Sự Ra Đời Của Giáo Dục Học Như Là Một Khoa Học Độc Lập

Nhiệm vụ 3 : Tìm hiểu chức năng chính trị xã hội của giáo dục. Làm việc theo lớp.

— Giáo sinh lắng nghe và ghi chép để hiểu sự đóng góp của giáo dục đối với công tác chính trị xã hội.

+ Giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn tuyên truyền quan điểm, lập trường của giai cấp vô sản thông qua nội dung các môn học, nhất là các môn học : Đạo đức, Giáo dục công dân, Triết học v.v. và nội dung các hoạt động giáo dục khác trong trường học.

+ Giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội bằng cách đào tạo những người lao động đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển xã hội.

+ Bằng hệ thống trường học từ mầm non đến đại học, giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng một cách có tổ chức, có phương pháp đội ngũ nhân tài cho đất nước đáp ứng nhu cầu học tập ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ.

+ Không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội.


Bài tập về nhà

1. Hãy giải thích nhận định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền

vững nhất”.

Gợi ý :

+ Giáo sinh có thể thu thập thông tin liên quan đến bài tập từ các nguồn như giáo trình, báo, tạp chí và đề tài KX 0505 Nghiên cứu xây dựng chỉ số phát triển con người Việt Nam HDI KX 0505, viết đề cương của đề tài.

+ Làm việc theo nhóm, tranh thủ sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn khi thực hiện bài tập. §ại diện nhóm trình bày tóm tắt bài tập ở trên lớp.

2. Dựng lại (viết lại) chủ đề thảo luận bằng tất cả những hiểu biết của mình được tích luỹ từ các tham luận của các nhóm, từ những gợi ý của giáo viên, từ việc đọc tài liệu và quan sát cuộc sống, quan sát thực tế giáo dục.


Đánh giá hoạt động 3


Thông tin phản hồi cho hoạt động

Hoạt động 1 (áp dụng với bài tập trên lớp).

— Thực chất của giáo dục là sự chuyển giao kinh nghiệm giữa các thế hệ, sự gắn kết giữa các thế hệ.

— Chức năng cơ bản của giáo dục là chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ.

— Mục đích của giáo dục là phát triển cá nhân, duy trì và phát triển xã hội.

Giáo dục ra đời đáp ứng yêu cầu của xã hội là chuẩn bị cho họ tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng đối với xã hội loài người.

Sự phát triển của lao động sản xuất là nguyên nhân và là điều kiện cho giáo dục phát triển.

Giáo dục là hoạt động có tính kế thừa và sáng tạo.

Chuẩn và thang đánh giá (dùng cho bài tập về nhà).


Tiêu chí

Giỏi

Khá

Trung bình

Cần cải tiến


1- Nội dung


— Đủ các ý cơ


— Đủ các ý chính.

— Hiểu đúng thông tin.

— Giải thích chưa

rõ.

— Chưa lấy ví dụ minh hoạ hoặc có nhưng chưa điển hình.


— Có thông tin từ các nguồn.

— Chưa so sánh hoặc chưa có nhận xét sơ bộ.


— Thiếu một


— Thiếu, sai

1.1- Kiến thức

bản.

số ý phụ.

các kiến thức

cơ bản.

— Hiểu đúng.

— Hiểu đúng

cơ bản.

— Thực chất

— Giải thích

thông tin cơ


của

và lấy ví dụ

bản.


giáo dục.

minh hoạ.

— Chưa giải


— Lí do ra


thích hoặc có


đời.


nhưng chưa rõ.


— Nguyên




nhân



— Chưa có

thúc đẩy giáo


— Chép thông

thông tin ngoài

dục phát triển.

— Đưa ra

tin từ bài ghi

bài học.

1.2- Kiến thức

thông tin từ

hoặc từ một


mở rộng

các nguồn.

giáo trình bắt


(những thông

— Có so sánh.

buộc.


tin từ nhiều

— Có nhận



nguồn).

xét sơ bộ.




2- Hình thức





2.1- Sắp xếp ý.

