Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu

hoặc đơn vụ/ đơn phương. Nếu cả hai bên đều đưa ra những lời hứa thực hiện cam kết thì hợp đồng họ tham gia là hợp đồng đa vụ (song phương). Ngược lại, nếu hợp đồng chỉ có những lời hứa thực hiện của một bên thì đó là hợp đồng đơn vụ (đơn phương).

Giả sử bạn ký kết hợp đồng với công ty Aquatics để công ty này xây một bể bơi cho bạn theo mức giá hai bên thỏa thuận. Như vậy, công ty này đã cam kết hoàn thành việc xây dựng bể bơi cho bạn theo mức giá đó và bạn cũng phải cam kết thanh toán số tiền theo thỏa thuận. Hợp đồng này là hợp đồng đa vụ - cả bạn và công ty Aquatics đều đưa ra những cam kết có hiệu lực.

Theo Viện quản lý BHNT Hoa Kỳ, các hợp đồng BHNT là các hợp đồng đơn vụ [36], DNBH cam kết bảo hiểm trên cơ sở mức phí đã đưa ra. Khi phí bảo hiểm được BMBH thanh toán, DNBH phải thực hiện cam kết của mình. Trong khi đó, BMBH không cam kết đóng phí bảo hiểm và pháp luật cũng không buộc BMBH phải đóng phí bảo hiểm. BMBH có quyền dừng đóng phí và hủy hợp đồng bất kỳ lúc nào. Bởi vì chỉ có DNBH bị buộc phải thực hiện cam kết nên hợp đồng BHNT là hợp đồng đơn vụ.

Tuy nhiên, thiết nghĩ, BMBH cũng có nghĩa vụ khi giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT, đó là nghĩa vụ (i) cung cấp thông tin trung thực về BMBH và NĐBH;

(ii) đóng phí bảo hiểm theo đúng cam kết. Đối ứng với các nghĩa vụ nói trên của BMBH, DNBH có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như vậy, hợp đồng BHNT phải là hợp đồng song vụ.

* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng may rủi

Hợp đồng nói chung có thể phân loại theo hợp đồng ngang giá hoặc hợp đồng may rủi. Hợp đồng ngang giá là loại hợp đồng trong đó các bên quy định trước giá trị sẽ trao đổi; các bên thường trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ nghĩ có giá trị tương đương nhau. Ở ví dụ trước, hợp đồng xây dựng bể bơi với công ty Aquatics là hợp đồng ngang giá. Khi hợp đồng được ký kết, dịch vụ cung cấp và chi phí thanh toán cho dịch vụ đã được xác định rõ. Về bản chất, bể bơi và chi phí thanh

toán cho việc xây dựng là tương đương nhau. Hầu hết các loại hợp đồng đều thuộc loại trao đổi như vậy và có thể phân loại là hợp đồng ngang giá.

Trong khi đó, trong hợp đồng may rủi, một bên cung cấp cho bên kia một vật có giá trị để đổi lấy một cam kết có điều kiện. Cam kết có điều kiện là cam kết thực hiện một việc đã thỏa thuận trước nếu có sự kiện đã quy định xảy ra. Nếu sự kiện đó xảy ra, việc đã thỏa thuận phải được thực hiện. Ngoài ra, trong hợp đồng may rủi, nếu sự kiện quy định xảy ra, một bên có thể nhận được một thứ có giá trị hơn thứ mà họ đã đưa ra.

