Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 2


CHƯƠNG 1‌‌

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÔ HIỆU

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ


1.1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ

Năm 1639, E.Halley, người Anh đã lập ra Bảng thống kê tử vong đầu tiên. Sau đó, năm 1659 Lý thuyết xác suất của B.Pascal và Quy luật về số đông của J.Bernoulli vào thế kỷ XVIII đã đặt cơ sở về lý thuyết tính toán khoa học cho BHNT áp dụng cho đến sau này. Trong những năm 50 của thế kỷ XVIII, T.Simpon đã dựa vào Bảng thống kê tử vong do E.Halley lập ra để thành lập Bảng tỷ lệ phí BHNT. Như vậy, BHNT được hình thành từ rất sớm. Hiện nay, các công ty BHNT đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên toàn cầu với các sản phẩm đa dạng và hoàn hảo hơn. Người ta đã thống kê được ở các nước phát triển, số người dân tham gia hợp đồng BHNT là rất lớn. Tại Nhật Bản và Mỹ, cứ 10 người dân thì có 9 người mua BHNT, còn ở Singapore cứ 10 người thì có 5 người mua BHNT. Ngay như ở Inđônêsia, cũng có tới 10% dân số có hợp đồng BHNT [13, tr.28].

Năm 1964, công ty bảo hiểm Bảo Việt được thành lập; năm 1989, đổi tên thành Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - là doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm trong thời gian này. Tháng 8/1996, một sự kiện đánh dấu bước phát triển của ngành BHNT tại Việt Nam, đó là việc Công ty bảo hiểm Bảo Việt phát hành hợp đồng BHNT đầu tiên. Tuy nhiên trong giai đoạn này, bảo hiểm Việt Nam hoàn toàn mang tính bao cấp, chỉ có 5 nghiệp vụ bảo hiểm và không có nghiệp vụ BHNT. Đến tháng 12/1993, Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta, cơ bản chấm dứt thế độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt. Tại điều 7 Nghị định 100/CP đã quy định về nghiệp vụ BHNT. Nhưng phải đến tháng 3/1996, hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới thực sự được triển khai khi Quyết định 281/BTC-TCNH của Bộ trưởng Bộ Tài

chính cho phép Bảo Việt được kinh doanh thí điểm BHNT với các nghiệp vụ BHNT 5 năm, 10 năm và bảo hiểm trẻ em.

Quyết định số 175/2003/QĐ-TTG ngày 29/8/2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 với mục tiêu “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”. Tinh thần của Quyết định trên thể hiện định hướng phát triển rõ ràng ngành bảo hiểm tại của Chính phủ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trải qua hơn 14 năm hoạt động, BHNT ở nước ta đã phát triển nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp dân cư, khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nếu như chỉ có một công ty BHNT hoạt động từ năm 1996 đến 1999 (Tổng công ty BHNT Việt Nam - Bảo Việt) thì đến nay đã có thêm 14 DNBH nhân thọ hoạt động tại thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây thể hiện thị trường Việt Nam tuy là một thị trường mới nhưng với dân số khoảng 80 triệu người với tỷ lệ dân cư trẻ rất cao thì Việt Nam được đánh giá là một thị trường BHNT tiềm năng, đầy hứa hẹn trong tương lai.

BHNT là loại hình bảo hiểm trong đó DNBH trả tiền khi phát sinh sự kiện tử vong của NĐBH [36]. Trên phương diện pháp lý, BHNT là một loại bảo hiểm, trong đó để nhận được phí bảo hiểm của BMBH thông qua hợp đồng bảo hiểm, DNBH cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp nhất định trong trường hợp NĐBH tử vong hoặc NĐBH sống đến một thời điểm đã được xác định rõ trong hợp đồng. Trên phương diện kỹ thuật, BHNT là một loại nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 2

Theo Giáo trình Bảo hiểm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, BHNT là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (NĐBH tử vong hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến tính mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người [27].

Dù được định nghĩa bằng nhiều cách thức khác nhau, BHNT có một số đặc điểm cơ bản cần được lưu ý là:

- BHNT là một loại bảo hiểm thương mại, kinh doanh thu lợi nhuận, khác với chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bảo trợ xã hội khác của Nhà nước.