— Hệ thống.

— Hệ thống.

— Một vài nội

— Cấu trúc


— Lôgic.

— Các ý chưa

dung thiếu tính

lộn xộn.



liên kết.

hệ thống.


2.2- Trình bày.

— Rõ, ngắn,





đúng ngữ

— Rõ, đúng




pháp, sạch,

ngữ pháp,


— Sai ngữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

đẹp, không mắc lỗi chính tả.

không mắc một số lỗi chính tả.

— Mắc một số lỗi ngữ pháp.

pháp, sai lỗi chính tả.



Lưu ý thêm

— Bài tập được thông báo đến giáo sinh ngay ở buổi học đầu tiên.

— Bài tập làm ở nhà và thông tin đưa vào bài tập được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.

— Bài tập không nên dài quá 4 trang và ngắn hơn 2 trang đánh máy khổ giấy A4.

— Thời gian tự học để hoàn thành bài tập là 1 tuần, thời gian để giáo sinh thiết kế bài tập được tính là 1 tiết lên lớp.

Hoạt động 2

— Các tính chất của giáo dục là tính lịch sử, tính phổ biến, tính nhân văn và tính giai cấp.

— Giải thích ngắn gọn các tính chất của giáo dục. Ví dụ như tính lịch sử của giáo dục : Xã hội thay đổi (điều kiện kinh tế xã hội thay đổi) thì giáo dục cũng thay đổi. Sự thay đổi thể hiện ở mục đích giáo dục, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục.

— Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có những thay đổi về mục đích giáo dục (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển nhân cách theo hướng phát triển toàn diện v.v.); về nội dung (biên soạn nội dung chương trình theo các môđun, lồng ghép, tích hợp các thông tin mới vào nội dung các môn học truyền thống); về phương pháp (cải tiến phương pháp hướng vào hoạt động của người học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học v.v.).

Hoạt động 3

1. Giáo dục

— Giáo dục là việc thế hệ trước truyền thụ kinh nghiệm xã hội cho thế hệ sau để

chuẩn bị cho họ tham gia có hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội.

— Giáo dục thực hiện nhiều chức năng như kinh tế sản xuất, tư tưởng văn hoá và chính trị xã hội, nhưng nổi lên vẫn là chức năng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội.

— Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội, là một phạm trù “vĩnh hằng”.


2. Sự phát triển bền vững

— Một đất nước phát triển thì ngoài việc gia tăng tổng thu nhập quốc gia (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, còn phải lưu ý giải quyết các vấn đề dân số, giáo dục, y tế, xã hội.

+ Chỉ số phát triển xã hội thể hiện chủ yếu ở sự tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng các chỉ số GNP và GDP).

+ Chỉ số phát triển con người được đo ở 4 nhân tố : sức khoẻ, giáo dục, thu nhập và lành mạnh xã hội.

Sức khoẻ được đo bằng tuổi thọ trung bình (đơn vị tính : năm).

Giáo dục được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn (%) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học (%).

Thu nhập được đo bằng GDP trên bình quân đầu người (đôla).

Lành mạnh xã hội được đo bằng các vấn đề xã hội như an ninh, HIV v.v.

— Giáo dục được coi là yếu tố cơ bản, quan trọng đối với các yếu tố còn lại, vì:

+ Giáo dục mang đến cho con người những tri thức, hiểu biết, kĩ năng, đạo đức

v.v. gia tăng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của mỗi cá nhân. Nói cách khác, giáo dục đã mở rộng cơ hội để con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của chính mình một cách bền vững : Một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh và năng động, được hưởng một điều kiện sống tốt đẹp, tự do, đàng hoàng, tự tin và được người khác tôn trọng.

+ Giáo dục làm phát triển con người không chỉ liên quan đến sự gia tăng tổng thu nhập xã hội, mà còn tạo ra một môi trường, trong đó mọi người có thể phát triển mọi khả năng của mình và làm chủ một cuộc sống sáng tạo, hữu ích.

