Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Mục Tiêu Gdkns Cho Hsth Người Dtts Khu Vực Tây Nguyên‌


Vì vậy, việc xác định đúng mức độ thực hiện mục tiêu GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên là vô cùng cần thiết. Việc thực hiện mục tiêu GDKNS sẽ giúp GV lựa chọn được nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để đạt kết quả mong đợi.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên‌


TT


Mục tiêu GDKNS

Mức độ thực hiện


Điểm TB

Độ lệch

chuẩn

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao

giờ


1

Làm thay đổi nhận thức cho HS bằng cách trang bị tri thức và tập trung vào mục tiêu làm thay đổi hành vi của HS theo hướng

tích cực


401


165


23


1


3.64


0.565


2

Giúp HS hình thành kĩ năng thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc

sống hàng ngày


388


167


32


3


3.59


0.616


3

Phát triển năng lực tâm lý - xã hội cho HS và giúp HS có những thái độ, hành vi tích cực, đồng thời thay đổi những hành vi và thói quen sống

thụ động, tiêu cực


212


191


165


22


3.01


0.887

Tổng cộng





3.41


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 12

Kết quả khảo sát bảng 2.11 cho thấy CBQL, GV đều đánh giá cao mức độ thực hiện các mục tiêu GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên với


điểm TB đạt từ (3.41) trở lên. Điều này cho thấy, trong quá trình dạy học, hầu hết GV đã xác định và thực hiện rất thường xuyên các mục tiêu GDKNS. Đối với mục tiêu “Làm thay đổi nhận thức cho HS bằng cách trang bị tri thức và tập trung vào mục tiêu làm thay đổi hành vi của HS theo hướng tích cực” được CBQL, GV đánh giá cao hơn mục tiêu 2 và 3 với điểm TB (3.64). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa các mục tiêu về điểm TB là không đáng kể, cho thấy các mục tiêu được các CBQL, GV xác định tương đối đồng đều và rất thường xuyên.

Qua phỏng vấn Thầy Lê Văn H (Hiệu trưởng trường tiểu học Đăk Rơ Ông, Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho rằng “Hiện nay trong trường GV đều xác định được mục tiêu GDKNS cho HSTH qua việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học hoặc thông qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, việc xác định đúng mục tiêu với mức độ thực hiện không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn. Vì thế, việc xác định mục tiêu GDKNS cho HS ở trường chỉ đạt ở mức trung bình khá bởi phần lớn GV quan tâm nhiều đến mục tiêu bài học chính khóa hơn mục tiêu GDKNS được tích hợp, lồng ghép”. Đồng thời qua trò chuyện với CBQL của một số trường trên địa bàn nghiên cứu đều thống nhất rằng GV nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu GDKNS cho HS. Song trên thực tế các mục tiêu nhỏ đan xen nhau, nên GV đôi lúc chưa xác định cụ thể, rõ ràng từng mục tiêu.

Kết quả phỏng vấn GV cho thấy: “Hầu hết GV đều có ý thức trong việc xác định mục tiêu GDKNS cho HS. Tuy nhiên mục tiêu này thường được lồng ghép trong mục tiêu chung của bài học có tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS. Do thời gian và đặc biệt là chưa biết cách khai thác tiềm năng GDKNS trong bài học, nên chúng tôi chỉ thể hiện mục tiêu GDKNS mà ít khi thực hiện”.

Nghiên cứu kế hoạch dạy học và giáo án của GV ở một số môn học cho thấy, GV không chỉ nắm chắc mục tiêu của từng môn học, bài học do mình phụ trách, mà còn nắm được mục tiêu chung của chương trình giáo dục. Tuy nhiên, nhiều GV còn lúng túng khi xác định các mục tiêu GDKNS trong bài dạy. Đặc biệt chưa biết cách tích hợp, lồng ghép mục tiêu GDKNS theo tiếp cận nội dung bài học hoặc PPDH tích cực. Điều này gây ra những hạn chế cho hoạt động dạy học của chính GV.

2.3.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS

Luận án sử dụng câu hỏi số 6 (PL1) để khảo sát về nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên, kết quả thu được ở bảng 2.12.