- BHNT là loại hình bảo hiểm vô hình. Vì vậy, DNBH phải quan tâm đến việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và có nghĩa vụ tuân thủ các cam kết theo hợp đồng.

- BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất cho phép bảo hiểm cho cả hai trường hợp trái ngược nhau là sống và chết. Vì thế, trong mọi trường hợp, DNBH phải trả tiền bảo hiểm. Đặc điểm này để phân biệt BHNT với bảo hiểm phi nhân thọ - là loại hình bảo hiểm chỉ bồi thường khi có sự kiện rủi ro xảy ra.

- BHNT chịu sự tác động tổng hợp nhiều nhân tố, vì thế quá trình định phí khá phức tạp. Đặc điểm này cũng cho thấy sự khác biệt của BHNT so với bảo hiểm phi nhân thọ. Các yếu tố cần xem xét khi định phí BHNT là: độ tuổi, giới tính của NĐBH, tuổi thọ bình quân của con người, số tiền bảo hiểm, thời hạn tham gia, phương thức thanh toán, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền, chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. Trong khi đó, để định giá một tài sản – đối tượng của bảo hiểm phi nhân thọ, người ta chỉ cần biết đến những khoản chi phí thực tế, chi phí đầu vào, được hạch toán một cách chi tiết, đầy đủ như chi phí nguyên vật liệu, lao động sống, khấu hao tài sản cố định [28].

1.1.2. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ

- Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cá nhân

LKDBH 2000 quy định 05 nghiệp vụ BHNT bao gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ.

+ Bảo hiểm sinh kỳ: Theo Khoản 13 Điều 3 LKDBH 2000, bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH sống đến một thời hạn nhất định, theo đó DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu NĐBH vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đặc điểm của loại hình sản phẩm này là: số tiền bảo hiểm được trả vào ngày đáo hạn hợp đồng khi NĐBH vẫn còn sống, thời hạn bảo hiểm được xác định, loại hình bảo hiểm mang tính tiết kiệm thuần túy, phí bảo hiểm có thể nộp một lần hoặc nộp định kỳ trong một thời hạn nhất định ngắn hơn hoặc bằng thời hạn bảo hiểm của hợp đồng, có thể chia lãi hoặc không chia lãi, có thể được trả giá trị giải ước khi không có điều kiện tiếp tục tham gia bảo hiểm. Mục đích của sản phẩm là bảo đảm thu nhập sau khi về hưu hay tuổi cao, bảo đảm mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.

+ Bảo hiểm tử kỳ: Theo Viện quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA), bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cung cấp quyền lợi bảo hiểm tử vong nếu NĐBH chết trong một thời hạn được xác định trước [36]. Theo Khoản 14 Điều 3 LKDBH 2000, “bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH chết trong một thời hạn nhất định, theo đó DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu NĐBH chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Như vậy, có thể nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ có mục đích là cung cấp sự bảo vệ trước rủi ro trong thời hạn xác định, có yếu tố bảo hiểm mà không có yếu tố tiết kiệm, thời hạn hợp đồng được xác định rõ ngay khi giao kết, DNBH có thể không phải trả tiền bảo hiểm trong trường hợp NĐBH sống đến thời điểm hợp đồng đáo hạn. Các sản phẩm phổ biến dưới dạng này là: bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, bảo hiểm sinh mạng có hoàn phí, bảo hiểm tử kỳ có số tiền bảo hiểm giảm dần, bảo hiểm tử kỳ có số tiền bảo hiểm tăng dần.

+ Bảo hiểm hỗn hợp: Viện quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) định nghĩa bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm trong đó quyền lợi bảo hiểm được thanh toán khi NĐBH chết hoặc vào ngày đáo hạn hợp đồng nếu NĐBH vẫn còn sống [36].