— Phát triển con người không tách rời với sự phát triển xã hội, nó vừa là mục tiêu vừa là kết quả của sự phát triển xã hội. Vì thế phát triển con người được coi là sự phát triển bền vững.

— Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển con người, nên đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho sự phát triển bền vững nhất.

— Đầu tư cho giáo dục được coi như đầu tư cho hạ tầng cơ sở (đầu tư về cơ sở vật chất, nội dung, chương trình và con người hoạt động trong ngành Giáo dục).

ẢNH TƯ LIỆU

Chủ đề 2 Giáo dục học là một khoa học Hoạt động 1 Nghiên cứu đối tượng 1Chủ đề 2 Giáo dục học là một khoa học Hoạt động 1 Nghiên cứu đối tượng 2


Chủ đề 2 Giáo dục học là một khoa học Hoạt động 1 Nghiên cứu đối tượng 3Chủ đề 2 Giáo dục học là một khoa học Hoạt động 1 Nghiên cứu đối tượng 4

Chủ đề 2

Giáo dục học là một khoa học

Hoạt động 1 : Nghiên cứu đối tượng và các khái niệm cơ bản của Giáo dục học (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 1

1. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học

1.1. Khái quát về sự hình thành Giáo dục học

1.1.1. Sự hình thành lí luận giáo dục

— Khi giáo dục chiếm vai trò rõ rệt trong đời sống xã hội.

— Khi xã hội có nhu cầu tổng kết kinh nghiệm giáo dục.

— Khi xã hội có nhu cầu thành lập các cơ quan chuyên trách đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống.

1.1.2. Sự ra đời của Giáo dục học như là một khoa học độc lập

— Mầm mống để Giáo dục học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập có từ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV (vào thời kì các điều kiện xã hội như mầm mống của chủ nghĩa tư bản ra đời, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ xuất hiện, nhiều lĩnh vực tri thức mới ra đời. Do đó, một cuộc đấu tranh đòi giải phóng nhiều khoa học ra khỏi Triết học, trong đó có Giáo dục học).

— Đến tận thế kỉ XVII, Giáo dục học mới được ra đời như là một khoa học độc lập gắn với tên tuổi nhà giáo dục J. A. Cômenxki (1592-1670) ông tổ của nền giáo dục cận đại.

— Tác phẩm Lí luận dạy học vĩ đại của J. A. Cômenxki được coi như cuốn Giáo dục học đầu tiên về các lĩnh vực :

+ Vai trò, ý nghĩa của Giáo dục học.

+ Cách xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

+ Hệ thống các nguyên tắc dạy học và giáo dục.

* Đọc thêm về J. J. Rutxô (1712 1778), Pêxtalôtxi (1746 1827) và Dixtecvec (1790 1866).

1.1.3. Sự ra đời của tư tưởng giáo dục xã hội chủ nghĩa

— Tômat Mo (1478 1535) người Anh và Tômmanđô Campanenla (1568

1639) người Italia đã đề xuất tư tưởng dân chủ do nhà nước tiến hành với mục đích :

+ Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ em tham gia lao động vì lợi ích xã hội.

+ Xoá bỏ sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Tư tưởng trên, sau này được thử nghiệm và phát triển trong các công trình của Xanh Ximông (1760 1825) và Rôbớt Ôoen (1771 1858).

Tính không tưởng trong tư tưởng giáo dục của các tác giả nêu trên là ở chỗ họ cho rằng có thể thay đổi xã hội nhờ một nền giáo dục được xây dựng trên cơ sở tư tưởng bình đẳng; họ không nhìn thấy sự tất yếu phải trải qua một cuộc cách mạng chính trị, kinh tế và xã hội.

1.1.4. Sự ra đời của Giáo dục học Mácxit

C. Mác và F. ăngghen đã xác lập mối liên hệ có tính quy luật giữa giáo dục và sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội :

+ Chứng minh trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp và thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền.

+ Giáo dục phải tổ chức làm sao để phổ cập giáo dục như nhau cho tất cả mọi người do nhà nước đài thọ bắt đầu từ khi trẻ hết bú mẹ đến khi có đủ khả năng làm một thành viên tự lập của xã hội.