Bảng 2.12: Nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên


TT

Những KNS đã giáo dục cho HSTH người

DTTS

Mức độ thực hiện

Rất

thường xuyên

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

Bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Tự tin

479

80.50

90

15.12

24

4.033

2

0.336

2.

Giao tiếp

491

83.22

77

13.05

21

3.559

1

0.169

3.

Thương lượng

157

26.29

347

58.12

55

9.212

48

6.365

4.

Thuyết phục

251

43.50

309

53.55

15

2.599

2

0.346

5.

Thiện chí với

người khác

305

51.69

278

47.11

6

1.016

1

0.169

6.

Ra quyết định

466

78.98

105

17.79

12

2.033

7

1.186

7.

Giải quyết vấn đề

429

72.71

133

22.54

24

4.067

4

0.677

8.

Tư duy phê phán

122

20.67

444

75.25

16

2.711

8

1.355

9.

Tư duy sáng tạo

196

33.22

374

63.38

11

1.864

2

1.525

10.

Tự nhận thức

bản thân

454

76.94

129

21.86

5

0.847

1

0.338

11.

Quản lí cảm xúc

192

32.54

372

63.05

17

2.881

38

1.525

12.

Quản lí thời gian

325

55.08

256

43.38

8

1.355

2

0.169

13.

Lắng nghe tích cực

405

68.64

172

29.15

12

2.033

1

0.169

14.

Hợp tác

504

85.42

79

13.38

5

0.847

7

0.338

15.

Giải quyết mâu

thuẫn, bất đồng

274

46.44

304

51.52

7

1.186

4

0.847

16.

Trình bày suy

nghĩ, ý tưởng

425

72.64

140

23.93

18

3.076

8

0.341

17.

Kĩ năng đảm

nhận trách nhiệm

360

61.53

212

36.23

9

1.538

9

0.683

18.

Kĩ năng tự bảo

vệ bản thân

323

54.83

258

43.80

5

0.848

2

0.509

19.

Kĩ năng tìm

kiếm sự giúp đỡ

324

54.91

250

42.37

14

2.372

9

0.338



TT

Những KNS đã giáo dục cho HSTH người

DTTS

Mức độ thực hiện

Rất

thường xuyên

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

Bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20.

Kĩ năng kiên định

372

63.15

194

32.93

21

3.565

1

0.339

21.

Kĩ năng bảo vệ

môi trường

397

67.28

186

31.52

5

0.847

1

0.338

22.

Kĩ năng sống vệ

sinh

399

67.74

174

29.54

11

1.867

2

0.848


23.

Kĩ năng phòng tránh phòng tránh xâm hại, buôn

bán trẻ em


248


42.03


294


49.83


25


4.237


5


3.898


Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy các KNS được CBQL, GV quan tâm giáo dục rất thường xuyên là: kĩ năng hợp tác (85.42%); kĩ năng giao tiếp (83.22%); kĩ năng tự tin (80.42%); kĩ năng ra quyết định (78.98%); kĩ năng tự nhận thức bản thân (76.94%). Những kĩ năng này được CBQL, GV thường xuyên quan tâm vì nó là những kĩ năng cơ bản, được thể hiện cụ thể trong nội dung chương trình các môn học, đồng thời đây cũng là những kĩ năng mà HS sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, qua dự giờ một số tiết dạy và quan sát các hoạt động giáo dục ở một số trường được khảo sát cho thấy: Vẫn còn nhiều HSTH người DTTS hạn chế trong kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phối hợp trong hoạt động nhóm, kĩ năng thể hiện sự tự tin trong học tập và giao tiếp.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều KNS được GV thực hiện ở mức độ thường xuyên như: kĩ năng tư duy phê phán (75.25%); kĩ năng quản lý cảm xúc (63.05%); kĩ năng tư duy sáng tạo (63.38%); đồng thời có những KNS rất cần cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên nhưng GV lại không thực hiện bao giờ như; kĩ năng thương lượng (6.35%); kĩ năng phòng tránh xâm hại, buôn bán trẻ em (3.89%)... đây là những kĩ năng rất cần thiết, giúp cho HSTH người DTTS dễ dàng thích ứng được với cuộc sống hiện đại nhưng chưa được GV quan tâm thường xuyên, thậm chí chưa thực hiện bao giờ.