Hợp đồng BHNT là hợp đồng may rủi vì việc thực hiện cam kết thanh toán quyền lợi bảo hiểm của DNBH khi hợp đồng đang có hiệu lực còn phụ thuộc vào việc NĐBH có gặp rủi ro quy định trong hợp đồng hay không và cũng không ai có thể xác định được khi nào rủi ro đó sẽ xảy ra đối với NĐBH. Thực tế, nếu hợp đồng BHNT bị mất hiệu lực trước khi NĐBH tử vong thì việc trả tiền bảo hiểm của DNBH sẽ không bao giờ được thực hiện kể cả khi một khoản phí bảo hiểm đã được BMBH nộp. Ngược lại, sự kiện tử vong của NĐBH có thể xảy ra sau khi hợp đồng được phát hành và theo đó, số tiền bảo hiểm tử vong sẽ được thanh toán. Trong trường hợp đó, Người thụ hưởng sẽ được nhận số tiền lớn hơn số phí BMBH đã đóng. Các DNBH không biết chính xác tuyệt đối có phải thanh toán hay không và khi nào sẽ phải thanh toán quyền lợi bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng gia nhập

Hợp đồng cũng có thể phân loại thành hợp đồng thương thuyết và hợp đồng gia nhập. Giả sử khi bạn ký hợp đồng với công ty Aquatics, bạn và Công ty đó thảo luận một số vấn đề về nội dung. Bạn yêu cầu bên kia định rõ thời gian xây dựng, vật liệu sử dụng và cách thức tiến hành. Theo đó, công ty sẽ định giá từng yêu cầu của bạn. Đây là một ví dụ về hợp đồng thương thuyết – loại hợp đồng mà cả hai bên cùng đặt ra các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 3

Ngược lại, hợp đồng BHNT là hợp đồng gia nhập – là loại hợp đồng mà một bên soạn thảo các điều khoản còn bên kia có thể chấp thuận hoặc từ chối toàn bộ mà không được thương thảo bất cứ điều gì. Mặc dù người yêu cầu bảo hiểm có một vài

sự lựa chọn đối với điều khoản hợp đồng nhưng nói chung người yêu cầu bảo hiểm chỉ có quyền chấp nhận hoặc từ chối tham gia bảo hiểm mà không được thương thuyết vì điều khoản hợp đồng đã được DNBH soạn sẵn. Vì thế, nếu điều khoản hợp đồng tối nghĩa hoặc khó hiểu, toà án thường sẽ giải thích theo hướng có lợi cho BMBH hoặc Người thụ hưởng. Nói một cách khác, điều khoản hợp đồng sẽ được giải thích theo hướng bất lợi cho chính DNBH đã ban hành ra điều khoản đó. Điều 21 LKDBH năm 2000 quy định “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho BMBH”. Ngược lại với các hợp đồng BHNT cho cá nhân, các hợp đồng BHNT nhóm thường có sự đàm phán giữa DNBH và BMBH.

1.1.5. Hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định hình thức của hợp đồng BHNT là văn bản. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Điều 570 BLDS 2005 quy định về hình thức của hợp đồng bảo hiểm như sau: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Điều 14 BLDS 2005 cũng quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định”. Do đó, để hợp đồng bảo hiểm nói chung trong đó có hợp đồng BHNT có hiệu lực thì ngoài điều kiện nội dung thì cũng phải đảm bảo điều kiện về hình thức đó là BMBH phải ký tên trên giấy yêu cầu bảo hiểm. Ngoài ra, đối với trường hợp BMBH mua bảo hiểm cho người khác thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 LKDBH 2000: “Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng”, theo đó, hợp đồng BHNT còn cần

phải có chữ ký của NĐBH hoặc Người đại diện hợp pháp của NĐBH trong trường hợp NĐBH chưa thành niên.

Hợp đồng BHNT phải được thể hiện dưới dạng văn bản vì các lý do sau đây:

+ BHNT là một loại hình dịch vụ tương đối phức tạp, nội dung điều khoản hợp đồng thường có tính kỹ thuật cao. Vì vậy, hợp đồng BHNT cần được thể hiện dưới dạng văn bản để tiện cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, tra cứu, áp dụng và thực hiện.

+ Hợp đồng BHNT thường có hiệu lực trong thời hạn dài vì thế hợp đồng bằng văn bản sẽ giúp cho việc lưu giữ thỏa thuận được lâu dài.

+ Hợp đồng bảo hiểm là dạng hợp đồng có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau (DNBH, BMBH, NĐBH, người thụ hưởng, người được chuyển nhượng hợp đồng) vì thế để phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ thể, hợp đồng BHNT cần được thể hiện dưới dạng văn bản.

