nghị quyết có đặt ra là:
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân …Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.
Các cơ sở nêu trên cho phép xác định các định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về góp vốn và hậu quả pháp lý của hàn vi góp vốn thành lập công ty như sau:
Định hướng thứ nhất: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi hình thức công ty gắn với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền
Hiểu một cách đơn giản, nhà nước pháp quyền có hạt nhân lý luận căn bản là nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật hay quốc gia thượng pháp (có nghĩa là nhà nước thượng tôn pháp luật). Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được cụ thể hoá trong Hiến pháp “Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức”. Tuy nhiên cần
hiểu rằng muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì trước hết phải xây dựng được nền tảng dân chủ và chế độ quản lý bằng pháp luật, ở đó được thực thi nguyên tắc công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền có thể làm hạn chế hay xóa tan đi sự coi trọng đức trị trong đời sống xã hội. Có như thế pháp luật mới trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc thúc đẩy phát triển thương mại.
Định hướng thứ hai: Xác định và giới hạn một cách đúng đắn các quyền lợi tư Cho đến nay, chúng ta vẫn quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu các
biện pháp can thiệp phức tạp của Nhà nước đến quan hệ hợp đồng mà không hề chú ý một cách tương xứng đến những bất cập hoặc hiệu quả của các biện pháp can thiệp đó. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nếu không tạo ra được khuôn khổ cơ bản của một nền kinh tế thị trường mà trong đó hệ thống pháp luật bảo vệ và thi hành tốt các quyền về tài sản và hợp đồng, thì có lẽ sự tụt hậu và nghèo đói vẫn luôn luôn đeo đuổi, bởi lẽ việc thực thi các quyền tài sản và hợp đồng chính là những phương tiện điều phối và tối ưu hóa hoạt động kinh tế. Mỗi người, trong quá trình sống, luôn luôn có khuynh hướng
tìm kiếm lợi ích vật chất một cách tối đa. Công ty là một trong những phương tiện để họ tối đa hóa lợi ích.
Định hướng thứ ba: Đảm bảo quyền tự do ý chí
Tự do ý chí vốn là nền tảng hay nguyên tắc căn bản của hợp đồng. Đây là một học thuyết có hạt nhân lý luận là con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của mình và có quyền định đoạt những gì thuộc về mình một cách phù hợp.
Tuy nhiên, trong xã hội có pháp luật, khi thực hiện quyền tự do, chủ thể không được xâm phạm đến quyền tự do, lợi ích của người khác, không được xâm phạm đến lợi ích công cộng. BLDS 2005 đã hiện thực hóa quan điểm này như sau:
Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Trong quan hệ dân sự,
các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào; Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
Tuy nhiên các quy định này cần phải đảm bảo tính minh bạch. Cách đây hơn hai nghìn năm Hàn Phi, một đại diện tiêu biểu nhất theo chủ thuyết Pháp trị, có quan niệm “pháp luật minh bạch mới giúp ích cho sự thực hiện một nền thịnh trị” [34, tr. 73]. Thực tế cho thấy, không có đảm bảo nào cho
rằng mọi sự can thiệp của Nhà nước đến quan hệ hợp đồng sẽ mang lại lợi ích cho xã hội và cho các chủ thể, do đó, cần phải chuẩn hoá sự can thiệp một
cách minh bạch để đảm bảo tối đa quyền tự do ý chí của chủ thể nhưng vẫn bảo đảm được mục tiêu điều chỉnh.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả của hành vi góp vốn thành lập công ty
Kiến nghị thứ nhất: Đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp luật.
Một thực tế, hoạt động của công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty không chỉ là hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp mà còn bao gồm cả pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư, pháp luật lao động ... Tức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Một số yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là:
Thứ nhất, hoàn thiện mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật; tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, nhiều quy định đã không phản ánh được thực tế, không phù hợp, dẫn đến việc hoặc không áp dụng được trên thực tế, các văn bản luật còn chồng chéo, nhiều quy định có sức sống quá ngắn, nhanh chóng trở nên lạc hậu với đòi hỏi của cuộc sống, gây cản trở tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai, loại bỏ quan niệm về ngành luật kinh tế độc lập và xem công ty là một chế định quan trọng của Luật thương mại. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, khó có thể làm rõ được ranh giới giữa ngành luật kinh tế và ngành luật thương mại. Loại bỏ quan niệm một ngành luật kinh tế độc lập và xem công ty là một chế định thuộc luật Thương mại là điều hết sức cần thiết.
Thứ ba, hiện nay hệ thống văn bản còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, gây lúng túng cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Vì vậy tiếp tục nghiên cứu những hạn chế của luật doanh nghiệp. Đảm bảo sự đầy đủ mang tính hệ thống và tính đồng bộ của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
Kiến nghị thứ hai: Cần đưa ra khái niệm về tài sản theo một hướng mới trong quy định của các văn bản pháp luật.