Vấn đề này, khi trao đổi với CBQL,GV chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến như: có nhiều kĩ năng dễ thực hiện trong quá trình dạy học, nhưng cũng có những kĩ năng khó lồng ghép vào nội dung bài học nên GV thường bỏ qua; nhận thức về mục tiêu và tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS của cả CBQL, GV chưa đúng; chương trình giáo dục tiểu học hiện nay quá nặng nề, không đủ thời gian cho các hoạt động dạy học trên lớp, nên không thể quan tâm nhiều tới hoạt động GDKNS cho các em; điều kiện, năng lực tổ chức các hoạt động GDKNS của đội ngũ CBQL, GV còn hạn chế; thiếu sự đồng thuận từ phía gia đình và xã hội...

Qua phân tích định lượng và định tính kết quả cho thấy, có nhiều KNS của HSTH người DTTS chưa được CBQL, GV quan tâm thường xuyên đúng mức. Do đó, trong quá trình giáo dục, GV cần tăng cường tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện cho HS tham gia trải nghiệm thông qua đó mà rèn luyện KNS cho các em. Đồng thời trong chương trình giáo dục cần đặc biệt qua tâm tới những KNS mà HSTH người DTTS đang yếu và thiếu để giúp các em dễ dàng thích nghi được với cuộc sống hiện đại.

2.3.3.3. Thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học

Trước khi đi sâu tìm hiểu thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên qua dạy học tác giả tìm hiểu về các con đường GDKNS cho HSTH người DTTS đã được sử dụng.

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về các con đường GDKNS cho HSTH người DTTS qua dạy học‌


TT

Các con đường GDKNS

Mức độ hiệu quả


Điểm TB

Độ lệch

chuẩn


Thứ bậc

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Chưa

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1.

GDKNS qua tích hợp, lồng ghép trong nội dung các

môn học


354


60.00


221


37.46


15


2.5


3.71


0.749


1

2.

GDKNS qua

các hoạt động

320

54.24

253

42.88

17

2.88

3.64

0.736

2



TT

Các con đường GDKNS

Mức độ hiệu quả


Điểm TB

Độ lệch

chuẩn


Thứ bậc

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Chưa

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


trải nghiệm

trong môn học











3.

GDKNS qua tích hợp trong các

PP&KTDH


231


39.15


301


51.02


58


9.83


3.35


0.791


3


4.

GDKNS qua

các chuyên đề chuyên biệt


263


44.58


176


29.83


151


25.59


3.28


0.989


4

5.

Con đường khác

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Trung bình chung


49.49


40.30


10.19

3.49




60

50

40

30

20

10

0

Hiệu quả

Ít hiệu quả

GDKNS qua tích hợp,

lồng ghép trong nội dung các môn học

GDKNS qua

các hoạt động trải nghiệm trong môn học

GDKNS qua

tích hợp trong các PP&KTDH

GDKNS qua

các chuyên đề chuyên biệt

KHông hiệu quả


Biểu đồ: 2.2. Mức độ sử dụng các con đường GDKNS cho HSTH người DTTS


Kết quả ở bảng 2.13 và sơ đồ 2.2 cho thấy:

Các con đường GDKNS đều được các trường sử dụng với mức độ hiệu quả khác nhau, trong đó GDKNS qua các chuyên đề chuyên biệt có tỉ lệ % “chưa thực hiện” là cao nhất chiếm 25.59%, mặc dù đây là hình thức giáo dục hiệu quả vì nó gắn với thực tiễn đời sống nhà trường và các mối quan hệ thực của các em.


a. Thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS theo tiếp cận nội dung trong dạy học các môn học

Căn cứ vào kết quả ở bảng 2.13 và sơ đồ 2.2 có thể thấy: “GDKNS qua tích hợp, lồng ghép trong nội dung các môn học” được CBQL, GV đánh giá thực hiện hiệu quả chiếm tỉ lệ cao nhất (60%).

