Quy Trình Giao Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ

kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và được Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc một trong hai trường hợp nói trên có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Pháp luật của một số quốc gia cho phép người chưa thành niên ở độ tuổi nhất định được mua bảo hiểm nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, nếu như người này chứng minh được mình có khả năng tài chính để thực hiện việc này [2].

BLDS 1995 và 2005 của Việt Nam cũng có quy định về một số giao giao dịch mà người tham gia chưa có hành vi dân sự đầy đủ cũng có thể xác lập và thực hiện. Điều 20 BLDS 2005 quy định (1) Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. (2) Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, do hiện tại LKDBH 2000 và 2010 không có quy định nào khác nên có thể hiểu: pháp luật Việt Nam cho phép người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tham gia hợp đồng BHNT mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật nếu người đó có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng BHNT.

+ Như đã đề cập tại phần 1.3.1 « Nguyên tắc giao kết hợp đồng BHNT », điều kiện về việc BMBH phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm trên thế giới. Nếu thỏa mãn được nguyên tắc này, hợp đồng BHNT cũng như hợp đồng bảo hiểm nói chung mới thỏa mãn được một trong bốn nguyên tắc chung, đó là nguyên tắc hợp đồng phải có mục đích hợp pháp.

Nếu theo Khoản 9 Điều 3 và Khoản 2 Điều 31 LKDBH 2000 thì quyền lợi có thể được bảo hiểm giữa BMBH với NĐBH trong hợp đồng bảo hiểm con người chỉ có thể là quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng và quyền đòi nợ (quyền tài sản). Việc quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người tại các điều luật trên là chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy, các sản phẩm bảo hiểm con người đang được các DNBH ở Việt Nam triển khai rất đa dạng, trong đó có sản phẩm bảo hiểm con người mà BMBH là các tổ chức (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội... ) còn NĐBH là người lao động hoặc thành viên tổ chức đó hoặc BMBH là các ngân hàng còn NĐBH là người gửi tiền...Đối chiếu với các quy định của LKDBH 2000 và 2010 hiện hành thì BMBH và NĐBH trong các sản phẩm bảo hiểm này rõ ràng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng BHNT, BMBH là chủ thể đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng bằng việc kê khai và gửi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, BMBH phải nghiên cứu điều khoản hợp đồng và quyết định chọn các điều kiện hợp đồng BHNT; ngay từ giai đoạn này BMBH đã có nghĩa vụ thông báo tuổi chính xác, kê khai trung thực các thông tin về nhân thân và sức khỏe của bản thân và của NĐBH đồng thời nộp phí bảo hiểm ước tính.

- Những chủ thể có liên quan trong hợp đồng BHNT

Ngoài hai chủ thể chính có vai trò thực hiện giao kết, trong hợp đồng BHNT còn có NĐBH và Người thụ hưởng – các chủ thể không trực tiếp ký kết hợp đồng nhưng được BMBH chỉ định cụ thể trong hợp đồng BHNT và các quyền và nghĩa vụ nhất định phát sinh từ việc tham gia hợp đồng.

+ NĐBH: là cá nhân có tuổi thọ là đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng BHNT. NĐBH có thể đồng thời là BMBH hoặc Người thụ hưởng. Như đã đề cập trên, nếu NĐBH không đồng thời là BMBH thì phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với BMBH.

Khoản 2 Điều 38 LKDBH 2000 quy định không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây: a) Người dưới 18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản; b) Người đang mắc bệnh tâm thần. Ngoài ra, luật pháp các nước trên thế giới cũng như Việt Nam không có quy định giới hạn độ tuổi của NĐBH để được tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đạt được mục đích của sản phẩm, các DNBH thường có quy định về độ tuổi tối thiểu hoặc/và tối đa của NĐBH theo từng sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm An Gia Tài Lộc (NA14, NA15, NA16) của Tổng Công ty BHNT có quy định NĐBH là người từ 1 đến 60 tuổi vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng nhưng không quá 70 tuổi khi thời hạn bảo hiểm của Hợp đồng kết thúc; sản phẩm An Sinh Giáo Dục (NA9) của Tổng Công ty BHNT có quy định NĐBH là trẻ em từ 1 đến 13 tuổi vào thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng.