+ Quyết định đánh giá rủi ro của DNBH (chấp nhận bảo hiểm, từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm, chấp nhận bảo hiểm có kèm theo điều kiện bổ sung) dựa trên nội dung thông tin về nhân thân và sức khỏe do BMBH cung cấp. Vì thế, việc ghi nhận dưới hình thức văn bản sẽ giúp DNBH dễ dàng trong việc đánh giá rủi ro cũng như viện dẫn dẫn chứng khi có xảy ra tranh chấp.

Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam các hợp đồng BHNT đều được thể hiện dưới dạng văn bản, có chữ ký của BMBH, NĐBH hoặc người đại diện hợp pháp của NĐBH (nếu BMBH mua bảo hiểm cho người khác); có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của DNBH (thường là Tổng giám đốc hoặc giám đốc) và con dấu của DNBH.

Một bộ tài liệu hợp đồng BHNT thông thường bao gồm các loại tài liệu sau:

- Văn bản thể hiện cam kết của DNBH về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được ghi nhận với điều kiện khách hàng đóng đủ phí; có chữ ký của người đại diện hợp pháp và dấu xác nhận của DNBH.

- Giấy yêu cầu bảo hiểm: Văn bản này thể hiện các thông tin về BMBH và NĐBH do BMBH cung cấp như tên, tuổi, nghề nghiệp, các thông tin về tình trạng

nhân thân, sức khỏe của BMBH, NĐBH. Văn bản có chữ ký của BMBH, NĐBH (nếu NĐBH từ 18 tuổi trở lên) và đại lý tư vấn. Nếu yêu cầu bảo hiểm được chấp thuận, bộ phận đánh giá rủi ro của DNBH cũng ghi nhận quyết định chấp nhận bảo hiểm vào tài liệu này. Văn bản này thể hiện nội dung BMBH, NĐBH kê khai, là một trong các căn cứ để DNBH xem xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm sau này.

- Phụ lục Điều kiện hợp đồng: xác định rõ các điều kiện cụ thể của từng hợp đồng như BMBH, NĐBH, người thụ hưởng, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn đóng phí và các thông số có liên quan khác.

- Các Phụ lục khác kèm theo xác định các thông số về giá trị giải ước, số tiền bảo hiểm giảm, các trợ cấp theo hợp đồng, các thay đỏi trong đời hợp đồng...

- Điều khoản hợp đồng: là điều khoản mẫu do DNBH soạn sẵn, được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm (ở Việt Nam, cơ quan có chức năng này là Bộ Tài chính) phê chuẩn và đã được khách hàng chấp nhận. Bộ hợp đồng phải bao gồm cả điều khoản sản phẩm chính và điều khoản sản phẩm bổ trợ (nếu khách hàng tham gia bổ sung).

1.1.6. Nội dung hợp đồng BHNT

Nội dung của hợp đồng dân sự nói chung trong đó có hợp đồng BHNT nói riêng là các điều khoản qua đó xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng được xác định theo một trong ba loại điều khoản: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.

Điều khoản cơ bản là điều khoản ghi nhận nội dung cơ bản, chủ yếu của hợp đồng. Các bên thỏa thuận với nhau về điều khoản này thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Cơ sở xác định điều khoản này là do pháp luật quy định hoặc dựa vào tính chất của hợp đồng.