Điều này cho thấy CBQL, GV tiểu học khu vực Tây Nguyên quen nhiều hơn với việc tích hợp GDKNS theo tiếp cận nội dung bài học. Bởi vì việc tích hợp này đã được chỉ đạo từ các cấp quản lí giáo dục. Tuy nhiên, có thể GV cũng đặt ra mục tiêu tích hợp, nhưng có khi chỉ thực hiện khi có người dự giờ.

Qua phỏng vấn CBQL, GV chúng tôi nhận thấy một thực trạng rõ nét hơn: GV quan tâm tiến hành tích hợp GDKNS nhiều nhất là các môn Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, còn các môn học khác ít được quan tâm hơn. Hầu như GV nào cũng biết trách nhiệm phải lồng ghép nội dung GDKNS trong các môn học, nhưng thực tế cho thấy GV còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS vào nội dung bài học, do đó họ đã lơ là trong việc lồng ghép mà chỉ tập trung vào nội dung bài dạy. Điều này được Cô Nguyễn Thị T (Trường tiểu học Lê Đình Chinh, xã Đăk La, Đăk Hà, Kon Tum cho biết: “Do đối tượng HS là người DTTS, có những trở ngại tâm lý trong học tập, ngôn ngữ nên việc tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS vào nội dung bài học gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện GDKNS của GV chưa thực sự phù hợp, chưa thu hút được HS nên chưa mang lại hiệu quả”.

Bên cạch việc sử dụng phương pháp phỏng vấn, chúng tôi còn tiến hành dự một số tiết đánh giá xem GV tích hợp nội dung GDKNS vào bài học như thế nào, cụ thể bài:

Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm - Môn Khoa học - Lớp 4 Tiến trình dạy học:

* Có 4 bước chính:

+ Mở đầu: HS đã biết gì, chưa biết gì về vấn đề đưa ra?

Ví dụ: Các em hãy cho biết vì sao nước bị ô nhiễm? HS trả lời: … Dựa vào sự hiểu biết của HS, GV dẫn vào bài mới:


Để biết vì sao nước bị ô nhiễm, thầy cùng các em đi tìm hiểu qua bài: nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm….

+ Khám phá: Khám phá nội dung mới của bài. Giải quyết tất cả những kiến thức mới.

+ Luyện tập: Đưa ra những tình huống, những nội dung, những trò chơi để vận dụng kiến thức đó.

+ Vận dụng: Tùy hoàn cảnh của từng HS, chúng ta có bài vận dụng cụ thể (các em nắm được thông tin nào về bài học).

Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy về cơ bản GV đã thực hiện một cách thuần thục các bước lên lớp, tuy nhiên việc tích hợp nội dung GDKNS vào bài học còn lúng túng, đặc biệt chưa thực sự biết khai thác tiềm năng KNS qua các PPDH tích cực.

b. Thực trạng sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên

Về ích lợi của phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một số CBQL, GV cho rằng PPDH tích cực còn có nhiều lợi thế như; tạo điều kiện phân hóa người học, đáp ứng các phong cách học tập, tăng cường tính tự học, HS tiếp thu kiến thức vừa sâu vừa được “thoải mái” trong học tập...qua đó hình thành được KNS cho HS. Đồng thời khuyến khích GV tìm tòi, linh hoạt trong việc áp dụng các PPDH phù hợp với đối tượng HS, bối cảnh địa phương và điều kiện hiện có của nhà trường...

Kết quả khảo sát phản ánh trong bảng “GDKNS qua tích hợp trong các phương pháp, kĩ thuật dạy học” ở mức độ thực hiện “hiệu quả” chiếm tỉ lệ thấp nhất (39.15%). Trong khi đó, hình thức này sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học; mà ngược lại, do sử dụng các PPDH và KTDH tích cực, GV còn lôi cuốn được HS tham gia tích cực vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; làm cho việc học tập các môn học trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với HS.

Để thấy được thực trạng sử dụng các PPDH tích cực cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát CBQL, GV và thu được kết quả ở bảng 2.14.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023