Ngoài độ tuổi của NĐBH thì giới tính của NĐBH cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. Các DNBH thường sử dụng bảng tỷ lệ tử vong như là bước đầu tiên để ấn định tỷ lệ phí bảo hiểm. Bảng tỷ lệ tử vong mà các DNBH sử dụng cho thấy, ở tình trạng thông thường, phụ nữ sống lâu hơn nam giới. Hầu hết các DNBH đều ấn định cho phụ nữ mức phí bảo hiểm ở tỷ lệ thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi.

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 7

Trong trường hợp BMBH mua bảo hiểm cho trường hợp chết của người khác mà không phải bản thân mình thì Khoản 1 Điều 38 LKDBH 2000 có quy định phải được người đó đồng ý bằng văn bản của NĐBH, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia bảo hiểm, hạn chế trục lợi bảo hiểm khi BMBH « kinh doanh » tính mạng, sức khỏe của người khác mà không được sự đồng ý của họ.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng, NĐBH cũng có nghĩa vụ kê khai trung thực về nhân thân và tình trạng sức khỏe của bản thân; ký tên vào Giấy yêu cầu bảo hiểm (nếu NĐBH đã thành niên), đi kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định chấp nhận bảo hiểm nếu có yêu cầu từ phía DNBH.

+ Người thụ hưởng:

Theo Khoản 8 Điều 3 LKDBH năm 2000, “người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được BMBH chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người”. Theo Khoản 1 Điều 38 LKDBH năm 2000, “mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của BMBH”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người thụ hưởng chỉ có trong loại hình bảo hiểm con người và cần được BMBH chỉ định (nếu BMBH mua bảo hiểm cho bản thân) hoặc cả BMBH và NĐBH chỉ định (nếu BMBH tham gia bảo hiểm cho trường hợp chết của NĐBH khác). Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc người thụ hưởng cần phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH.

Tuy nhiên Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) cũng như một số quốc gia trên thế giới có quan điểm chặt chẽ hơn về người thụ hưởng. Để hiểu rõ vấn đề này, có thể phân chia ra hai trường hợp (i) cá nhân mua bảo hiểm cho chính cuộc sống của mình và (ii) cá nhân mua bảo hiểm cho cuộc sống của người khác [38].

Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật của Hoa Kỳ cho phép BMBH chỉ định bất kỳ người nào là người thụ hưởng. Tuy nhiên, quy tắc đánh giá rủi ro của hầu hết các DNBH Hoa Kỳ đều quy định rằng người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH khi phát hành hợp đồng. Cũng theo quan điểm này, người thụ hưởng đã được chỉ định (có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH tại thời điểm giao kết hợp đồng và không có chỉ định người thụ hưởng khác) sẽ không buộc phải chứng minh quan hệ này nếu có sự thay đổi quan hệ tại thời điểm yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Ví dụ như ông Nguyễn Văn A mua BHNT cho cá nhân ông và chỉ định vợ ông – bà Nguyễn Thị B là người thụ hưởng. Sau đó vài năm, ông A li dị vợ nhưng không thay đổi nội dung chỉ định người thụ hưởng theo hợp đồng BHNT nói trên. Sau khi ông A tử vong, bà B yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Do quyền lợi có thể được bảo hiểm giữa ông A và bà B được thỏa mãn tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm nói trên có hiệu lực nên bà B không cần phải đáp ứng yêu cầu về quyền lợi có thể được bảo hiểm với ông A sau khi ông A tử vong. Có một ngoại lệ ở bang California – Hoa Kỳ, pháp luật bang này cấm DNBH từ chối phát hành hợp đồng chỉ vì mỗi lý

do người được chỉ định thụ hưởng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với BMBH đồng thời là NĐBH.

Đối với trường hợp thứ 2, luật pháp nhiều quốc gia và hầu hết các bang của Hoa Kỳ chỉ quy định về việc BMBH phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với cuộc sống của NĐBH khi xem xét chấp nhận bảo hiểm. Tuy nhiên luật pháp của một số bang Hoa Kỳ và đa số quy tắc đánh giá rủi ro của các DNBH Hoa Kỳ có quy định: cả BMBH và người thụ hưởng phải có quan hệ có thể được bảo hiểm với NĐBH.