+ Nội dung cơ bản và lí tưởng của giáo dục cộng sản chủ nghĩa là phát triển con người toàn diện (mọi người có quyền phát huy đầy đủ năng lực của mình, xã hội xã hội chủ nghĩa phải làm cho các thành viên của mình có điều kiện phát triển các năng lực toàn diện của mình).

1.2. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học

Giáo dục học là một khoa học nên có đối tượng nghiên cứu, với các phương pháp nghiên cứu cụ thể và có hệ thống khái niệm, phạm trù nghiên cứu.

1.2.1. Quá trình giáo dục tổng thể là đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học

— Giáo dục học là một trong số các khoa học nghiên cứu về con người. Giáo dục học nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

— Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra ở gia đình, nhà trường, và xã hội. Trong đó, quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra trong nhà trường là một quá trình có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, có phương pháp, do các nhà chuyên môn đảm nhận nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người được giáo dục quá trình giáo dục tổng thể (quá trình sư phạm).

Quá trình giáo dục tổng thể là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quát toàn bộ các tác động giáo dục và dạy học được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lí, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục mà xã hội quy định.

1.2.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục tổng thể

— Một dạng vận động và phát triển liên tục các hiện tượng, tình huống giáo dục, dạy học được tổ chức theo những quy trình xác định.

— Một dạng vận động xã hội, có liên quan đến các quá trình khác được tổ chức một cách chuyên biệt.

— Có sự tác động qua lại giữa các thành phần : người giáo dục người được giáo dục nội dung giáo dục môi trường giáo dục. Đây là một quá trình có chủ đích, được tiến hành dưới sự chỉ đạo của đội ngũ giáo viên, các nhà giáo dục, bao gồm mọi loại hình hoạt động học tập và công tác giáo dục được thực hiện riêng biệt.

* Quá trình giáo dục tổng thể có các dấu hiệu đặc trưng như :

— Hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch.

— Do hệ thống những cơ quan giáo dục, dạy học tổ chức.

— Tạo ra hệ thống tương tác giữa nhiều yếu tố.

— Nằm cả trong hoạt động dạy học lẫn hoạt động giáo dục.

— Nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.

1.2.3. Cấu trúc của hoạt động giáo dục tổng thể

— Hoạt động giáo dục tổng thể là một hệ thống bao gồm các hoạt động giáo dục bộ phận, đó là :

+ Giáo dục trí tuệ (trí dục).

+ Giáo dục đạo đức (đức dục).

+ Giáo dục thể chất (thể dục).

+ Giáo dục thẩm mĩ (mĩ dục).

+ Giáo dục lao động.

— Giáo dục trí tuệ chủ yếu được thực hiện thông qua con đường dạy học. Còn các mặt giáo dục khác cũng được thực hiện thông qua con đường dạy học, nhưng chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, lao động và hoạt động xã hội.

Hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều nhắm đến đích là phát triển toàn diện nhân cách người học. Tuy nhiên, mỗi quá trình lại đảm nhận chức năng trội của mình. Nhờ đó, mỗi quá trình có những đặc điểm riêng mà giáo viên phải quan tâm để tổ chức từng quá trình giáo dục bộ phận đạt chất lượng và kết quả.

Hoạt động dạy học Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp)


* Hình thành khái niệm khoa học


* Hình thành hệ thống giá trị

- Hình thành hiểu biết về thế giới khách

- Hình thành thái độ đối với hiện thực

quan.

khách quan.

- Tác động chủ yếu đến trí tuệ.

- Tác động chủ yếu đến tình cảm và ý

- Diễn ra chủ yếu trong nhà trường, trên

chí.

lớp.

- Diễn ra trên lớp, ngoài lớp, trong

- Lực lượng tác động chủ yếu là giáo

trường, ngoài trường.

viên.

- Lực lượng tác động phong phú và phức

- Đo lường tương đối dễ dàng.

tạp.


- Khó đo lường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023