Theo khoản 1 Điều 13 LKDBH 2000, nội dung cơ bản của hợp đồng BHNT

là:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được

bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

i) Các quy định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định trước nên khi giao kết hợp đồng các bên khồng cần thỏa thuận thì vẫn được coi là các bên mặc nhiên thỏa thuận và thực hiện nó đúng như pháp luật quy định. Ví dụ như điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng BHNT, điều khoản miễn truy xét. Các điều khoản này không ảnh hưởng đến quá trình giao kết hợp đồng.‌

Điều khoản tùy nghi là điều khoản các bên tự ý lựa chọn để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Ví dụ như điều khoản lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp được các DNBH đưa vào điều khoản mẫu.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về Giao dịch dân sự vô hiệu


1.2.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Tùy thuộc vào việc giao kết mà hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng BHNT nói riêng có thể (i) làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc (ii) không phát sinh hậu quả pháp lý như các bên mong muốn. Trong phạm vi đề tài này, tác giả không đề cập sâu đến quyền và nghĩa vụ của BMBH và NĐBH cùng các chủ thể liên quan khi hợp đồng BHNT có hiệu lực mà chỉ mong muốn làm rõ việc giao kết hợp đồng có ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả hợp đồng BHNT vô hiệu.

Theo Viện ngôn ngữ học, “vô hiệu là không có hiệu lực” [32]. Như vậy, chuyển sang ngôn ngữ pháp lý: vô hiệu là không có hiệu lực pháp lý – do sự vô hiệu này dựa trên cơ sở các quy định pháp luật. Về nguyên tắc, pháp luật các nước đều ghi nhận giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Luật pháp trên thế giới chưa xây dựng khái niệm về giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự vô hiệu mà chỉ đưa ra các tiêu chí xác định giao dịch vô hiệu. Điều 113 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định “Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức”. Điều 1108 Bộ luật dân sự Pháp quy định “Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện chủ yếu sau đây: Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng; đối tượng của hợp đồng phải xác định; căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp”. Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam quy định “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự : Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Hiện nay trên thế giới có nhưng cách thức sau để xây dựng quy tắc pháp lý xác định hợp đồng vô hiệu (i) quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (các nước theo hệ thống pháp luật La Mã, thể hiện sự can thiệp mạnh của Nhà nước đến quan hệ hợp đồng); (ii) liệt kê các trường hợp vô hiệu của hợp đồng và việc xác định hợp đồng có hiệu lực bằng phương pháp loại suy ( các nước như Nhật bản, Cộng hòa Liên bang Đức) và (iii) sử dụng cả hai cách thức trên: quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và liệt kê các trường hợp vô hiệu của hợp đồng (như Việt Nam, thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quan hệ luật tư).

Mặc dù pháp luật của các nước trên thế giới có nhiều cách thức khác nhau để xác định hợp đồng vô hiệu nhưng tựu chung lại đều xác định hợp đồng vô hiệu dựa trên các yếu tố sau:

- Năng lực giao kết của các chủ thể: chủ thể là một trong những yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cũng như quan hệ hợp đồng. Các chủ thể có thể tự nhân danh mình hoặc thông qua người đại diện để xác lập hợp đồng; chủ thể là tổ chức xác lập hợp đồng thông qua người đại diện. Như đã đề cập trên, chủ thể giao kết hợp đồng BHNT là DNBH và BMBH. BMBH phải tự nhân danh bản thân để giao kết hợp đồng BHNT và DNBH thì phải thông qua người đại diện hợp pháp. Như vậy, việc giao kết hợp đồng buộc phải thông qua hành vi của con người.

Thông thường năng lực hành vi của cá nhân được xác định theo độ tuổi; các trường hợp đặc biệt được xác định theo độ tuổi và/ hoặc tình trạng bệnh tật và/ hoặc tình trạng tài sản. BLDS 2005 quy định người thành niên - người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. BLDS 2005 cũng quy định trường hợp mất năng lực hành vi dân sự (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) và hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và được Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc một trong hai trường hợp nói trên có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Tuy nhiên pháp luật của một số quốc gia cho phép người chưa thành niên ở độ tuổi nhất định được mua bảo hiểm nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, nếu như người này chứng minh được mình có khả năng tài chính để thực hiện việc này [2].

BLDS 1995 và 2005 của Việt Nam cũng có quy định về một số giao dịch mà người tham gia chưa có hành vi dân sự đầy đủ cũng có thể xác lập và thực hiện. Điều 20 BLDS 2005 quy định (1) Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. (2) Trong trường hợp người từ đủ mười lăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023