Theo Khoản 15 Điều 3 LKDBH 2000, “bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ”. Mục đích của loại hình bảo hiểm này là kết hợp giữa việc đề phòng rủi ro và giúp khách hàng tích lũy để thực hiện các kế hoạch tài chính. Các đặc điểm nổi bật của bảo hiểm hỗn hợp là vừa có tính bảo hiểm vừa có tính tiết kiệm, thời hạn bảo hiểm được xác định trước, công ty bảo hiểm phải thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Loại hình bảo hiểm này thường được thể hiện thành các sản phẩm phổ biến như bảo hiểm hỗn hợp có thời hạn, bảo hiểm hỗn hợp có số tiền bảo hiểm tăng dần, bảo hiểm hỗn hợp trả tiền định kỳ.

+ Bảo hiểm trọn đời: Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) định nghĩa bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ suốt cuộc đời của NĐBH và có yếu tố tiết kiệm [36]. Theo Khoản 16 Điều 3 LKDBH 2000, “bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó”. Các đặc điểm mổi bật của bảo hiểm trọn đời là: vừa có tính bảo hiểm vừa có tính tiết kiệm, thời hạn bảo hiểm không được xác định trước, thời hạn bảo hiểm chấm dứt khi NĐBH tử vong, DNBH phải thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Mục đích của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm kết hợp tiết kiệm, sản phẩm này không chỉ giúp khách hàng trang trải các chi phí hậu sự mà còn góp phần làm tăng giá trị tài sản khách hàng để lại cho người thân khi qua đời.

+ Bảo hiểm trả tiền định kỳ (niên kim nhân thọ)

Theo Khoản 17 Điều 3 LKDBH 2000, “bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp NĐBH sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó DNBH phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Các đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là: quyền lợi bảo hiểm được thanh toán thành nhiều lần theo định kỳ và phương thức nhất định; thời hạn bảo hiểm không xác định trước, hợp đồng bảo hiểm chấp dứt khi NĐBH chết hoặc NĐBH đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm; DNBH chắc chắn phải trả tiền cho khách hàng. Loại hình bảo hiểm này thường được thể hiện thành các sản phẩm phổ biến

như niên kim trả ngay, niên kim hoãn trả, niêm kim biến đổi và niên kim thu nhập trọn đời trong thời hạn được đảm bảo. Sản phẩm này chủ yếu nhằm mục đích an sinh xã hội, bảo hiểm hưu trí cho người cao tuổi. Đây chính là hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, cung cấp khoản “lương hưu” theo sự lựa chọn của chính người nhận.

- Loại hình bảo hiểm nhóm: loại hình này có đặc điểm cơ bản là thay vì bảo hiểm cho một cá nhân thì bảo hiểm cho cả nhóm người lao động. Loại hình này được thiết kế dưới hình thức một loạt sản phẩm tương tự như sản phẩm bảo hiểm cá nhân nhưng bảo hiểm cho một nhóm người. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm là DNBH và BMBH (NĐBH không phải là một bên trong hợp đồng). Các hợp đồng bảo hiểm nhóm được nhận sự áp dụng các nguyên tắc nghiệp vụ khác biệt đối với các hợp đồng cá nhân từ giai đoạn đàm phán, giao kết hợp đồng, đánh giá rủi ro đến giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

- Các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ: các sản phẩm này rất đa dạng, trong đó nổi bật là sản phẩm chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, bảo hiểm chi phí phẫu thuật, bảo hiểm chi phí nằm viện, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm miễn nộp phí.. Các sản phẩm này không được mua độc lập mà được bán kèm với các hợp đồng bảo hiểm chính, giúp khách hàng bổ sung và mở rộng quyền lợi bảo hiểm khi tham gia BHNT.

LKDBH 2000 quy định 02 loại hình bảo hiểm bao gồm 05 nghiệp vụ BHNT (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ) và 11 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Trên thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển nhanh, có một số loại hình bảo hiểm mới ra đời mà chưa được pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam ghi nhận. Ngày 19/1/2008, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát sinh loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư với sự ra đời của sản phẩm Prulink của Công ty BHNT Prudential Việt Nam. Cùng với bảo hiểm liên kết đầu tư, loại hình bảo hiểm hưu trí cũng đã được ghi nhận là một trong 07 nghiệp vụ BHNT đang được LKDBH 2010 ghi nhận. Cách phân loại trên là sự công nhận loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí trên thị trường

BHNT Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện phát triển hai loại hình bảo hiểm này. Riêng đối với bảo hiểm hưu trí – đó là một kênh huy động vốn và phục vụ tốt cho nhu cầu của dân cư; phân biệt với bảo hiểm xã hội và bào hiểm y tế bắt buộc.