Theo một số điều khoản sản phẩm bảo hiểm đang được triển khai tại Việt Nam (ví dụ như điều khoản An Gia Thịnh Vượng với mã sản phẩm BV-NA10 đến BV-NA13 của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ), DNBH quy định chặt chẽ hơn về chủ thể này, cụ thể như sau: "Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (Người thụ hưởng) do Người tham gia bảo hiểm chỉ định với sự đồng ý của NĐBH”. Thiết nghĩ, đây không chỉ là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho NĐBH mà còn cần thiết để tránh trục lợi bảo hiểm.

Điều khoản sản phẩm BHNT của các DNBH đều có nội dung quy định về việc BMBH có quyền chỉ định, thay đổi, chỉ định người thụ hưởng khác khi người thụ hưởng chết trước NĐBH với sự đồng ý của NĐBH hoặc người đại diện của NĐBH tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm hoặc bất kỳ thời điểm nào hợp đồng đang có hiệu lực. Việc chỉ định hoặc thay đổi trên phải được gửi cho DNBH bằng văn bản và sẽ có hiệu lực sau khi được DNBH chấp thuận hoặc xác nhận bằng văn bản. Các DNBH thường không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tranh chấp phát sinh (nếu có) liên quan đến việc chỉ định hoặc thay đổi người thụ hưởng.

Nội dung chỉ định người thụ hưởng trong hợp đồng BHNT còn có ý nghĩa đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm của DNBH. Thông thường, các DNBH không có quy định bắt buộc BMBH và/ hoặc NĐBH chỉ định người thụ hưởng khi tham gia hợp đồng BHNT. Trong trường hợp không có người thụ hưởng thì các DNBH mặc định quyền lợi bảo hiểm tử vong sẽ được thanh toán cho người (hoặc những người) thừa kế hợp pháp của NĐBH. Trên thực tế, một số DNBH Việt Nam

đang gặp khó khăn khi xác định những người thừa kế hợp pháp của NĐBH để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Theo Khoản 2 Luật công chứng, “Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc”. Theo Khoản 3 Điều 49 Luật công chứng, “công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh”. Sự khó khăn, phức tạp của thủ tục này làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả bồi thường của các DNBH nhân thọ. Vì thế, thiết nghĩ, các nhà lập pháp nên có quy định, thủ tục hành chính liên quan đến việc xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật để trong trường hợp người khai nhận di sản thừa kế không thể xuất trình đầy đủ các giấy tờ hộ tịch để chứng minh mối quan hệ như nêu trên thì những người này có thể tự cam kết và tự chịu trách nhiệm về lời khia của mình về các đồng thừa kế, đồng hưởng di sản thừa kế trước pháp luật. Trong khi pháp luật công chứng chưa được sửa đổi, các DNBH cũng đưa vào các Điều khoản sản phẩm mới các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết bồi thường. Vì dụ như Điều khoản sản phẩm An Phát Hưng Gia của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ quy định “Trường hợp không có Người thụ hưởng thì quyền lợi bảo hiểm tử vong được thanh toán cho người hoặc những người thừa kế hợp pháp của NĐBH. Nếu có từ hai người thừa kế hợp pháp trở lên, những người thừa kế hợp pháp đó cần cử một người đại diện đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch cần thiết với Bảo Việt

Nhân thọ. Bảo Việt Nhân thọ chỉ thanh toán quyền lợi bảo hiểm thông qua người đại diện cửa những người thừa kế hợp pháp này và không chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh (nếu có) trong việc phân chia quyền lợi bảo hiểm”.

Người thụ hưởng không có vai trò trong giai đoạn giao kết hợp đồng BHNT mà chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng có hiệu lực và sự kiện bảo hiểm xảy ra, lúc đó Người thụ hưởng sẽ phải thực hiện các hành vi nhằm nhận được quyền lợi bảo hiểm như nộp Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, chứng minh sự kiện rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm…

+ Đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và cán bộ chuyên trách khai thác bảo hiểm nhóm

Đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và cán bộ chuyên trách khai thác bảo hiểm nhóm là những chủ thể thực hiện hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của DNBH. Việc giao kết hợp đồng BHNT mang tính đặc biệt, một phần do chính vai trò và hoạt động đội ngũ trung gian này. Tác giả sẽ đề cập sâu hơn đến tác động của Đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và cán bộ chuyên trách khai thác bảo hiểm nhóm trong mục Quy trình giao kết hợp đồng BHNT tiếp theo.