Việc định nghĩa tài sản như Điều 163 của Bộ luật Dân sự 2005 tạo nên sự cứng nhắc trong khái niệm về tài sản. Trong khi tài sản là một khái niệm động và không đơn thuần có ý nghĩa pháp lý mà còn có cả ý nghĩa lớn về kinh tế. Nó luôn động bởi giá trị kinh tế của nó. Do đó, việc ấn định cho tài sản một định nghĩa cứng nhắc là một thiếu sót và không đầy đủ. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cần phải chỉ ra rằng tài sản bao gồm vật và quyền có giá trị kinh tế và khả năng đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Còn những gì là tài sản phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội. Cách tiếp cận này thực chất giúp cho có một sự linh động đáng kể trong việc giải quyết các tranh chấp về góp vốn nói riêng và các tranh chấp về tài sản nói chung.
Kiến nghị thứ ba: Cần đưa ra một khái niệm đầy đủ về tiền.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì tiền cũng là một loại tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật dân sự lại không có quy định cụ thể thế nào là tiền. Việc thiếu vắng quy định này dẫn tới cách hiểu không thống nhất về bản chất pháp lý của tiền, có sự lẫn lộn giữa góc độ kinh tế và góc độ pháp lý của tiền.
Trong việc góp vốn thành lập công ty với hình thức vốn góp là tiền nếu không có sự quy định cụ thể thì có thể dẫn đến việc hiểu khác nhau. Vì bản thân tiền cũng là vật, nhưng được tách ra khỏi vật đứng độc lập như một tài sản riêng biệt, có đặc điểm pháp lý khác với vật. Có thể liệt kê một số khác biệt giữa tiền và vật như sau:
Thứ nhất, đối với vật, mục đích của con người là khai thác công dụng hữu ích từ chính vật. Tuy nhiên, đối với tiền, mục đích của chúng ta không phải khai thác công dụng hữu ích từ bản chất tự nhiên của nó (tiền giấy có thể viết chữ vào tuy nhiên đây không phải là mục đích sử dụng). Chúng ta sử dụng tiền với ba chức năng chính: công cụ thanh toán, công cụ tích lũy, công cụ định giá tài sản khác.
Thứ hai, các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn tiền do Nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền quốc gia.
Thứ ba, vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng, còn tiền lại được xác định số lượng thông qua mệnh giá của nó.
Như vậy, Bộ luật Dân sự cần có quy định cụ thể về khái niệm tiền. Việc đưa ra khái niệm về tiền nhằm thống nhất về bản chất pháp lý của tiền từ đó giúp cho việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền trong đó có hoạt động góp vốn thành lập công ty với hình thức vốn góp là tiền được thực hiện thuận lợi hơn.
Kiến nghị thứ tư: Hoàn thiện quy định về tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, đã và đang khẳng định vai trò thiết yếu của nó trong thời kỳ con người đang bước vào nền kinh tế tri thức và văn minh tri thức. Đối với công ty với tư cách là một tổ chức kinh doanh thì tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng, có khi chiếm phần đáng kể giá trị doanh nghiệp. Ngày nay, nhiều công ty phải đầu tư để nghiên cứu
hoặc mua quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong góp vốn thành lập công ty quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành hình thức vốn góp quan trọng.
Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ phải mang tính hệ thống và tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta đã và sẽ là thành viên [25, tr. 71].
Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay gồm:
Thứ nhất, Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, xem xét để loại bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định nào, văn bản nào.
Thứ hai, cần có một văn bản hướng dẫn quy định về phần tài sản góp vốn, và quy định chi tiết những loại tài sản nào được gọi là tài sản góp vốn đồng thời tránh sự đối lập chồng chéo đối với cách quy định tài sản tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, về phần định giá vốn góp quyền sở hữu trí tuệ, trong điều luật chưa quy định về vấn đề là khi công ty phá sản, nếu tài sản định giá sai thì lúc này quyền lợi của các chủ nợ sẽ giải quyết như thế nào và đồng nghĩa với việc này thì ai sẽ là người đứng ra chịu về phần định giá sai này? Vì vậy, luật doanh nghiệp cần phải dự liệu thêm trường hợp này để cho các cổ đông, thành viên, tổ chức định giá và cả chủ nợ biết được quyền và lợi ích của mình sẽ được thực hiện như thế nào. Ngoài ra về phần định giá tài sản đối với những tài sản vô hình này cũng cần được pháp luật cần quy định cụ thể những đối tượng nào có thể định giá được đối với những loại tài sản này. Vì những loại tài sản này nó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể định giá một cách
chính xác tránh tình trạng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên.
Kiến nghị thứ năm: Quan niệm lại về sản nghiệp thương mại và bổ sung các quy định về chuyển nhượng sản nghiệp thương mại.