Bên cạnh đó, theo quy định của LKDBH 2000, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người là các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ. Nhưng theo thông lệ quốc tế thì loại hình này được xếp trong loại hình bảo hiểm sức khỏe. Vì thế, LKDBH 2010 đã kết hợp quy định chi tiết các nghiệp vụ bảo hiểm của LKDBH 2000 với việc phân loại thành 03 nhóm gồm BHNT, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Việc phân nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của LKDBH 2010 có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe phát triển. Hiện tại, việc triển khai nhóm nghiệp vụ này ở các DNBH nhân thọ phải theo cách coi đó là các sản phẩm bán kèm hợp đồng BHNT.

1.1.3. Giao dịch bảo hiểm nhân thọ

Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) định nghĩa hợp đồng BHNT là loại hợp đồng bảo hiểm mà theo đó, nhà bảo hiểm hứa thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho trường hợp NĐBH chết [38]. Tuy nhiên định nghĩa này chưa có tính khái quát. Vì BHNT là loại hình bảo hiểm rất đa dạng, nhà bảo hiểm có thể chấp nhận nhiều rủi ro khác liên quan đến đời sống của con người như thương tật, tai nạn, bệnh hiểm nghèo và phẫu thuật.

Theo Điều 12 LKDBH 2000 thì khái niệm hợp đồng BHNT được ghi nhận như sau: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa BMBH và DNBH, theo đó BMBH phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho NĐBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Điều 31 LKDBH 2000 cũng quy định rõ đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.

1.1.4. Đặc trưng cơ bản của Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng không chính tắc (informal contract)

Hợp đồng chính tắc (formal contract) là hợp đồng có hiệu lực vì các bên tham gia tuân thủ một số nguyên tắc về hình thức thỏa thuận như đã lập thành văn bản, có dấu hoặc một hình thức tương đương. Trong khi đó, hợp đồng BHNT là hợp đồng không chính tắc. Hợp đồng không chính tắc là loại hợp đồng có hiệu lực thi hành vì các bên tham gia hợp đồng thống nhất được về nội dung thỏa thuận, chứ không phải là hình thức thỏa thuận. Hợp đồng không chính tắc có thể được lập thành văn bản hoặc bằng miệng. Việc ghi nhận một thỏa thuận dưới dạng văn bản chỉ đơn thuần là tạo bằng chứng, còn hợp đồng không chính tắc bằng miệng vẫn có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, pháp luật các nước đều quy định hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Điều 14/LKDBH năm 2000 ghi rõ: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định”.

Sở dĩ các hợp đồng BHNT đều được lập thành văn bản vì các lý do chủ yếu

sau:

- Việc lập hợp đồng bằng văn bản giúp tránh được sự hiểu lầm về các

điều khoản giữa các bên với nhau. Các hợp đồng BHNT phải có các điều khoản ghi nhận điều kiện bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu không có hình thức văn bản, các tranh chấp pháp lý về điều khoản hợp đồng có thể sẽ phát sinh.

- Hợp đồng bằng văn bản giúp cho việc lưu trữ thỏa thuận đã cam kết một cách lâu dài. Các hợp đồng BHNT thường có hiệu lực trong nhiều năm. Việc ghi nhớ lời hứa bằng miệng của một người trong nhiều năm là rất khó, kể cả trong những trường hợp đáng tin cậy nhất.

Tuy nhiên trên thực tế, có một số DNBH đã và đang quảng cáo, bán BHNT thông qua internet và cho phép người mua có thể yêu cầu tham gia bảo hiểm qua mạng, chứ không cần phải yêu cầu bằng văn bản.

* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng song vụ

Như chúng ta đã biết, các hợp đồng BHNT thường có 2 bên tham gia ký kết

– BMBH và DNBH. Hợp đồng giữa hai bên có thể là hợp đồng đa vụ/ song phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023