2.1.3. Quy trình giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Về cơ bản, quá trình đàm phán và thiết lập thỏa thuận nói chung trong đó có giao kết hợp đồng BHNT nói riêng, thực chất là việc tuyên bố ý chí và chấp nhận ý chí của các bên tham gia. Trong quan hệ hợp đồng, việc tuyên bố ý chí được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng và việc chấp nhận ý chí gọi là xác lập quan hệ hợp đồng. Quy trình giao kết hợp đồng BHNT được nêu dưới đây cũng bao gồm 2 giai đoạn quan trọng nhất là (i) yêu cầu bảo hiểm của BMBH – đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm và (ii) chấp nhận bảo hiểm của DNBH – xác lập quan hệ hợp đồng.

- Quảng bá sản phẩm và tiếp xúc khách hàng (giai đoạn tiền hợp đồng)

Đây là giai đoạn các bên tiến hành các hoạt động tiếp xúc nhằm tiến tới giao kết hợp đồng BHNT. Đối với BMBH, đây là giai đoạn tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm để từ đó quyết định có đề nghị giao kết hợp đồng hay không. Đối với DNBH, đây là một giai đoạn quan trọng vì mục đích chính là thuyết phục khách hàng giao kết hợp đồng bằng nhiều hoạt động khác nhau trong đó có các công việc trọng là quảng cáo doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm và tiếp xúc khác hàng. Trong giai đoạn tiền hợp đồng, yếu tố pháp lý ràng buộc các bên không nhiều, đây chính là lý do mà nhiều tranh chấp đã phát sinh khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Một số vấn đề phát sinh trong giai đoạn này ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng BHNT như (i) quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp còn nhiều tiêu cực, chỉ đề cập đến các ưu điểm, không đề cập đến trách nhiệm, hạn chế (nếu có, mô tả về bảo hiểm không đầy đủ, chỉ đề cập đến quyền lợi mà không nêu rõ các chi tiết như nghĩa vụ kê khai trung thực, giá trị hoàn lại, nghĩa vụ nộp phí; đại lý bảo hiểm và nhân viên khai thác bảo hiểm nói xấu các DNBH khác; (ii) quá trình tiếp xúc khách hàng của đại lý bảo hiểm có thể tác động đến sự tự do ý chí của khách hàng khi giao kết hợp đồng, vì nể nang mối quan hệ thân quen với đại lý mà giao kết hợp đồng, đại lý bảo hiểm tiếp xúc liên tục kéo dài dẫn tới khách hàng buộc phải mua bảo hiểm, khách hàng không được cung cấp toàn văn nội dung hợp đồng khi chuẩn bị giao kết, chỉ khi nào khách hàn chấp nhận giao kết hợp đồng, hoàn tất các thủ tục kê khai và được DNBH chấp nhận bảo hiểm, khách hàng mới được cung cấp đầy đủ hợp đồng BHNT trong đó có điều khoản mẫu. Mặc dù trên thực tế các DNBH đều dành một khoảng thời gian hợp lý (từ 14 đến 21 ngày từ ngày hợp đồng có hiệu lực) để khách hàng xem xét hủy bỏ nếu không có nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm nhưng sự bất lợi tất nhiên thuộc về khách hàng (như phải chịu các chi phí hợp lý liên quan đến hợp đồng như chi phí khám nghiệm y khoa, đánh giá rủi ro…)

- Yêu cầu bảo hiểm:

Đây là giai đoạn do BMBH hoặc/và NĐBH thực hiện. Như đã đề cập trên, thực chất việc yêu cầu bảo hiểm của BMBH chính là đề nghị giao kết hơp đồng BHNT. Sở dĩ, chính BMBH là người đề nghị giao kết hợp đồng BHNT vì mặc dù

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023